Hình ảnh trang
PDF
ePub

nam giáp giới huyện Tuy-Viễn phủ An Nhơn, bắc giáp giới huyện Đức-Phổ tỉnh Quảng-Ngãi. Tên phủ này đặt ra từ đầu đời Lê. Bản triều (triều Nguyễn) lúc đầu cải làm phủ Qui-Nhơn, sau cải làm Qui-Ninh, kế sau phục lại tên cũ.Niên hiệu Minh-Mạng thứ 7 (1826) đặt chức tri-phủ kiêm lý huyện Phù Ly, thống hạt 2 huyện TuyViễn và Bồng-Sơn. Năm thứ 13 (1832) chia huyện Phù-ly làm ra 2 huyện Phù Cát và Phù-Mỹ. Phủ lại đồi kiêm lý huyện Phù-Cát, thống hạt huyện Bồng-Sơn và huyện Phù-Mỹ, còn huyện Tuy-Viễn biệt thiết làm phủ An-Nhơn. Niên hiệu Tự Đức 18 (1865) cải kiêm lý Bông-Sơn, thống hạt Phù-Cát, Phù-Mỹ. Niên hiệu Thành-Thái 11 (1899) đặt thêm huyện Hoài-Ản, lệ thuộc phủ này. Nay lãnh 4 huyện.

BỒNG-SƠN HUYỆN ĐỀ L (Huyện Bồng Sơn)

[ocr errors]

Huyện này thuộc phủ Hoài-Nhơn kiêm-lý. Từ đồng đến tây cách 30 dặm, từ nam đến bắc cách 66 dặm; phía đông giáp biển, phía tây giáp giới huyện Hoài-Ân, phía nam giáp giới huyện Phù.Mỹ, phía bắc giáp giới huyện Đức - Phổ tỉnh Quảng - Ngãi, đầu đời Lê đã đặt tên huyện nầy. Bản triều cũng đề nguyên tên ấy cho thuộc phủ Hoài Nhơn thống hạt. Niên hiệu Tự Đức 18 (1865) đổi lại do phủ kiêm-lý, niên hiệu Thành-Thái 11 (1899) trích đất huyện này đặt thêm ra huyện Hoài-Ân, nay lãnh 4 tổng, 105 xã thông

PHÙ-MỸ-HUYỆN Ă Â (Huỳnh Phù-mỹ)

Ở phía đông nam phủ Hoài-Nhơn. Từ đông đến tây 58 dặm, từ nam đến bắc cách 57 dặm; phía đông giáp biên, phía tây giáp giới 2 huyện Hoài-Ân và Phù-Cát, phía nam giáp giới huyện Phù-Cát, phía bắc giáp giới huyện Bồng-Sơn, nguyên trước là đất huyện Phù Ly, niên hiệu Minh-Mạng 13 (1832) chia đặt làm huyện này. Niên hiệu Tự-Đức thứ 5 (1852) do phủ Hoài nhơn kiêm nhiếp, năm thứ 18 (1865) đặt làm huyện trở lại, nay lãnh 4 tổng, 123 xã thôn.

Ở phía nam phủ Hoài-Nhơn. Từ đồng đến tây cách 5 dặm, từ nam đến bắc cách 30 dặm, phía đông giáp biển, tây giáp Sơn man, nam giáp giới huyện Truy-Viễn phủ An-nhơn, bắc giáp giới huyện Phù-Mỹ, nguyên trước là đất huyện Phù-ly. Niên hiệu Minh mạng thứ 7 (1826) thuộc phủ Qui-nhơn kiêm-lý. Năm thứ 13 (1832) chia huyện Phù-Ly đặt thêm huyện này, nhưng cũng thuộc phủ kiêm-lý. Niên hiệu Tự-Đức 18 (1865) cải cách do phủ thống-hạt, đặt chức trihuyện. Nay lãnh 4tồng, 127 xã thôn.

[merged small][ocr errors][merged small]

phía tây phủ Hoài Nhơn. Từ đồng đến tây cách 30, từ nam đến bắc cách 70 dặm, phía đông giáp giới huyện Bồng-Sơn, tây giáp Sơn-man, nam giáp giới huyện Phù-Cát và huyện Bình-Khê phủ AnNhơn, bắc giáp giới huyện Đức-Phổ tỉnh Quảng-Ngãi, nguyên trước là đất thượng-du huyện Bồng-sơn, niên hiệu Thành-Thái thứ 2 (1890) đặt châu Hoài-Ân lệ thuộc Nghĩa-Định sơn phòng. Năm thứ 11 (1899) trích một tổng Vạn.Đức, 9 thôn trong tầng Trung An, 5 thôn trong tồng Kim-Sơn, và 14 thôn trong tổng An-Sơn chia đặt làm 3 tầng: Hoài-Đức, Qui-Hóa và Vân-Sơn rồi đổi tên lại làm huyện, thuộc phủ Hoài-Nhơn thống hạt. Nay lãnh 3 tầng, 61 thôn trang.

TUY-PHƯỚC PHỦ ĐỀ ĂN ẢI (Phủ Tuy-phước)

Ở phía đông tỉnh thành 40 dặm. Từ đồng đến tây cách 41 dặm, từ nam đến bắc cách 58 dặm ; phía đông giáp biển, phía tây giáp huyện Tuy-Viễn, nam giáp giới huyện Đồng-Xuân tỉnh Phú-Yên, bắc giáp giới huyện Phù-Cát ; nguyên trước là đất huyện Tuy-Viễn, niên hiệu Minh-Mạng 13 (1832) chia đặt làm huyện, thuộc phủ An-Nhơn, niên hiệu Tự-Đức thứ 5 (1852) đồi thuộc phủ Hoài Nhơn, năm thứ 18 (1865) trở lại thuộc phủ An-Nhơn, niên hiệu Thành-Thái 18 (1906) thăng lên làm phủ. Nay lãnh 4 tầng, 147 thôn phường.

Phía đông giáp biển, phía tây tiếp Sơn-đồng. Đèo Thạch-Tân (Bến Đá) chận phía bắc, núi Cù-mông ngăn phía nam, danh-sơn thì có núi Phước - an, núi Chân-chàng làm nơi hiển trở ngự-địch; đại-xuyên thì có sông Tam-huyện, sông Lại dương hình như vật ảo che thân. Dọc theo miền núi thì có các đồn bảo Trà-Vân, Phương-hiệu đủ củng-cổ biên-phòng; dọc theo miền biển thì có các tấn thủ Thinại, Kim-bồng để trấn an hải-đạo, ấy là hiểm địa kim thành thangtrì vậy. Còn như ruộng đất thì ở vào hàng Tam thuộc = k (tức là Thời hòa, Thời-đồn và Thời-Tủ tre lak *) phì nhiêu béo tốt, xưa gọi là chỗ Đồng-nai con vậy. Nơi đây dân cư trù mật, xe thuyền tụ tập, trong ngoài núi sông cách trở, dùng làm căn cứ chiến thủ tiện nghi cả hai, thật là cự-trấn xung-yểu ở Tả-kỳ.

Đầu mùa xuân khí hậu ôn hòa. Trong độ tháng 2, 3 khí trời đã như mùa bạ; đến mùa hạ thì nhiều khí nóng, gió nam thồi mạnh, cây cỏ khô vàng; đến mùa thu mới có gió tây, nhưng nắng cũng chưa dịu Cuối mùa thu qua mùa đông thường có mưa dầm, tháng đồng thiên mới thấy hơi mát. Theo mùa làm của nhà nông thì tháng 10 tháng 11 cấy, tháng 3 gặt ; tháng 4, 5 gieo, tháng 8, 9 gặt, duy có ruộng cao ráo thì sự sớm muộn phải tùy theo kỷ mưa, có khi tháng 6, 7 gieo, tháng 12 gặt, có khi tháng 9 gieo, tháng giêng gặt; hoặc mùa thu mưa nhiều thì ruộng cao làm sớm mà ruộng thấp phải làm muộn, mùa hạ it mưa thì ruộng thấp làm sớm, mà ruộng cao làm muộn; còn ruộng nào thấp lắm, thì đến tháng 2 mới cấy, tháng 6 gặt. Lại nhơn theo thế nước thuận tiện mà thi hành nhân công, như đắp đập nước, làm xe nước, đều được tưới khắp ruộng nương, cho nên gặp năm không phải là năm được mùa to lớn,nhưng cũng được mức trung bình.Nhà nông thường xem theo sao, mây hay thời-vật để nghiệm kỳ làm nông (như tiết mang thực (tức mang chủng) xem sao Mão ở đầu được quang minh, thì sự canh tác phải theo kỳ đầu, sao Mão ở giữa quang minh thì làm theo kỳ giữa, sao Mão ở dưới quang minh thì làm theo kỳ sau hết. Khi trời đương nắng gắt thấy mây như hình vỏ con trút hay con lê-tê, , thì biết trời sắp mưa, thấy mây nhóm lảng vảng hình như nhả cỏ bừa dưới ruộng, thì vẫn còn nắng (vỏ frút thì mưa, nhả bùa thì vắng (Ngạn ngữ): tháng 9 cây chuối trổ buồng, chia làm 3 đoạn để kinh nghiệm, như đoạn trên quả dài lớn, thì cày cấy theo kỳ đầu, đoạn giữa quả dài lớn, thì cày cấy theo kỳ giữa, đoạn chót dài lớn thì theo kỳ muộn sau hết, xem như thế có nhiều hiệu nghiệm). Chỉ hiềm đất có nhiều núi, nên hơi có khi lamchuong.

Kẻ sĩ thì chuộng đọc thi thơ, người dân thì chuyên nghề cày dệt, trong số 10 người chỉ có 2, 3 người theo nghề buôn bán, kỹ nghệ. Người có học thức thì tánh tình nhã hậu, kẻ tiểu nhân thì bạc bẽo xảo trả. Thường năm đến tiết nguyên đán đoan-dương thì cúng tiên tổ và thổ thần, ngày rằm tam-nguyên thì rước thầy chùa đặt trai - đàn cúng Phật, đêm ngày 25 tháng chạp đặt hương đèn đưa thần Táo, dựng nêu, đêm trừ-tịch (30 Tết) lại rước về củng quảy, đốt pháo tre mừng năm mới, đánh thu-tiên (đánh đu) để chơi xuân. Tục thường thì mỗi năm từ tháng 3 đến tháng 7 đua nhau hát xưởng, thù tạc vãng lai, nhà nào có tang-sự thì chu cấp cho nhau, phong tục như vậy cũng khả hậu. Duy có sự giả thủ thì hay luận tiền tài, con trai nhiều người ở rể nhà vợ, đến như huyện Bồ g-Sơn thì con gái ở Tân-Quan có tánh hiểu dâm, huyện Phù-Mỹ thì dân ở Ô-Phi có tỉnh hiếu kiện, ấy là thói quen từ trước.

« TrướcTiếp tục »