Hình ảnh trang
PDF
ePub

triều Nguyễn đặt huyện Diên-Khánh lệ thuộc phủ Điện-Bàn. Năm Minh-Mạng thứ 3 (1822) đồi lại tên này (Diên-Phước) thuộc phủ kiêm-lý. Năm Thành-Thái 12 (1900) cắt 2 tổng Đại-An, Mỹ-Hòa nhập làm huyện Đại-Lộc, lại cắt tồng An-Lưu cho nhập vào huyện Hòa-Vang, rồi trích 10 xã thôn của tổng Thanh-Châu huyện Hòa-Vang cho thuộc vào. Nay lãnh 9 tổng, 174 xã, thôn, phường, châu, ấp.

HUYỆN HÒA-VANG

phía bắc-phủ ; từ đông đến tây 18 dặm, từ nam đến bắc 29 dặm. Phía đông đến biển; phía tây đến Hoàng-giang giáp man-động ; phía nam giáp giới huyện Diên-Phước và huyện ĐạiLộc; phía bắc đến ải Hải-Vân giáp - giới huyện Phủ - Lộc phủ Thừa-Thiên.

Đời Lê là đất huyện Điện-Bàn, triều Nguyễn chia đặt làm huyện (Hòa-Vang) thuộc phủ Điện-Bàn. Năm Đồng-Khánh thứ 2 (1887) trích phường Đồng-Môn thuộc tổng An-Châu, thôn PhủThượng, xã Phú-An thuộc tồng Phước-Tường và các xã Hội-AnThượng, Hòa-Mỹ, Tòng-Sơn, Lộc-Hòa, An-Nghĩa-Đông, AnNghĩa-Tây thuộc tồng Hòa-An, cộng 9 xã thôn, đặt làm Giáo-tổng lệ thuộc vào huyện.

Năm Đồng-Khánh thứ 2 trích 5 xã thôn Hải-Châu, PhướcNinh, Thạch-Than, Nam-Dương, Nại Hiên cho thuộc vào tổng Bình-Thái-Hạ. Năm Thành-Thái 13 (1901) trích thêm các xã thôn Xuân-Đản, Thạch-Giản, Liên-Trì, Bình-Thuận, An-Khê, Xuân-Hòa, Thanh-Khê-Đông, và Mỹ-Khê cộng 13 xã thôn đều thuộc làm nhượng-địa.

Năm Thành-Thái 12 (1900) cắt 3 tổng Đức-Hòa, An-Phước và Phú-Khê của huyện này nhập vào huyện Đại-Lộc. Lại trích tổng Thanh-Châu cho phụ vào huyện Diên-Phước, và trích 6 xã thôn tổng An-Lưu, 4 xã thôn tổng Thanh-Quất thuộc huyện Diên

phường, ấp.

HUYỆN DUY-XUYÊN

phía nam phủ. Từ đông sang tây 77 dặm, từ nam sang bắc 8 dặm lẻ. Phía đông đến địa-giới huyện Lễ.Dương; tây đến đạo Trà-Tế giáp man-động; nam giáp giới huyện Quế-Sơn; bắc giáp huyện Diên-Phước.

Nguyên trước là đất huyện Lư-Dung, đời Hán về sau làm đất Chiêm-Động; nhà Trần lấy được đem lệ thuộc vào ThăngChâu. Đời Lê cải làm huyện Hi-Giang thuộc phủ Thăng-Hoa. Lúc đầu triều Nguyễn đổi lại tên này ; năm Minh-Mạng thứ 8 (1827) trích 1 tổng Tân-An của huyện Hà-Đông cho thuộc vào. Năm Thứ 17. (1846) lại cho thuộc phủ Điện-Bàn và cắt 4 tổng trong huyện này đặt làm huyện Quế-Sơn. Năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) trích 3 xã trong tổng Thuận An, 2 xã trong tổng Tân-An thuộc huyện này cho tháp-nhập huyện LệDương. Năm Thành-Thái thứ 4 (1892) trích thôn Đông-Lân tổng Mậu-Hòa cho tháp-nhập huyện Quế-Sơn và tổng Xuân-Phú thì đổi làm xã Xuân-Phủ. Nay hiện lãnh 9 tổng 166 xã thôn, phường, ǎp.

HUYỆN ĐẠI-LỘC

phía tây phủ. Từ đông đến tây 51 dặm, từ nam đến bắc 38 dặm lẻ. Phía đông giáp giới huyện Diên-Phước; tây giáp man-động; nam giáp giới huyện Duy-Xuyên; bắc giáp huyện Hòa-Vang.

Huyện này nguyên là đất của 2 huyện Diên-Phước và HòaVang. Năm Thành-Thái 12 (1900) trích31 châu xã của tồng Hoài Mỹ, 30 châu xã thôn của tổng Đại-An thuộc huyện Diên-Phước; 21 xã của tổng Đức-Hòa, 6 phường, thôn của tổng Phủ-Khê thuộc

nam sông Lỗ-Đông, 9 xã thôn trong tồng An-Châu thuộc huyện Hòa-Vang, và thôn phía nam xã Đông-Bích tổng An-Châu gọi là Đông-Bích nam-thôn, cùng thôn phía nam xã An-Ninh gọi là An-Ninh nam thôn, cộng 21 xã thôn đặt làm tỗng An-Phước, rồi đặt ra huyện này, lệ thuộc phủ Điện-Bàn. Cũng năm Thành Thải 12 (1900) trích xã Phú-Thử-Thượng ở tồng An-Mỹ huyện Quế-Sơn tháp nhập tổng Đại-An. Hiện lãnh 5 tổng, 109 xã thôn, phường-châu.

PHỦ THĂNG-BÌNH

Ở xiên về phía đông-nam tỉnh thành 33 dặm. Từ đông đến tây 80 dặm, nam đến bắc 46 dặm. Từ phủ-lỵ xuống phía đông đến biền 16 dặm; phía tây đến đạo Trà-No giáp man-động 64 dặm; phía nam giáp giới huyện Hà-Đông phủ Tam-Kỳ 21 dặm; bắc giáp giới huyện Duy-Xuyên 25 dặm.

Nguyên đây là đất huyện Lư-Dung đời Hán, sau làm đất Chiêm-Động của Chiêm-Thành ; nhà Trần lấy đặt làm châu ThăngHoa, đời Nhuận-Hồ đồi làm lộ Thăng-Hoa. Lúc Minh-thuộc gọi là phủ Thăng-Hoa. Đời Lê bình Chiêm-Thành đề nguyên tên cũ cho vào thuộc Quảng-Nam Thừa-Tuyên. Triều Nguyễn lúc đầu cũng nhân theo tên ấy. Năm Minh-Mạng 12 (1831) mới đặt chức Tri-phủ kiêm-lý huyện Lễ-Dương, thống hạt 2 huyện Duy-Xuyên và Hà-Đông. Năm thứ 17 (1836) đặt thêm huyện Quế-Sơn cho thuộc về phủ ấy, rồi lấy huyện Duy-Xuyên cải thuộc vào phủ Điện-Bàn. Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) đổi lại tên này (Thăng-Bình ). Năm Thành-Thái thứ 10 (1906) cải huyện Hà Đông làm phủ Tam-kỳ kiêm-lý cả Hà-Đông huyện. Nay lãnh 2 huyện.

HUYỆN LỄ-DƯƠNG

Từ đông đến tây 80 dặm, nam đến bắc 28 dặm. Đông đến

Hà-Đông ; bắc giáp giới huyện Quế-Sơn.

Huyện này nguyên là đất huyện Lư Dung đời Hán, sau là đất Chiêm-Động. Đời Trần thuộc Hóa-Châu, đời Lê là huyện LêGiang thuộc phủ Thăng-Hoa. Triều Nguyễn ban đầu đổi tên này (Lễ-Dương), cho thuộc phủ kiêm lý.Niên-hiệu Đồng-Khánh thứ 3 (1888) trích 3 xã phường Phú-Sơn, Phủ-Khương và Phước Ấm ở tồng Thuận-An thuộc huyện Duy.Xuyên cho tháp nhập tổng An Thạnh; 2 xả Trúc-Ảnh và An Thuyên tổng Tân-An cho tháp-nhập tồng Hưng-Thạnh. Lại trích xã Ngọc-Sơn ở tổng Ngọc-Sơn huyện Quế-Sơn cho tháp-nhập tồng Phú Mỹ ; xã TịchAn (cũng tổng Ngọc-Sơn) tháp-nhập tồng An-Thái, thôn ĐạiTráng (tổng Ngọc.Sơn) tháp-nhập tổng Đông-An. Năm ThànhThái thứ 10 (1898) đặt thêm xã Tân-Hưng cho tháp-nhập tổng Hưng-Thạnh. Nay lãnh 6 tổng, 194 xã, thôn, phường, ấp.

HUYỆN QUẾ-SƠN

phía đông bắc phủ: từ đông sang đến tây 61 dặm, nam đến bắc 18 dặm. Phía đông đến biển, giáp giới huyện Lễ-Dương; tây đến đồn Bảo-Định giáp man-động; nam giáp giới huyện LễDương ; bắc đến địa-giới huyện Duy-Xuyên

Đây nguyên là đất của huyện Duy-Xuyên và huyện Lễ-Dương trước, năm Minh-Mạng thứ 7 (1826). trích 4 tổng thuộc huyện Duy-Xuyên và 1 tổng thuộc huyện Lễ-Dương đặt làm huyện này. Năm Tự-Đức thứ 5 (1852) giảm chức tri huyện để phủ kiêm nhiếp. Năm thứ 8 đặt lại tri-huyện. Năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) trích 1 tổng Ngọc-Sơn cho vào huyện Lễ Dương 3 xã, cho vào phủ Tam-Kỳ 3 xã, cho vào huyện Duy-Xuyên 1 xã, cho vào huyện Đại-Lộc 1 xã, còn dư lại 3 xã Đồng-Lam, Xuân-An và Đông-An thì cho vào tổng Xuân-Phú. Nay hiện lãnh 4 tầng, 100 xã, thôn, phường, ấp.

Phủ ở phía đông-nam tỉnh thành : Từ đông đến tây 94 dặm, nam đến bắc 77 dặm. Đông cách biển 13 dặm; tây đến Tịnhgiang giáp man-động 81 dặm ; nam đến địa-giới huyện Bình-Sơn tỉnh Quảng-Ngãi 64 dặm ; bắc đến địa-giới huyện Lễ-Dương 13 dặm.

Nguyên đây là đất của huyện Lư-Dung đời Hán, sau là đất Chiêm-Động của Chiêm-Thành; nhà Trần lấy được đặt làm Hoachâu, đời Lê cải làm huyện Hà-Đông, thuộc phủ Thăng Hoa Triều Nguyễn ban đầu cũng nhân theo như cũ. Năm Thành-Thái thứ 18 (1906) thăng lên làm phủ, mới đặt chức Tri-phủ, đồi làm Tam-Kỳ phủ kiêm-lý huyện Hà-Đông ; nay lãnh 1 huyện.

HUYỆN HÀ-ĐÔNG

Đông tây tử chi cũng y như phủ. Nguyên xưa là đất huyện Lư-Dung, sau là đất Chiêm-Động. Nhà Trần đặt làm Hoa-Châu, đời Lê đổi tên huyện Hà-Đông, thuộc phủ Thăng-Hoa. Triều Nguyễn nhân theo tên cũ. Niên hiệu Đồng-Khánh thứ 3 (1888) trích xã Tịch-An-đông ở tổng Ngọc-Sơn huyện Quế-Sơn cho vào tổng An-Hòa và 2 xã Thạch-Tân, Thanh-Trà cho vào tổng PhúQuí. Lại trích thôn Trà-Lai ở tổng Châu-Đức huyện Lễ-Dương cho vào tổng Tiên-Giang, mà trích 20 xã thôn ở tổng Tiên-Giang, 14 xã thôn ở tổng Đức-Hòa và 1 thôn ở tổng Chiên-Đàn, cộng 35 xã thôn đặt riêng làm tổng Phước-Lợi cho thuộc về huyện này. Năm Thành - Thái 18 (1906) đặt phủ Tam-Ký, thuộc phủ kiêm-lý. Nay lãnh 7 tổng, 225 xã thôn, phường, ấp.

« TrướcTiếp tục »