Hình ảnh trang
PDF
ePub

CHÙA TAM-THAI

Ở phía tây núi Ngũ-Hành, có nhiều cổ tích danh thẳng, từ sau khi binh hỏa bị đỗ vỡ hủy hoại. Năm Minh-Mạng thứ 6 (1825) vua sai quan trùng tu các sở Động Thiên Phước-Địa hành-cung, chùa Tam-Thai, chùa Hoa-Nghiêm, miếu Thiên-Y, chùa ỨngChân, chùa Thượng-Thanh, chùa Từ Tâm, cửa Tam-Quan, VânCăn, Nguyệt-Quật, Linh-Quan, Sơn-Phòng và Nghi-Môn. Khi hoàn thành vua sai chế tạo tấm biển, tượng đồng, tượng vẽ, bia Phật, chuông trống, tự khí và cấp phát kinh : Địa-Tạng. Thủy Tạng. Đại-Thừa ; lấy dân xã Hóa-Khuê-Đông và xã Quán-Khái coi giữ các sở ấy,

CHÙA BẢO CHÂU

Ở xã Trà-Kiệu huyện Duy-Xuyên (sau đây cũng thuộc huyện này). Quốc-Triều Thái-Tổ Hoàng-Đế dựng, nay vẫn còn.

CHÙA LONG-HƯNG

Ở xã Cần-Húc. Khi đầu khai-quốc (Triều Nguyễn) đặt dinh Quảng-Nam ở đây ; phía đông dinh là chùa Long-Hưng, nay ở bỏ.

CHÙA VĨNH-AN

Ở xã Chiêm-Sơn, bên lăng Vĩnh-Diễn và lăng Vĩnh-Diên :1 tòa 3 gian 2 chái, giữa đặt Phật-Tọa, 2 bên tả hữu đặt Thần-vị, cắt binh coi giữ.

Ở châu Đông-An. Tiên-triều (Triều Nguyễn Chúa) có ban biều và câu đối thiếp vàng, nay bỏ.

CHÙA PHƯỚC HẢI

Ở xã Hải-Châu-Chính huyện Hòa-Vang ; có bia của HiềnTông Hiếu-Minh Hoàng-Đế (Nguyễn Phúc-Chu). Niên-hiệu MinhMạng thứ 5 (1824) trùng tu, ban tấm biển dề «Phước-Hải Tự»

CHÙA BẢO-QUANG

Ở xã Đông-Ba huyện Diên-Phước, do đời Tiên-triều (Chúa Nguyễn) sai làm; có ban cho tấm biển và câu đối thiếp vàng, nay bỏ.

CHÙA PHƯỚC LÂM

Ỏ' xã Qui-Chế, huyện Diên-Phước.

CHÙA VẠN-ĐỨC

Có tên là chùa Lang-Thọ, ở huyện Diên-Phước. Chùa này là 1 danh-lam thời xưa vậy.

CHÙA CHÚC THÁNH

Chùa này là tổ của 2 chùa Phước-Lâm, Vạn-Đức và có danh tiếng hồi xưa.

CHÙA HANG-ĐÁ

Ở xã Ngô-Cương-Tây, phía tây huyện Quế-Sơn: Bốn mặt đều là cây rừng rậm rịt ; ở bên có lỗ hở, nước chảy không kiệt.

000

THÀNH ĐIỆN-HẢI

Ở phía đông huyện Hòa-Vang, phía tả của biển Đà-Nẵng: Chu vi 139 trượng, cao 1 trượng 2 thước ; hào sâu 7 thước ; có 2 cửa, 1 kỳ-đài, 30 ụ đặt súng lớn. Năm Gia-Long thứ 12 (1813) đắp đài ở cửa Đà-Nẵng gần mẻ biền. Năm Minh-Mạng thứ 4 (1823), dời đến đây, xây gạch. Năm thứ 15 (1834), cải làm thành. Năm Thiệu - Trị thứ 7 (1847), xây sửa lại. Nay bỏ.

THÀNH AN-HẢI

phía hữu cửa Đà-Nẵng, thuộc xã An-Hải, huyện DiênPhước : Chu-vi 41 trượng 2 thước, cao 1 trượng 1 thước ; hào sâu 1 trượng ; có hai cửa, 1 kỳ-đài, 22 chỗ ụ đặt súng lớn. Năm GiaLong 12 (1813), đắp thành đất, tên là bảo An-Hải. Năm MinhMạng 11 (1830), xây gạch. Năm 15 (1834), cải tên là thành. Năm Tự-Đức 13 (1860), cửa Đà-nẵng thôi việc phòng thủ, đổi tên lại làm đồn. Nay bỏ.

PHÒNG-HẢI PHÁO-ĐÀI

Ở phía đông-bắc cửa Đà-Nẵng, tại núi Trà-Sơn, thuộc xã Mân-Quan huyện Diên - Phước. Đường kính 9 trượng, cao t thước 3 tấc;1 cửa, 1 kỳ-đài, 17 ụ đặt súng lớn. Xây đắp năm Minh-Mạng 21 (1840), năm Thiệu-Trị thứ 6 (1846) đắp lại. Nay bỏ.

(1) Quan là cửa ải. Tấn là cửa biển, đều có quân lính phòng thủ kiểm soát.

Ở phía hữu cửa Đà-Nẵng. Bảo thứ nhất ở đảo Mỏ-Diều, có xây tường:chu-vi 23 trượng, cao 4 thước 3 tấc. Bảo thử 2 ở đảo Co : chu-vi 41 trượng, cao 4 thước 3 tấc. Bảo thứ 3, bảo thứ 4 ở phía tây chân núi Trà-sơn : chu-vi 8 trượng, cao 2 thước 7 tấc. Xét : năm Thiệu-Trị thứ 7 (1847), đắp 7 cái bảo, đúc súng lớn chia đặt các bảo ấy, gọi tên là Trấn-Dương thất bảo : (7 bảo trấn giữ ngoài biển). Năm Tự-Đức thứ 3 (1850), triệt bỏ 3 bảo thứ 5 thứ 6 và thứ 7, chỉ để lại bảo thứ nhất đến bảo thứ 4. Năm thứ 7 (1854) trùng tu, sau bỏ.

NGUỒN CÂU-ĐỆ

Ở paía tây-bắc huyện Hòa-Vang, thủ-sở đặt ở xã Phù-Nam thượng. Thuế nguồn cho lãnh trưng(các nguồn sau này cũng cho lãnh trưng như đây).

NGUỒN LỖ ĐÔNG

Ở phía tây huyện Hòa-Vang, thủ-sở đặt ở xã Dương-Lam. Đầu niên hiệu Minh-Mạng đặt ở xã Hội-Thành, sau dời đến đây. Gần đấy, có thủ-sở đạo Trà-Sơn, và thủ-sở đạo Kính-Hóa, nay đều bỏ.

NGUỒN Ô-DA

Ở phía tây huyện Diên-Phước, thủ-sở ở xã Hà trừng. Đầu niên hiệu Gia-Long đặt thủ-sở ở xã Trà-Sơn, sau dời đến chỗ đây. Nay bỏ.

NGUỒN THU-BỒN

Ở phía tây-bắc huyện Quế-Sơn, thủ-sở ở xã Phước-Sơn; có đắp bảo vào năm Minh-mạng 18 (1837) : chu vi 70 trượng, cao 5 thước.

Ở phía tây-nam huyện Hà-Đông, thủ sở ở xã Đại-An. Nguyên trước ở xã Trà-My, năm Minh-Mạng 17 (1836) dời đến đây, gọi tên là bảo Chiên-Đàn : chu vi dài 80 trượng. Lại ở phía nam, dọc theo bên núi có nhiều đường nhánh, nên có những bảo : Hành-Tổng, Thạch-Bàn, Phủ-Lâm, Bình-An, và Điều-Liêu, trước đều có đặt linh phòng thủ, sau giảm; cải đặt « dân lân», mỗi lân (1) đặt 2 người Bát-cửu phẩm Bá-hộ, đem dân làn đi tuần phòng trong địa hạt của mình.

NGUỒN HỮU-BANG

Ở phía nam huyện Hà-Đông, thủ sở ở xã Mỹ-Thạnh: Phía nam tiếp giáp nguồn Đà-Hồng (tục gọi Trà-Bồng) tỉnh Quảng Ngãi. Xét : năm Tân-dậu (1801) đầu thời trung-hưng, 3 nguồnThuBồn, Hữu-Bang và Chiên-Đàn có thuyền Liêm-Nhuệ 46 người; nguồn Câu-đê có 3 đội Thượng-ải, Trung-ải và Tân-ải 89 người, thuyền Giám-nhất 18 người; nguồn Ô-Đa, đồn Liêu-Sơn có quân phòng thủ 32 người. Sau đều giảm bỏ.

CỬA TẤN CÂU-ĐÊ

phía bắc huyện Hòa-Vang: rộng 25 trượng, khi nước lên sâu 5 thước 5 tấc, nước ròng sâu 3 thước. Đầu niên hiệu Gia-Long đặt thủ-sở ở bờ phía hữu cửa biển.

Xét: năm Ất-Vị (1775) vua Duệ-Tông vào Gia-Định lưu đôngcung Dương ở giữ cửa Câu-Đê. Đến năm Đinh-ỵ (1797) đầu thời trung hưng, đại-binh tấn công Đà-Nẵng, vua sai NguyễnVăn-Trương đem binh thuyền qua cửa Câu-Đê đến ải Hải Vân cứ hiểm chống giữ, tức là nơi đây. Lại xét: từ cửa tấn ngược giòng mà lên đến thủ-sở Câu-đê có 23 dặm.

CỬA TẤN ĐÀ-NẴNG

Ở giữa địa-giới 2 huyện Diên-Phước và Hòa-Vang, có tên

7 Lân : đơn vị phòng thủ dưới quyền của các Cơ, vệ, đồn bảo.

« TrướcTiếp tục »