Hình ảnh trang
PDF
ePub

uốn quanh chảy nghịch về tây-bắc hiệp các giòng chảy đến cửa sông xã Đông-An huyện Lễ-Dương rồi chảy vào biển.

[ocr errors]

BẦU-BẦU GIANG (Sông Bầu-Bầu)

Ở phía nam huyện: phát nguyên trong man-cảnh, chảy đến thôn Bổ-Đức, làm sông Bầu-Bầu, chảy đến xã Bảo-Phước nhập vào sông Tam-Kỳ.

TAM-KỲ GIANG (Sông Tam-Kỳ)

Ở phía nam huyện: phát xuất từ nguồn Hữu-Bang, chảy qua tây-bắc đến xã Phú-Lân-trung làm sông Trúc-Tân, lại chảy đến thác đá xã Đường-An rồi đến xã Tam-Kỳ làm sông Tam-Kỳ, chảy quanh vào nam rút ra cửa biển Đại-Áp.

AN-TÂN GIANG (Sông An-Tân)

phía nam huyện : phát xuất từ nguồn Hữu-Bang phía tây đồn Đồng-Có cũ, chảy qua đông-bắc đến cầu đại-xã Phú-Qui đến thôn Hoa-Trà-tây, tại đây có một chi từ bờ đập thôn Nha-Não chảy qua phía bắc nhập vào sông này, lại chảy đến ấp An Tân tục danh cầu Bến-Ván, rồi rút ra cửa biển Đại-Áp.

MÔN KHÊ (Khe Môn).

Ở phía tây bắc huyện Hòa-Vang : nước khe này phát xuất từ khe La-Vựng phủ Thừa-Thiên chảy vào nam nhập sông Câu-Đê.

LA-VÂN KHÊ (Khe La-Vân)

Ở phía tây-bắc huyện Quế-Sơn : đầu nguồn phát xuất ở phía tây núi Phước-Khương, chảy qua phía bắc vào sông ThuBồn, cách phía tây vài dặm có trường Tạc-Thạch. Lại có khe Thạch-Bàn ở phía tây huyện, từ núi Ấn chảy qua tây-bắc cũng nhập vào sông Thu-Bồn.

AN-LÂM KHÊ (Khe An-Lâm).

Ở phía tây huyện Lễ-Dương (các khe dưới đây cũng thuộc huyện nầy):đầu nguồn phát từ phường Na-Sơn, 1 chi chảy lên tây nhập sông Tranh, 1 chỉ chảy xuống đông nhập sông Kế-Xuyên.

HÀ-LAM KHÊ (khe Hà-Lam)

Ở phía nam huyện, bề ngang độ 3 trượng: nước từ sông Hương-An chảy ra, trải qua các xã Thạnh-Mỹ, Phủ-Cương, ĐồngThái, đến Hà-Lam nước càng sâu càng trong, có 9 khúc sen mọc, chảy qua phía đông vào thượng lưu sông Mỹ-Cang. Lại có khe Ngọc-Pho, khe Tư-Chính cũng chảy xuống đông nhập với thượng lưu sông Mỹ-Cang.

CẦM-KHÊ (Khe Cam)

Ở phía bắc huyện Hà-đông (khe dưới đây cũng thuộc huyện

tiếng nghe như sóng bồ thì liền có trận mưa; chảy lên phía tây qua 4 xã: Cầm-Y, Cầm-Phô, Trung-An, An-Tráng rồi nhập sông Hoành,

HOÀNH-THẠCH KHÊ (Khe Đá Ngang)

phía nam huyện, dưới núi Ô-Diên : nước từ núi Kim đến, có đá dăng ngang ở dưới nên gọi tên ấy. Lại có khe Lập-Thạch ở phía tả núi Ô-Diên, tục danh Hâm-Hổ, nước từ khe HoànhThạch chảy đến,2 bờ đứng cao thẳng như vách, thế nước chảy rầm rộ, tiếng vang như sóng biển.

TRƯỜNG-AN ĐÀM (Đầm Trường-An)

Ở huyện Diên-Phước. Lại có đàm Lỗ-Sà.

AN-HẢI ĐÀM (Đầm An-Hải)

huyện Hòa-Vang Lại có đầm Đề-Võng (lưới đáy), có tên nữa là đầm Vịnh-Hiểu (hay Vũng-Hiêu).

MÔNG-LÃNH ĐÀM (Đầm Mông-Lãnh)

Ở huyện Quế-Sơn: nước đầm mùa xuân đục, mùa hạ mặn, mùa thu, đông trong mà lạt; miệng đầm thông với đầm DưỡngMong.

TRÀ-ĐÓA ĐÀM (Đàm Trà-Đóa)

Ở huyện Lễ-Dương.

TAM-KỲ ĐÀM (Đầm Tam-Kỳ)

Ở huyện Hà-Đông (sau đây cũng thuộc huyện này). Lại có đầm Diêm-Phổ (có tên là đầm Vũng-Hoạch), đầm Phú-Hưng, đầm Phủ-Lân, đầm Đông-Hải, đầm An-Thái (xưa gọi đầm ChiênĐàn), đều ở trong huyện này.

Rộng hơn 1000 mẫu : trong đầm cò cù lao Thi, cù lao Cáp, cù lao Bạch-Lộ ; phía nam là thôn Phủ-Xuân Thượng, xã Diêm-Trường; phía bắc là xã An.Hòa ; đông chảy ra cửa biền Tiều-Áp, đôngnam chảy ra cửa biển Đại-Áp.

THANH-HÀ CẢNG (Cảng Thanh-Hà).

Ở phía đông huyện Diên-Phước (sau đây cũng thuộc huyện này): nước từ chỗ cùng nguồn Quảng-Lăng chảy qua đông-nam nhập sông chợ Củi. Lại có cái đầm tên là Như-Quể.

CỒ-MÔN CẢNG (Cảng Cô-Môn)

Ở phía bắc huyện : theo phía tây xã Nam-Giản chảy qua đồng nhập hạ lưu sông Vĩnh-Điện ; phía bắc chảy vào sông Cẩm-Lệ.

MINH-CHÂU CẢNG (Cảng Minh-Châu)

Ở phía tây huyện Hòa-Vang: nước từ phía tây-nam núi Thạch-Mỹ chảy vào sông Cẩm-Lệ.

THANH-KHÊ CẢNG (CảngThanh-Khê)

phía bắc huyện Hòa-Vang về xã Thanh-Khê: nước mặn mà trong, theo thủy triều lên xuống, nên sâu cạn không thường.

PHÚ-XUÂN CẢNG (Cảng Phủ-Xuân)

Ở phía đông-nam huyện Lễ-Dương: nước từ núi Ngọc-Sơn chảy vào nam 9 dặm vào sông Kê-Xuyên .

ĐỊCH.THÁI CẢNG (Cảng Địch-Thái )

phía nam huyện : nước từ phía tây xã Quảng-Phủ chảy

xuống đồng 10 dặm nhập cảng Kể.Xuyên.

Ở phía nam huyện Lễ-Dương: nước từ xã Đức-An chảy xuống đồng nhập song Kế-Xuyên.

BẠCH-CÂU CẢNG (cảng Bạch-Câu)

Ở phía nam huyện Hà Đông : từ trong Sa-Động chảy ra biển, giáp giới tỉnh Quảng-Ngãi.

TRÀ-SƠN ÚC (vũng Trà-Sơn)

Ở phía bắc huyện Hòa-Vang, có tên là vũng Đà-Nẵng : phía đồng có núi Trà-Sơn, phía bắc là ải Hải-Vân, phía tây là tấn Câu Đê, ch vi dài 29 trượng; phía đông-nam là vũng Trà, ấy là chỗ nước biển chứa làm 1 vũng lớn, nước sâu lại rộng, ngoài có các núi ngăn che, không có ba đào ồ ạt, những ghe tàu qua lại gặp gió lớn hay đậu nghỉ nơi đây. Lại có tên là Đồng-Long-Loan.

Xét trong niên hiệu Hồng-Đức (1470-1497, vua Lê Thánh-Tong đi đánh Chiêm-Thành kẻo quân qua ải Hải-Vân có vịnh câu thơ: Tam canh dạ tĩnh Đồng-Long nguyệt

Ngũ cổ phong sanh Lộ-Hạc thuyền.

Tạm dịch :

Đêm khuya trăng rọi Đồng-Long (1)

Thuyền buôn Lộ-Hạc (2) gió ròng canh thâu.

THANG TRÌ (ao nước nóng)

Có 3 chỗ : 1 chỗ ở thôn Nhân-Phước huyện HòaVang, giữa ruộng có 1 hủng (cái lỗ trũng) từ đông sang tây dài hơn 2 trượng, từ nam đến bắc dài hơn 3 trượng sâu độ 5, 6

(I) Đồng-Long là 1 tên riêng vũng tàu ở phía nam Hải Vân.

(2) Lộ-Hạc là tên một nước ngoài, thường có ghe thuyền đến buôn bán tại vùng biển này.

« TrướcTiếp tục »