Hình ảnh trang
PDF
ePub

NHẤT-THỐNG-CHÍ

(QUYỀN THỨ 5)

TỈNH QUẢNG-NAM

TỬ - CHÍ

Từ đồng đến tây cách 99 dặm, từ nam đến bắc cách 194 dặm. Từ tỉnh-lỵ xuống phía đông đến biển 25 dặm ; phía tây đến đồn bảo An-Sơn giáp man-động 74 dặm, có con đường xuyên qua nước Ai-Lao ; phía nam đến huyện giới Bình-Sơn tỉnh Quảng-Ngãi 129 dặm; phía bắc đến ải Hải-Vân tiếp giáp huyện Phú-Lộc phủ Thừa-Thiên 65 dặm; phía đông nam đến biển 32 dặm; phía tây-nam đến đạo Trà-No nguồn Chiên Đàn giáp man-động 84 dặm ; phía đông-bắc đến biển 47 dặm ; phía tâybắc đến khe Tu-Nông giáp địa giới huyện Phú-Lộc phủ ThừaThiên 74 dặm. Từ tỉnh lỵ đến kinh hơn 200 dặm.

Thiên-văn : ở vào phần dã (khu vực) sao Dực sao Chẩn, vị thứ sao Thuần-Vĩ (chủ : cực cao 15 độ 19 phân, 45 sao, xiên về phía đông 43 phân 30 sao, đấy là trắc đạc (lượng tinh) trong năm Minh-Mạng thứ 18 (1837).

(Kiến thiết theo cũ hoặc đổi mới)

Nguyên xưa là đất Việt - Thường - Trị, đời Tần (246-207 trước D. L.) thuộc về Tượng-quận, đời Hán (206-2 trước D. L., 1-219 sau D. L.) thuộc quận Nhật-Nam (Hán-thư chép : quận Nhật-Nam có huyện Lư-Dung và Châu-Ngô. Ở Lư-Dung có bến nước lượm vàng, thế truyền tại sông Tranh và sông Tu thuộc đạo Trà-No phủ Thăng Bình thuòng có sản xuất vàng. Xét Quảng-Nam hiện nay là đất Lư-Dung, còn Châu-Ngô hì đã thấy trong Phủ-chi Thừa-Thiên). Sau bị Lâm Ấp chiếm cứ (niên hiệu Vĩnh-Hòa thử 5 đời Tấn (349), Hoàn-Ôn sai Đằng-Tuấn đem binh Giao-châu, Quảng-châu đánh Phạm-Văn ở Lư-Dung, bị Văn đánh bại).

Niên-hiệu Đại-Nghiệp nguyên-niên (605), nhà Tùy binh LâmẤp đặt làm Nông-Châu, rồi đổi làm Hải-Âm-quận, thống-trị 4 huyện ; Tân-Dung (tức xưa là Lư.Dung), Chân-Long, Đa-Nông và An-Lạc. Cuối đời nhà Tùy đất ấy bị Lâm-Ấp lấy lại ; vào khoảng niên-hiệu Trinh-Quản đời Đường (627-644) đặt nha kiều-trị ở phía nam Hoan-Châu rồi sau lại bỏ (1). Sang đời Tống lấy làm đất Chiêm-Thành tức là Lý-Châu và Chiêm-động.

Nhà Trần niên-hiệu Hưng-Long 14 (1306) lấy đất ấy đặt làm Hỏa-Châu (đã ghi rõ trong Thừa-Thiên Phủ-chi). Đời Nhuận Hồ niên hiệu Thiệu-Thành thử 2 (1402) lại lấy đất Chiêm-Động của người Chiêm-Thành chia làm châu Thăng và châu Hoa dời dẫn đến ở đặt ra Thăng-Hoa lộ An phủ-sử, trên nguyên-đầu đặt Tân-Ninh trấn.

(1) Kiều-trị nghĩa là trú ngụ ở một nơi mà cai trị một nơi. Lúc bấy giờ nhà Đường cai trị Lâm-ấp mà đặt nha-sở tại biên cảnh Hoan-Châu (Hoan Châu lúc ấy là thuộc quận Nhật-Nam, phía bắc Lâm Ấp).

11 huyện (Trong sách «Thiên-Hạ Quận-Quốc Lợi-Bịnh » của Cổ-Lâm-Đình đời Minh có chép: Niên hiệu Vĩnh-Lạc thử 2 đời Minh (1404) đặt 1 phủ lãnh 4 châu. Châu Thăng có 3 huyện : Lê-Giang, Đô-Hòa và An-Bị. Châu Hoa có 3 huyện : Vạn-An, CụHi, Lễ-Đễ. Châu Tư có 2 huyện : Trì.Bình, Bạch-Ô. Châu Nghĩa có 3 huyện : Nghĩa-Thuần, Nga-Boi, Khê-Cầm. Châu Tư và châu Nghĩa nay thuộc tỉnh Quảng-Ngãi). Nhưng trong đồ-lịch chỉ biên hư-danh đó thôi còn đất đai thì người Chiêm-Thành chiếm cử. Đầu đời nhà Lê mới đặt làm đất ky-mi (dàng buộc chứ chưa thành đất thuộc địa).

Niên-hiệu Hồng-Đức (1470-1497) đánh Chiêm-Thành lấy đất ấy lại rồi dùng hàng-thần người Chiêm là Ba-Thái làm Đồngtri-châu đất Đại-Chiêm, Đa-Thủy làm Thiêm-tri-châu. Lại dùng Đỗ-Tử-Qui làm Đồng-tri-châu coi quân dân sự Đại Chiêm rồi đem đất ấy đặt làm Quảng-Nam Thừa-Tuyên, đặt ra 3 ty đề cai trị, lãnh 3 phủ, 9 huyện (Phủ Thăng-Hoa 3 huyện: Lê-Giang, Hi-Giang và Hà-Đông. Phủ Tư-Nghĩa 3 huyện : Nghĩa-Sơn, Bình Sơn và Mộ-Hoa. Phủ Hoài-Nhân 3 huyện : Bồng-Sơn, Phù-Ly và Tuy-Viễn).

Triều Nguyễn, đời vua Thái-Tô Gia-Dụ Hoàng-Đế năm Nhâm-dần thử 45 (1602) đặt làm Quảng-Nam-dinh và đặt các chức Trấn-thủ, Cai-bộ và Ký-lục, đem 3 phủ Thăng-Hoa, TưNghĩa và Hoài-Nhân lệ thuộc vào đó, sau 3 năm lại đem huyện Điện-Bàn thuộc phủ Triệu-Phong ở Thuận Hỏa thăng làm phủ, cho đổi thuộc vào Quảng-Nam.

Cuộc binh-biến năm Giáp-Ngọ (1774) Tây-Sơn chiếm cứ đất ấy gần 30 năm.

[ocr errors]

Năm Tân Dậu (1801), Thế-Tổ Cao-Hoàng-Để khắc phục được đất đai cũ, mới lấy phủ Thăng, phủ Điện đặt làm Quảng Nam-dinh và đặt các chức Lưu-thủ, Cai-bộ và Kỷ-lục để cai trị. Năm Gia-Long thứ 5 (1806) đồi làm Trực-lệ Quảng-Namdinh, lệ thuộc vào Kinh-sư.

«Trực-lệ». rồi đặt các chức Trấn-thủ, Hiệp-trấn và Tham-hiệp. Năm thứ 13 (1832) nhân dịp phân thiết, mới đổi làm tỉnh, kiêm hạt cả Quang-Ngãi tỉnh, rồi đặt chức Nam-Nghĩa Tuần-vũ và 2 ty Bố, Án; năm thứ 17 (1836) đặt thêm huyện Quế-Sơn thuộc phủ Thăng-Bình. Năm Thiệu-Trị thứ 7 (1847) bỏ chức Tuần-vũ đặt chức Tổng-đốc. Năm Thành-Thái 11 (1899) đặt thêm huyện Đại-Lộc thuộc phủ Điện-Bàn, năm 18(1906) cải huyện Hà-Đồng làm phủ Hà-Đông, sau cải làm phủ Tam-Kỳ kiêm lý cả huyện Hà-Đông; nay hiện lãnh 3 phủ 7 huyện.

PHỦ ĐIỆN-BẢN

Ở cách 3 dặm về phía nam tỉnh-thành. Từ đồng đến tây 95 dặm, từ nam đến bắc 78 dặm. Từ phủ xuống phía đông đến biển 25 dặm ; phía tây đến bảo đồn An-Sơn giáp man-động 70 dặm, phía nam đến địa-giới huyện Quế-Sơn phủ Thăng-Bình 13 dặm ; phía bắc đến ải Hải-Vân giáp huyện Phú-Lộc phủ Thừa Thiên 65 dặm.

Phủ này nguyên là đất huyện Châu-Ngô đời nhà Hán, ChiêmThành đặt làm Lý-Châu, đời nhà Trần thuộc về Hóa-Châu. đời Lê đặt làm Điện-Bàn-huyện thuộc phủ Triệu-Quang Thuận-Hóa. Lúc đầu triều Nguyễn thăng làm phủ, lãnh 5 huyện : Tân-Phước, An-Nong, Hòa-Vang, Diên-Khánh, Phú-Châu, lệ thuộc QuangNam. Năm Minh-Mạng 11 (1830) mới đặt chức tri-phủ lãnh 2 huyện Diên-Phước và Hòa-Vang. Năm thứ 17 (1836) lại trích huyện Duy-Xuyèn phủ Thăng-Bình thuộc vào phủ nầy. Năm Thành-Thái thứ 11 (1899) đặt thêm ra huyện Đại-Lộc cho lệ thuộc vào, thành ra 4 huyện.

HUYỆN DIỆN-PHƯỚC

Từ đông sang tây 26 dặm, từ nam sang bắc 22 dặm. Phía đông đến biển ; phía tây đến địa-giới huyện Đại-Lộc ; phía nam đến địa-giới huyện Quế-Sơn và huyện Duy-Xuyên; phía bắc đến địa-giới huyện Hòa-Vang,

« TrướcTiếp tục »