Hình ảnh trang
PDF
ePub

huyện Diên-Phước (dưới đây cũng thuộc huyện này) do 3 ngả nguồn Chiên-Đàn, Ô-Da, và Thu-Bồn hiệp lưu lại; đầu nguồn rất xa, làm thành con sông lớn trong tỉnh hạt.

Sông Chiên-Đàn có 3 nguồn : 1 nguồn từ trong Man-động qua xã An-Xá huyện Hà-Đông làm sông Trạm. 1 nguồn từ trong Man-động qua Miêu-Bông và 2 thôn Trung-Đàn thượng hạ rồi chảy ra phía bắc làm sông Tiên. 1 nguồn từ trong thôn Vĩnh An-tây đạo Hà-Bá làm sông Trinh. Sông Trạm lại từ xã TrungAn xã Lũng-Sơn chảy vào sông Tiên, rồi chảy qua thôn An-Mỹ hiệp với sông Trinh.

Nguồn sông Thu-Bồn từ trong Man-động qua xã PhướcSơn huyện Quế-Sơn làm sông Trường, rồi chảy qua xã KhánhVân nhập vào sông Trinh, chảy qua đông bắc đến xã Thu-Bồn làm sông Thu Bồn.

Sông Ô-Da lớn nhỏ có 2 sông: phía nam là sông lớn, có 2 ngả nguồn : 1 nguồn phát tự Tả-Trạch-nguyên làm sông Bông, có tên là sông Ma-Vương; 1 nguồn phát từ trong Manđộng Thu Bồn làm sông Ô-Bà, đến phường Đồng-Hoạch huyện Hòa - Vang hiệp làm con sông lớn. Phía bắc là sông nhỏ, cũng có 2 nguồn : 1 nguồn phát xuất từ Kim - Sơn thuộc nguồn Lỗ-Đông, làm sông Kim. 1 nguồn phát xuất từ Ngọc-Sơn thuộc nguồn Tả-Trạch, làm sông Ngọc, chảy qua phường An-Lâm huyện Hòa-Vang mà hiệp lưu làm sông nhỏ. Qua bãi cát sông Trừng thì các nguồn hiệp lưu (cả sông lớn sông nhỏ) chảy đến xã Văn-Ly, nổi lên gò cát lớn dài hơn 30 dặm. Nên giòng nước theo gò cát ấy chia chảy làm 2 chi nam bắc : phía nam là sông Lớn, qua đến bến xã Thi-Lai huyện Duy-Xuyên rồi tách ra 1 chi làm sông Dưỡng-Chân, lại chảy xuống đồng qua xã Mỹ-Xuyên tục danh sông Kẻ-Thể (hay Kỷ-Thế); phía bắc là

Nghê. Nơi miệng sông nầy lại nứt 1 chi làm sông Vĩnh-Điện, chảy xuống đông qua cồn cát Đông-An làm sông Chợ-Cối (đây vốn là 1 con sông, nhưng vì ở giữa có gò cát lớn cho nên gọi khác tên), qua phía đồng gò cát lớn lại hiệp lưu chảy ra cửa biển Đại Chiêm. Sông Chợ-Cối năm Tự-Đức thứ 3 (1850) đổi lại tên này, có đăng vào tự-điền.

Xét từ niên hiệu Gia-Long về trước, nơi xã Mỹ-Xuyên là sông lớn, những ghe thuyền công tư tất do sông lớn mà đi; đầu niên-hiệu Minh-Mạng đào sông Vĩnh-Điện thế nước chảy lại dồn theo sông nhỏ, vài mươi năm nay cát bồi đoạn giữa sông giáp bờ phía nam thành 1 con đường, mà sông Chợ-Củi sâu rộng thành con sông lớn.

VĨNH-ĐIỆN HÀ (sông Vĩnh-Điện)

Ở phía bắc huyện, thượng-lưu tiếp 2 nguồn Ô-Da và ThuBồn, chảy về phía bắc đến xã Hóa-Khuê-Đông, hiệp với sông Cầm-Lệ chảy ra cửa biển Đà-Nẵng.

Xét sông nầy nguyên trước là đường thủy đạo. khuất khúc quanh quẹo lâu năm bồi lấp, năm Minh-Mạng thứ 3 (1822) vua sai Cai-bộ Lê-Đại-Cương nhân theo đường nước cũ đào vét từ xã Câu-Nghê đến xã Cầm-Sa dài hơn 850 trượng làm sông Vĩnh Điện, thế sông cạn hẹp chỉ đi lọt chiếc thuyền mà thôi. Qua năm thứ 7 (1826) vua lại sai khiến Thống-chế Trương-Văn-Minh sửa sang đường sông, dời xuống hơn 40 trượng, mở riêng miệng sông đề đón tiếp nước trên sông lớn, lấy dây dăng thẳng đem dân đào lại vài tháng mới xong. Năm thứ 17 (1836) đúc 9 đỉnh, có chạm hình sống vào Dụ-đỉnh.

BÌNH-LONG GIANG (sông Bình-Long)

Ở phía tây huyện, năm Tự-Đức 17 (1864) đào vét sông cũ,

chi qua xã Đông-Hồ đến xã Thanh-Quất hiệp lưu với sông VĩnhĐiện, nhưng thế sông cạn hẹp, dân ở đấy nhiều người dùng đề dẫn nước vào ruộng.

DƯỠNG-CHÂN GIANG (sông Dưỡng-Chân)

Sông này nguyên tên là Dưỡng-Mông, sau đổi lại DưỡngChân. Ở phía bắc huyện Quế-Sơn (sau đây cũng thuộc huyện nầy) 2 dặm, từ miệng sông Thi-Lai chảy qua đồng-nam 11 dặm đến bến Dưỡng-Chân (tục danh sông Thị-Luyện), chảy quật xuống đông 10 dặm đến chợ xã An-Lạc, lại chảy 9 dặm đến châu Trà Nhiễu-đông rồi chảy vào sông Chợ Củi.

HƯƠNG-AN GIANG (sông Hương-An)

Ở phía nam huyện: phát nguyên từ núi Tào, chảy qua đông nam đến bờ đập Hương-Đồng rồi đến xã Hương An, tục danh sông Lý-Lý ; chảy qua đông bắc đến châu Trà-Nhiễu đông rồi chảy qua cửa biển Đại-Chiêm ; giòng sông nước cạn ghe thuyền không đi thông được.

Phía bắc sông nầy có sông Kiềm, từ nguồn Thu Bồn chảy xuống qua xã Nhũ-Sơn, Thạch-Bích ; 2 bờ sông đứng thẳng như vách, giòng sông khuất khúc, hình như mặt nhật mặt nguyệt đứng giữa cửa sông vậy.

CẦM-LỆ GIANG (sông Cầm-Lệ)

Ở địa hạt 2 huyện Diêu-Phước và Hòa-Vang, có 2 ngả nguồn : 1 nguồn phát xuất từ núi Kiền-Kiền trong man-cảnh qua nguồn Lỗ-Đông, chảy sang tây làm sông Lỗ-Đông, 1 nguồn phát xuất từ núi Vịnh-Phàm ; trong man-cảnh qua nguồn Lỗ-Đông là sông Vịnh-Phàm lại chảy qua đồn cũ xã Hội-Thành, rồi chảy sang nam 3 dặm đến thôn Đông-Cao hiệp lại, chảy xuống đồng 17

chảy xuống đông 5 dặm đến xã Cầm-Lệ làm sông Cẩm-Lệ ; lại chảy 7 dặm đến xã Hóa-Khuê trung-tây huyện Hòa-Vang làm sông Hàn rồi chảy ra cửa biển Đà-Nẵng.

Xét nước sông Thạch-Bồ từ miệng sông ở xã Phiếm-Ái (tức thượng-lưu sông chợ Củi) chảy qua xã Hòa-Quân, lại chảy 33 đặm qua bến La-Châu, 4 dặm qua xã Thạch-Bồ làm sông Thạch-Bồ. Nay miệng sông cát lấp, hiện còn từ xã Hòa-Quân trở xuống đường thủy lưu thông được thôi.

Lại xét phía đông sống Cẩm-Lệ bên bờ phía hữu, nguyên trước có kho Mỹ-Thị, năm Quí-ty lúc đầu khai-quốc. Tả quân Nguyễn-Văn-Dật đại phá binh giặc ở kho Mỹ-Thị, tức là chỗ này.

CÂU-ĐÊ GIANG (Sông Câu-Đê),

Ở phía bắc huyện Hòa-Vang, có 2 ngả nguồn : một nguồn từ núi Đại-giao-lao thuộc phủ Thừa Thiên đến, chảy vào vực Tam-Kỳ, ấy là đường sông phía tây-bắc nguồn Câu-Đê. 1 nguồn từ núi Trà-Ngạn trong man-cảnh đến cũng chảy vào vực TamKỳ, ấy là đường sông phía tây-nam nguồn Câu-Đê.2 nguồn sông này hiệp lưu lại vực Tam-Kỳ chảy qua xã Câu-Đề có sông Hóa-Ồ nhập vào ấy là sông Cậu-Đề chảy ra cửa biển Câu-Đê.

LỘ-CẢNH GIANG (Sông Cô-Cò)

Ở vùng cuối hai huyện Diên-Phước và Hoa-Vang: sông nầy từ xã Thanh-Châu chảy ra phía bắc đến phía tây núi Tam-Thai nhập với sông Cẩm-Lệ, nay nước sông cạn,ghe thuyền đi không thông.

PHƯỚC-TOÀN GIANG (Sông Phước-Toàn)

Ở phía đông huyện Lễ-Dương (dưới đây cũng thuộc huyện nầy): sông nầy từ hạ lưu Sài-giang chảy đến, phía đông xuống

vẫn lưu thông được.

MỸ-CANG GIANG (Sông Mỹ-Cang)

phía đồng huyện : nguồn sông từ Ngọc-Sơn, Bàu-Bàng chảy vào nam, có cát trắng ngăn chận ;phía đông có các khe Hà-Lam, Ngọc-Phô, Kế-Xuyên, Cầm-Lư, Trà-Long và Tiên-Kiều chảy vào, rồi chảy qua các xã Ngọc-Sơn, An-Thái, Thạch-Tân 50 dặm đến thôn Mỹ-Cang làm sông Mỹ-Cang. Lại có đầm An-Thái nhập vào, rồi chảy qua hai xã An-Hà và Quảng Phú hiệp lưu cùng sông Tam-Kỳ, chảy xuống đông ra cửa biển Đại-Áp.

KẾ-XUYÊN GIANG (Sông Kế-Xuyên)

Ở phía đông-nam huyện : đầu nguồn ra từ núi Đồng-Linh qua giang phần 2 xã An-Thái, Thạch-Tân, lại chảy về đông-bắc qua xã Kế-Xuyên làm sông Kế-Xuyên, rồi xuống phía đông chảy ra cửa biền Đại-Áp.

HOÀNH-GIANG (Sông Hoành hay sông Ngang)

Ở phía tây-nam huyện: đầu nguồn từ trong man-động huyện Hà-Đông qua 2 xã Thanh-Bồi và Hội-An, chảy ra phía bắc qua 4 xã Tài-Thành, An-Tráng, Phú-Vinh, Phủ-Toàn rồi hiệp vào sông Tranh.

TRANH-GIANG (Sông Tranh)

phía tây huyện Hà-Đông (sau đây cũng thuộc huyện nầy): phát nguyên tử trong man-sơn tồng Tiên-Giang, có 3 chi:1 chi từ Xa-Thủy đến, 1 chi từ Trà-Viện đến, 1 chi từ Văn-Giang đến ; các chi nước ấy hiệp lưu chảy rầm rộ qua đồn Hà-Bá thôn VĩnhAn rồi chảy lên tây đến xã Phú-Nhân, các giòng đua chảy. nên gọi tên ấy. Nơi đây lại có Vạn-Thủy và Ấp-Thủy nhập vào.

TIÊN-GIANG (Sông Tiên)

Ở phía nam huyện: phát nguyên từ trong man-động chảy qua

« TrướcTiếp tục »