Hình ảnh trang
PDF
ePub
[ocr errors]

cực giới phía tây huyện, có khe chảy xuống sông Trinh về phía đông, thường sản xuất vàng, có bảo Phước-Sơn ở đấy.

CHỦ-SƠN (Núi Chúa).

Ở phía tây huyện Hà-Đông (sau đây cũng thuộc huyện nầy) : cao vồng từng trời, tròn như cây lọng, khi trời âm y thường có mây trắng bao phủ, 3 mặt núi non trùng điệp ; phía nam có khe đá chảy quanh; phía đông là nước Càn-Lý (?); phía bắc giáp sông Trinh ; đỉnh núi bằng thẳng, sinh nhiều cây cam quí người nơi ấy lên hải ăn thì được, còn muốn bọc đem về thì trọn ngày không xuống khỏi núi. Người ta cho là có thần. Ở phía nam có trại mọi. Ấy là Tổ-sơn phát mạch cho một địa-phương. Ngoài còn có các núi : Cầm-Y, Vĩnh-Phước, Quế Hương, Tử-Dương, Khánh-Dụ, và Lâm-Môn, la liệt 2 bên tả hữu, có nhiều trại mọi ở đấy; lúc trước có đặt đồn bảo, nay dẹp bỏ.

TA-MY SƠN (núi Tà-My)

Ở cực-giới phía tây huyện; núi sinh nhiều quế, nguồn Chiên-Đàn ở đấy ; phía tây-bắc có bảo Bảo-Định, sông Trung-An phát xuất từ đấy; phía đông có khe Bạch-Thạch (Đá-trắng ) nguồn sông Dịch phát nguyên từ đẩy. Phía tây núi có mấy chỗ: Xa-Thủy, Viên-Thủy, Tân-Thủy và Oa-Thủy đều là sào huyệt của mản-Lèo.

Năm Minh Mạng 12 (1831) trại mán Tà-Vinh cùng các mán Tu-Nặc, Tu-Trang, Mo-Ồ và Mang Tra tụ đảng cướp bóc cư dân ở nguồn Chiên-Đàn. Trấn-thần Phan-Thanh-Giản đem binh tấn tiễu đến núi Thập-Bá bị thua, lui về Bảo-Định rồi đem sự trạng tâu lên ; vua sai Hữu-dinh Thống-chế Đoán-Văn-Trường thống lãnh đại binh đến đánh, phá cả sào huyệt, đốt cháy hết 20 trại rồi kéo quân về.

cực-giới phía nam huyện, từ phía tả núi Chúa phân chi chạy xuống ; hình núi đứng cao lớn dài dặc, sườn đá đứng thẳng như vách, ở giữa phân làm 4, 5 đổ: cao nhọn tới giữa từng mây hình như răng cưa, nên gọi tên ấy. Gần đấy có các núi : VàngCao. Vàng-Lợi, Lữ-Lãnh, Dương-Lãnh ; phía tây-bắc có khe chảy xuống sông Dịch ; phía đông núi Vàng-Cao có cái khe là chỗ phát nguyên cho sông Tiên; phía đông-bắc có đền Trà-Cam

LỘ-PHI SƠN (Núi Cò-Bay).

Ở phía nam huyện: hình núi nhọn, dài, đột khởi 1 ngọn hình như Cổ Cò; tả hữu chia ra 2 cánh dáng như con cò bay, nên gọi tên ấy. Nơi đây thuộc về trại mọi, trên đỉnh có đồn bảo, có sông Trúc-Tân chảy đến phía đông; cách sông có núi Mai, núi Lâm-An ; phía nam gần núi Phú-Quí.

THẠCH-ÔNG SƠN (Núi Thạch ông).

Ở phía nam huyện, thế núi cao lớn, chu vi dài hơn 100 dặm: phía tây-nam có núi Chúa ; phía đông-bắc có núi Đồng; phía nam có núi Cà-Lơ, gần đấy có núi Đá-trắng, núi Khoai, núi Điều-La, núi Đồng-Có, có bảo Hữu-Bang ở đấy ; phía tây gối sông Trúc-Tân (Bến-tre); phía đông nam có khe, đầu nguồn sông Bến-Ván phát xuất tại đấy.

MÃ-YÊN SƠN (Núi Yên-ngựa).

Ở phía nam huyện:hình núi có chỗ phục xuống có chỗ khởi lên, chính giữa qua một cái eo thấp xuống, 2 đầu nổi lên núi đất, đồ sộ tương đối, hình như cái yên ngựa nên gọi tên ấy; gần đấy có núi Bà-Tư, có cái khe chả về phía đông ra sông Bầu-Bầu.

phía tây huyện : núi sản xuất vàng, có tên gọi là núi MỏVàng ; năm Minh-mạng 12 (1831) khai mỏ lượm vàng, sau bỏ.

MIÊU-BÔNG SƠN (núi Miên-Bông)

Ở phía tây huyện; núi sản xuất chì đen, có tên gọi là núi Mỏ-Chì; đầu niên hiệu Thiệu-Trị có khai thác rồi bỏ ; hiện nay người Pháp phải đến đào mỏ lượm nấu.

ĐỨC-BỔ SƠN (núi Đức-B%)

Ở xã Đức-Bố phía nam huyện, có mỏ đồng, có tên là XíchĐồng-sơn (núi đồng đỏ). Năm Minh-Mạng 11 (1830) có khai thác rồi bỏ, hiện nay người Pháp mở đào lượm nấu.

THẠCH-KHOÁNG SƠN (núi Thạch-Khoáng)

Ở tồng Phú-Xuân-trung, phía nam huyện: mạch núi từ trong trại mọi đến, đứng lên sừng sững; phía nam gần núi ĐáĐen, có sản xuất loại sắt, mỗi năm đến tháng 7 người trong xã khai mở mỏ lấy sắt nấu. Lại có các núi Phủ-Hòa, Trà-Lỷ, BàThiêm, Hồn-Lam và núi Na, núi Minh, núi Đơn, sản xuất trà và đá son không thể biên chép cho hết.

ĐA-BẢO SƠN (núi Đa-Bảo)

Ở phía nam huyện, tại thôn Đa-Bảo:non cao trùng điệp, lại có tên là núi Tự-Cốc (Chùa hang); phía đông là Súy-Lãnh chạy dài đến phía nam giáp huyện-giới Bình-Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

TRÀ-CAI SƠN (núi Trà-Cai)

phía tây huyện: thế núi từ núi Chúa phân mạch,chạy dài đến giữa khoảng ruộng đồng bằng, qua cái eo rồi đột khởi núi tròn ; 4

rất linh ứng, khi đại hạn cầu đảo liền được mưa; phía nam có núi Đại-Hanh.

THẢN-BÀN SƠN (núi Thản-Bàn)

Ở xã An-Hòa, phía đông-nam huyện:gối trên bờ biển ; cửa Đại-Áp ở phía nam ; mạch khởi từ núi Chúa phân ra : 1 chi quanh quẹo dài dặc, trải qua 2 xã Hòa-Vân, Phú-Hoa đến thôn Phủ-Xuânhạ đột khởi 1 dãy núi qua cửa tấn thì mạch ăn ngầm ra ngoài cửa biển mới khởi lên đảo, bò chuyển ra phía bắc phát khởi lên hòn núi này. Núi này 4 mặt vuông bằng, trông thấy bình thản, nên gọi tên ấy. Vả lại sắc đá đen như than, trông như “bàn than đá”, nên có tên là núi Thán-Bàn (Bàn-than). Phía đông có 1 dãy đá di-tích lũy xưa vẫn còn. Lại ở ngoài biển phía đông của tấn có đảo Dương, hình như cải thuẫn (cái mộc), phía nam có, đảo Qui hình như con rùa.

CẦM-NÊ LÂM (rừng Càm-Nê)

Ở phía đông xã Cầm-Sa huyện Diên-Phước, dài 429 trượng: cây cối rậm rịt, thường có ác thú, người đi qua phải giới tâm (kiêng dè).

THẠCH-BÀN LÂM (rừng Thạch-Bàn)

Ở xã Thạch-Bàn huyện Duy-Xuyên, dài 1580 trượng, tục danh Sử-Cương (gò Sử), có nhiều ác thủ. Lại có rừng Phước Sơn ở xã Phước-Sơn dài 500 trượng cũng nhiều ác thú.

AN-XUÂN LÂM (rừng An-Xuân)

Ở xã An-Xuân huyện Quế-Sơn, dài 250 trượng, 2 bên có dân cư. Lại có : rừng Gia-Lộc ở 2 xã Tân-An và Gia-Lộc, tục danh rừng Điều-Ly, dài 1138 trượng ; rừng Hương-Phước ở xã Hương

Hương - Phước chạy xuống đồng bằng, gọi là cánh ruộng Đại-Đồng.

BẠCH-SA ĐÔI (Gò Bạch-Sa)

Ở huyện Quế-Sơn, dài 10 trượng, xa trong trắng như tuyết, từ xã Hương-An huyện Quế-Sơn chạy qua 2 huyện Lễ-Dương, Hà-Đông đến xã Ngao-Điền ; phía nam giáp sông, tục danh ngã ba, khuất khúc dài dặc hơn 100 dặm ; 2 bên có dân cư, có đào nhiều đường cừ dẫn thủy.

ĐẠI-CHIẾM DƯ (Đảo Đại-Chiêm)

Có tên là Tiêm-Bút-phong, xưa có tên là Chiêm-Bất-Lao-sơn, tục danh là Cù-lao : ở trong biển phía đông huyện Diên-Phước, xưa gọi là đảo Ngọa-Long, làm 1 trấn-sơn ở cửa biển Đại Chiêm ; có dân phường Tân-Hiệp ở dọc theo bên núi. Phía nam trên núi có ruộng cầy trồng được; người bản quốc và ngoại quốc đi thuyền ngoài biển thường lấy đảo này làm tiêu chuẩn, mỗi khi qua lại đều đậu neo để lấy củi nước. Trên đảo có 3 đền thờ : đền Phục-Ba Tướng-quân, đền Tứ-Dương-hầu và đền Bích-Tiên. Lại có thuyết nói: đó là đền thần Cao-Các, đền Phục Ba-Tướngquân và đền thần Bồ-Bô. Lại có các đền thần Ngọc-Lân, Thành-Hoàng, Chúa-Lồi, Bạch Mã và Ngũ-Hành.

Ỏ sau cửa tấn về phía tây độ 3 dặm có đảo Lội, phía nam độ 7 dặm có đảo Nhĩ, phía bắc độ 10 dặm có đảo La, phía tây bắc độ 17 dặm có đảo Đại-Khô, đảo Tiểu-Khô, đảo Trường và đảo Mậu. Phía nam đảo Nhĩ có cái động tục gọi hòn Yến, vì chim yến thường làm tổ ở 2 bên tả hữu, nên gọi tên ấy ; cũng cỏ yến-hộ (người chuyên nghề lấy tổ yến) đi nhặt tổ yến về nap. Ở hòn Tiêm-Bút-Phong có Hương-Hải thiền-sư thường trụ-trì ở đấy.

« TrướcTiếp tục »