Hình ảnh trang
PDF
ePub

Xưa gọi là Xuân-Sơn, ở xã Xuân-Thiều, phía bắc huyện, phía đông trạm Nam-Ỗ: một dãy cát bằng đột khởi hòn núi, chân núi phía đông chạy ra ngoài biển, lại nỗi lên một hòn hình như đầu chim hạc, thuộc về xã Hỏa-Ỗ. Phía nam núi có những đá lớn chồng-chất như hình người, đứng phía đông bắc trông giống như bức thành bao quanh vậy. Phía bắc gần cửa biển Câu-Đê. Phía tây núi có đền thờ, có đường trạm đi ngang qua, cỏ cây thạnh tốt, trong có di-tích tháp Trà-Vương hồi xưa, cảnh trí thanh nhã khả ái, làm 1 danh-thắng trong huyện hạt. Khoảng niên hiệu Thành-Thái đào đục để đắp đường xe lửa bên núi ấy.

ĐỒNG-HOẠCH SƠN (núi Đồng-Hoạch)

Ở phía tây huyện Đại-Lộc (sau đây cũng thuộc huyện này): thể núi sâu thẳm hiềm-trở, có mán-lèo ở đấy; có bảo An-Lâm ở phía nam để phòng-ngự mản rừng Núi này sản-xuất quả Namtrân (quả lồng-bon) nên gọi là vườn Nam-Trân. Có sống Kimgiang từ nơi đây chảy ra, tục-danh Sông-Nhỏ nguồn Ô-Da.

BẠCH-LẠC SƠN (núi Bạch-lạo)

Ở phía tây huyện, mạch núi từ nguồn Phù-Âu phủ Thừa Thiên chạy đến. Núi non trùng-điệp, có những cái suối treo từ trên núi chảy xuống đến mấy trăm sở, phía tả có đầm Lỷ, phía hữu có đầm Linh, phía đông có đầm Tam-kỳ.

TRƯỜNG-ĐỊNH SƠN (núi Trường-Định)

Ở phía bắc huyện, có tên gọi là núi Thạch-Phi, trên có hòn đá lớn như hình người ngồi, trước mặt giáp sông. Mạch núi từ núi Hải-Vân chạy đến, trên núi có am nhỏ, thể truyền xưa có đạo sĩ ở đấy tu luyện trừ được ma quỉ, thường hay ngồi trên cải nón tre bơi qua sông, hay nhương trừ cầu đảo giúp người, có nhiều

[ocr errors]

củi chăn trâu không dám đến gần.

QUAN-NAM SƠN (núi Quan-Nam)

Ở phía tây-bắc huyện, có tên gọi là núi Cờ. Mạch núi từ núi Phù-Nam chạy đến, người xã Quan-Nam cắm nêu làm chỗ rừng-cấm. Lúc đầu trung-hưng (triều Nguyễn) đại binh tấn công Phú-Xuân, Nguyễn-Văn-Trương cứ hiểm ở Hải-Vân, Lê-VănDuyệt ngăn chận ở Trạm-Dã, trên đỉnh núi có dựng cờ chiêuquân (triệu tập quân-sĩ, tức là núi này.

TRÀ-TẾ SƠN (núi Trà-Tế)

cực giới phía tây huyện Quế-Sơn (sau đây cũng thuộc huyện nầy), có sống Trinh chảy qua phía đông; trên núi có khe chảy xuống sông ấy. Núi có sản-xuất vàng, trụ-sở đạo Trà-Tế đóng ở đấy.

Sách Tạp-Lục của Lê-Quí-Đôn nói: các núi Trà-Nô, Trà Tế năm xưa kim khí rất vượng, thường có một đường từ trong đất đi xiên xéo ra, khí vàng bốc nổi lên trên, cũng có đường đi thẳng, có đường đi ngang qua núi khác. Núi nào cỏ vàng thì đất mềm, không thì đất cứng, chủ hộ đãi vàng tìm ở đầu núi thấy có mạch vàng, thì đào lấy đất có vàng ấy trữ làm một đống, làm nhà che trên, rồi lấy nước đãi cho sạch đất. Chỗ đất đào ấy hoặc sâu đến hơn 1000 thước, đãi lọc trong một ngày thường được một nghé vàng vụn, đem nạp cho sở nấu vàng. Có người gian - trả, giã nát đồng tiền hiệu Khang - Hy (tiền đời Thanh Trung - Hoa) đem trộn vào cho nặng cân lượng, nhưng muốn khỏi bị lộ nhưng bột đồng tiền

gian, thì lấy

bông vải chấm vào,

thật

nhỏ nhẹ lắm

mới dính chung với

vàng tấm ấy, còn bột lớn và nặng thì không dinh vào được.

lộc (1) thâu được vàng không biết bao nhiêu mà kể.

Sách ấy lại nói : Trường Kim-Thuế ở tại Trà-Nô-sơn-thôn, từ Kim-Trường lên chợ Hoa-Viên đi mất 4 canh, từ chợ HoaViên lên núi Trà-Nô 1 ngày,lên núi Trà-Tế 3 ngày. Ở đạo TràNo vàng ở theo dọc sông nhiều, ở dọc núi ít. Còn đạo Trà-Tế thì vàng ở theo đọc núi nhiều, ở dọc sông it. Lại nói; các núi ở phủ Thăng-Hoa (tức phủ Thăng-Binh ngày nay) đều có sản xuất hoàng-kim, nhưng chỗ nào có khe nước thì dễ lấy dễ đãi, chỗ không khe nước thì đào lấy rất khó. Sau này kim-khí không thạnh-vượng như xưa, nên người ta bỏ không đào lượm nữa. Khoảng niên hiệu Minh-Mạng có đen dẫn đến đảo lượm, nhưng lượm đãi không được bao nhiêu, rồi cũng đình chỉ.

CHÂU-SƠN (núi Châu)

Ở xã Châu-Sơn, phía nam gần núi Tương-An, núi Phủ-Cốc và núi Lạc, phía bắc gần núi Gia-Cát, núi Hương-Ly; phía tây gần núi Man-Lãnh, có đường rẽ thông đến bảo Phước-Sơn; phía tây-bắc gần núi Điệp-thạch, núi Hương-Thị.

TRUNG-PHƯỚC SƠN (núi Trung-Phước).

Ở phía tây huyện, thế núi bao la chu vi hơn 50 dặm, phía nam là núi Tân-An, núi Đăng-Lâm, núi Phi-Thảo, núi LyLãnh và Tả-Bích-sơn Hữu-Bich-sơn, phía bắc dựa núi Dâu, có sông Trinh chảy quanh phía tây. Phía đông Ly-Lãnh có khe chảy quanh chân núi rồi chảy lên phía tây, phóng ra sông

Trinh.

THÁI-BÌNH SƠN (núi Thái-Bình).

cực giới phía tây huyện, thế núi hiểm hóc, có trại mọi

(1) Bồng Lộc chỗ ở ngụ.

ở phía tây có đột lên 1 hòn núi sản xuất Nam trân (quả lồng bon) gọi là Nam-Trân-Viên ; núi này có khe chảy xuống sông Thu-Bồn.

THIẾT-KHOÁNG SƠN (núi Mỏ-Sắt).

Ở phía tây huyện, có 2 sở mỏ-sắt: 1 sở ở 2 xã Trung-Lộc đồng và Trung-Lộc tây, có núi đá, dân ở đấy lấy đá nấu sắt có nạp thuế. 1 sở ở xã Xuân Hòa, chỗ đặt bằng nổi lên 1 núi sản xuất mỏ sắt, người a đao nấu để cung nạp nhà nước. Cach phía bắc độ 1 dặm dọc theo núi sinh nhiều cây cảm-lãm (cây dầu trám) người ở đó lấy dầu bán làm đèn đuốc.

THÁN-KHOÁNG SƠN (núi Mỏ-than-đá)

Ở huyện Duy-Xuyên, địa phận xã Tử-Chinh Nông-Sơn. Niên hiệu Tự-Đức thứ 34 (1881) đã khai mỏ, hiện nay có Pháp-quan đến ở khai thác (Đây là nói thời kỳ làm bộ sách này, là trong niên hiệu Duy-Tân thứ 3-1909).

NGỌC-SƠN (Núi Ngọc),

Ở phía đông huyện Lễ-Dương (sau đây cũng thuộc huyện nầy) : Giữa ruộng bằng đợt khởi 1 cụm núi đất, hình thế cao nghễu, dưới núi có đầm, tục danh Bàu-Bàng.

LA-VINH SƠN (Núi La-Vinh)

phía tây huyện, tục danh núi Chóp-Chài : Các núi ở phía tây-bắc chạy đến đây nổi lên một hòn cao, gần đấy có núi Kinh, núi Lạc, núi Cồn-Cồn, núi Lồng.

CẦM-AN SƠN (Núi Càm-An)

Ở phía tây huyện, bốn phía có dân cư.

Ở phía tây huyện.

XUÂN-MỸ SƠN (Núi Xuân-Mỹ).

phía tây huyện, phía đông có núi Bình-An và núi Phủ, phía tây-nam có núi Xuân.

[ocr errors]

GIA-PHƯỚC SƠN (Núi Gia-Phước).

phía tây-nam huyện, gần đấy có núi Phụng, núi Độ-Đô, núi An-Tây, núi Tây-Mỹ và núi An-Xá.

AN-THÁI SƠN (Núi An-Thái).

Ở phía nam huyện, giữa ruộng bằng nổi lên, thể núi cao nghễu, cỏ cây xanh tốt.

KHÁNH-SƠN (Núi Khánh)

Ở phía nam huyện, giữa ruộng cát nổi lên cao lớn, trên có chùa tên là Khánh-Sơn-Tự, gần đấy có núi Ấn, núi Cấm và núi

Qui.

[ocr errors]

QUẢNG-PHÚ SƠN (Núi Quảng-Phú).

phía đông-nam huyện: mạch núi từ núi An-Hà chạy đến, đột khởi liên tiếp 6 hòn rộng độ 5 dặm, người xã Quảng-Phủ tiêu chí 1 hòn ở giữa là rừng cấm, cây cối rậm tốt; 1 hòn ở phía nam nằm gối trên sông, có đền Quan-đế.

LÂM-PHỤ SƠN (Núi Lâm-Phụ).

Ở phía tây huyện : thế núi dài dặc, cây cối sầm uất ; phía đông-bắc có khe chảy xuống sông Thu-Bồn, dưới núi c, chợ, tục danh chợ Đồng-Tranh; phía tây có núi Phú-Bình, núi Trung

An.

« TrướcTiếp tục »