Hình ảnh trang
PDF
ePub

sông dài quanh ở phía tây, biển cả bọc ở phía đông, hình núi nhọn cao, lúc trời tạnh ở xa trông có màu sắc như bức vân-cẩm thật đáng yêu, tục gọi là hòn Non-Nước. Một núi ở phía đông-bắc hình như sao Tam-Thai, xưa gọi là núi Tam Thai, có tên nữa gọi là núi Ngũ-Chỉ (năm ngón tay).

Núi Tam-Thai xưa có Phổ-Đồng tháp, Hoa-Nghiêm-Vânđộng, Hoa-Nghiêm-Thạch-động, có chạm chữ trên vách đá đề tiêu chí. Năm Minh-Mạng thứ 6 (1825), vua di nam-tuần có lên núi Tam-Thai xem khắp danh thắng, nhân cho tên các động trong núi nầy để chạm vào đá: gọi là động Huyền-Không, động Linh-Nham, động Lăng-Hư, động Vân-Thông, động ToànChân, hang Vân-Nguyệt, hang Thiên-Long.

Kính xét : Trong thơ vua làm có lược-chủ: động HuyềnKhông như cái nhà không có sườn, trên có 5 lỗ trống lớn nhỏ, trông thấy mặt trời mặt trăng. Hang núi thường u ám, riêng có động nầy cao rộng lại có ánh sáng chiếu, cho nên vào động thì cảm thấy khoan-khoái; khí hậu thường như lúc tháng 3, ít nơi có được như vậy. Lại nói : động này ở chót núi cao lớn không có đường lên, tiền nhân chưa ai lên đến; lần này đăng lâm phải khiến người vịn leo mà lên, tới trên động thả dây xuống đo được 7 trượng 2 thước, dưới rất bằng thẳng, ngoài cửa động là cát, trong động đều là đất, thế mà sạch tinh không hề có bụi, tuy sân hè của nhà ta quét rửa luôn luôn cũng không sạch bằng.

Động Lăng-Hư ở dưới, động Linh-Nham ở lưng chừng núi, đá phẳng như bức vách, đứng trông lên thì gần mà không có bực để leo, khi bảo người lên trên đỉnh tìm thì cái động lại ở khoảng duới, chung cuộc không thế vào trong động được.

Hang Vân-Nguyệt ở giữa 2 hòn núi, từ núi Tam-Thai vào hang phía tây, đường đi bằng thẳng, đi vài mươi trượng ra hang phía đông, chuyển qua bên tả tức là chùa Ứng-Chân ; trên cửa

hang phía tây khắc 4 chữ «động-thiên phước-địa).

Động Vân-Thông ở phía hữu hang Vân-Nguyệt, thoạt vào thì rộng, lúc vào được vài trượng thì hẹp, phải vịn vào đả mới leo lên tới chỗ đất bằng, thấy trên tròn mà hơi dài, cao rộng như tòa lầu điện, trên có lỗ trống trông thấy ánh sáng ngoài trời, lại đi thêm vài bước nữa thì cùng đường. Nơi đây bên ngoài cũng có một cái động sâu, rộng độ 27 trượng, tựa như thông nhau, nhưng chỗ ngang nhau thì trong cao ngoài thấp, nên không thấu được.

Hang Thiên-Long phía đông hang Vân-Nguyệt, hang VânNguyệt thì sáng, hang nầy thì tối, người đi phải bò leo lần xuống, rồi ra chùa Ứng-Chân, đường hẻm quanh quẹo hơn 10 trượng.

Động Tàng-Chân ở sau chùa Ứng-Chân, trong động thờ thần Tam-Thanh Bát-động Tiên-Chân, nên gọi tên ấy. Phía hữu động thông với hang Thiên-Long, năm Minh-mạng thứ 18 (1837) sắc tứ núi Tam-Thai làm Thủy-sơn, còn 3 đỉnh phía tây-nam làm Mộc-sơn, Dương-hỏa-sơn, Âm-hỏa-son, 2 đỉnh ở phía tây làm Thổ-sơn, Kim-sơn, đều có khắc tên trên vách đá. Phía đông có đài Long-Hải, phía tây có đài Vọng-Giang, đều có bi-chi.

Phía hữu chùa Tam-Thai có hành cung « Động-thiên Phước địa» ở đẩy, làm một đại danh thắng tỉnh Quảng-Nam. Núi này sản xuất đá hoa chất trắng có vằn đen, chế tạo đồ dùng có vẻ đẹp mắt, lại có đá trắng láng như chất mỡ, dùng làm bia đá cối đá đều tốt.

Động Huyền-Không, trong vách đá có chỗ lũng vô, có thạchnhũ lòng thòng nhỏ nước không dứt, nhân danh là thạch nhũ ( vú đá ).

Núi Thủy-Sơn xưa có chùa Tam-Thai, năm Minh-mạng thử 6 ( 1825 ) trùng tu, năm thứ 20 ( 1839) đổi chữ « Sơn-môn-thạch » làm « Phường-môn-thạch », lại khắc 4 chữ lớn : « Động-thiên

« HoaNghiêm-tự » làm «Trang Nghiêm-tự).

Xét năm Đinh-vị (1787) lúc đầu trung hưng, đại binh tấn công Đà-Nẵng vua sai Nguyễn-Cong-Thái đóng quân núi Tam Thai đề tập kích hậu-quân của địch, tức là là núi này.

TRÀ-SƠN (núi Trà)

Ở phía đông huyện Diên-Phước, hình núi cao lớn đứng thẳng giữa trời, thường có mây mù tung ra, rừng cây rậm tốt, nai hươu sinh sản từng bầy. Phía đông giáp biển, phía đông-nam có dãy núi liền nhau, trông như hình con sư tử, tục gọi là núi Nghê (Nghê-sơn). Tương truyền trên núi có ngọc, ban đêm thấy hào-quang chiếu ra ngoài biển. Phía tây có đảo Mỏ-Diều có pháo đài phòng-hải ở đấy. Phía bắc có núi Cô-Ngựa đứng đối với hòn đảo Ngự Hải. Phía tây cửa biển là vụng Trà-Sơn làm chỗ cho ghe thuyền đậu neo rất thuận tiện. Núi này rất nhiều khi lam chuởng lại có cái ác-tỉnh (giềng nước độc) sâu hơn 1 trượng, xưa có chiếc tàu biển (hay là tàu Tây-dương) đến tránh gió đây, bị nước độc ấy làm cho khốn khổ.

[ocr errors]

Ở phía tây-nam huyện có nhiều núi đứng cao, như núi Bào-Nghi. Mỹ-An, Tân-An, Lập-Thạch, Hữu-Trình, Trường-An, Nam-Phước đều có tên riêng, những nơi danh thắng nhất là núi Ngũ-Hành, thứ nhì là núi Trà.

HẢI-VÂN-SƠN ( núi Hải-Vân )

Ở phía bắc huyện Hòa-Vang (các núi sau đây cũng thuộc huyện này): mạch núi từ núi Tu-Nông, núi Tía, núi Kiền-Kiền ở địa-giới phía đông nước Ai-Lao chạy đến, núi non trùng điệp cao ngất từng mây, thẳng đến bờ biển, trên có Hải-Vân quan là nơi tiếp giáp phủ Thừa-Thiên với tỉnh Quảng-Nam. Từ ải về phía bắc đã thấy trong Phủ-Chí Thừa-Thiên, từ ải về phía nam là thuộc huyện Hòa-Vang. Trước cửa ải độ vài trường, thế núi đứng

để ngăn Tây-Sơn nên gọi là Hải Vân. Phía nam có ngọn núi, trên đỉnh có đồn lũy, ấy là núi Thông, tục danh Hòn-Hành. Năm Minh-Mạng thứ 4 (1823) vua đặt cho tên là Định-Hải-sơn, có pháo-đài ở đấy. Phía tây lũy có núi Liên, núi Sảng là nơi đường trạm đi ngang qua. Năm Minh-Mạng thứ 7 (1826) đều cải tên là Thạch-Lãnh, đường đi gồ ghề cây đá xen lộn, chân núi phía nam sát vũng biển, gành đá đứng lố nhố cao thấp không đều, trông như núi giả, sóng biển vỗ vào nước tỏe như mưa.

Cửa biển phía đông-bắc đột khởi 1 hòn núi, năm MinhMạng 21 (1840) đặt cho tên là Ngự - Hải - đảo, có Hỏa-Phong pháo-đài ở đấy, tức là bắc giới của biển Đà-Nẵng vậy. Còn núi Thạch-Lãnh ở Hải-Vân-sơn, trong thời Thành-Thái đục xuyên lưng núi đắp đường xe lửa thông đến Thừa-Thiên,

PHÙ-NAM SƠN (núi Phù-Nam)

Ở phía tây-bắc huyện, tục danh núi Ba-Viền ; cao ngất chạy dài, đất đá xen lộn, cây cỏ mạnh tốt; phía bắc từ núi Đại-GiáoLao (ở phía tây núi Tu-Nông, phía nam từ núi Võ-Mang (ở phía tây núi Trà), địa thế chật hẹp, đến chỗ núi Phù-Nam thì mở rộng ra một cánh đồng bằng ước 300 mẫu, có các xã thôn ở đấy.

Phía đông núi này có thủ-sở Câu-Đê, giòng sông chảy quanh ở dưới. Phía tây là nguồn Lỗ-Đông có thủ-sở đạo Trà-Á, nguyên danh là Ải Tân có quan quân đồn thủ. Lúc trung-hung (TriềuNguyễn) đại binh đánh Quảng-Nam, vua sai Nguyễn-Đức-Xuyên giữ bảo Ba-Viền tức là chỗ này.

Phía bắc núi Phù-Nam có núi An-Nam hình thế thấp mà dài, phía tây có trại mọi, ở phía bắc giáp huyện Phủ-Lộc phủ Thừa Thiên. Phía đông là gò Trạm-Dã, gọi tên là Ải-Thượng, có quan quân đồn thủ. Thời trung-hưng đại binh tấn công Đà-Nẵng, quân địch từ Phú-Xuân đến viện, bọn Giám-oai vệ-ủy Nguyễn-VănThạnh đánh bại quân địch ở Trạm-Dã, sau vua sai Lê-Văn

Trạm-Dã gọi là Môn-Khê xưa có khắc 3 chữ : « thủy hải vân ». Phía tây núi Phù-Nam có núi Hội-An, thế núi đứng như tấm vách rất hiểm yếu, gọi tên là Ải-Trung, đầu niên-hiệu Gia-Long, 3 ải ấy đều có binh đóng giữ, nay giảm cả.

GIÁO-LAO SƠN (núi Giáo-Lao)

Ở phía tây bắc huyện, có tên nữa là Sóc-Đạo-sơn, vì hình nhọn như cái giáo, nên gọi tên ấy, lại có tên là núi Chúa, chạy dài vài trăm dặm. Đầu phía đông nửa núi trở vô nam thuộc giới hạn nguồn Lỗ-Đông, nửa núi ra phía bắc thuộc giới hạn nguồn Câu-Đê; sông Phù-Âu ở Thừa Thiên chảy đến phía bắc, sông Hoàng chảy đến phía nam ; đỉnh núi lỏm chởm, khe động thâm u, làm sào huyệt cho bộ lạc mán mọi.

CÂU-ĐÊ SƠN (núi Câu-Đê)

Ở phía bắc huyện, tục danh động Suối-Đá, cách phía tây cửa biển Câu-Đê độ 1 dặm, ở bờ phía bắc sông Cầu-Đê ; giữa bãi cát đợt khởi 1 hòn núi, cỏ cây rậm rạp, có nhiều con ve ve, người nơi đó bắt ăn, vị rất ngon. Phía nam núi giáp bến sông, giữa lòng sông có nỗi 1 cụm đá, người nơi ấy lập đền thờ thần sông, thường được linh ứng. Phía tây cỏ núi Cảnh-Hóa, thủ-sở đạo Cảnh-Hóa đóng tại đây, nay bỏ.

TƯỢNG-VÕNG SƠN (núi Lưới-Voi)

Ở phía tây-nam huyện, chạy dài hơn 10 dặm, trông như bức lưới, nên gọi tên ấy. Phía bắc là núi An-Trạch, phía nam có trại mán Ô-Lai, sông Hoàng chảy phía bắc, sông Ô-Da chảy phía nam, gần đấy có những núi An-Thành, Tĩnh-An, Hà-Trừng, núi Dương, núi Kỳ, núi Khuong-Mỹ, Phước-Tường, Phước Lý, Thạch.Nham, Phú-Hòa, Yến-Nê (đều ở trong huyện Hòa-Vang cả) mà mạch núi đều từ Bửu-Sơn đạo Trà-Nha kéo đến.

« TrướcTiếp tục »