Hình ảnh trang
PDF
ePub

(1885) thiết lập lại, có đặt 1 chính-phòng-sử, 1 phó-phòng-sứ, 2 vịnhập-lưu thơ-lại, 1 suất-đội, năm Thành-Thái thứ 4 (1892) dời qua thôn Bình-Thuận, năm thứ 10 giảm bỏ,

TỈNH HỌC

Trường học tỉnh dựng ở xã Thanh-Triêm huyện Diên-Phước phía nam tỉnh-thành. Đầu niên-hiệu Gia-Long dựng tại xã CâuNghê, niên hiệu Minh-mạng 16 (1835) dời qua xã Thanh-Triêm.

PHỦ HỌC ĐIỆN-BẢN

Trưởng phủ ở xã Tư-Phủ, phía tây bắc phủ-rị. Năm MinhMạng thứ 5 (1824) làm ở xã La-Qua, năm Thành Thái thứ 10 (1898) dời đến đây.

HUYỆN-HỌC HÒA-VANG

Trường huyện ở Khuê-Trung-tây-xã, phía đông bắc huyện-trị, dựng năm Minh-Mạng thứ 5 (1821); năm Tự-Đức 13 (1860) dời qua xã Nghi-Xuân, năm Thành-Thái 14 (1902) dời lại chỗ cũ.

HUYỆN-HỌC DUY-XUYÊN

Trường dựng ở Mỹ-Xuyên xã Đông-giáp, phía tây huyện-trị; năm Minh-Mạng thứ 5 dựng ở xã Trà-Kiệu, niên hiệu Tự-Đức nguyên niên (1848) dời đến đây.

HUYỆN-HỌC ĐẠI LỘC

Trường dựng ở xã Đồng-Lâm, phía tây huyện-trị, dựng năm Thành-Thái 12 (1900).

PHỦ-HỌC THĂNG-BÌNH

Trường dựng ở xã Hà-Lâm phía đông nam phủ-trị, dựng năm Minh-Mạng thứ 5 (1824).

Trường dựng ở xã Chiên-Đàn phía bắc phủ-trị, dựng năm Minh-Mạng thứ 5 (1824); năm Thiệu-Trị thứ 6 (1853) dời qua xã Tam-Kỳ, năm Tự-Đức thứ 10 dời lại chỗ cũ. Năm Thành Thái 18 đồi làm phủ-học (nguyên trước là huyện học).

HUYỆN HỌC QUẾ-SƠN

Trường dựng ở xã Hương-Lộc. phía tây huyện-trị, dựng năm Minh-Mạng 17 (1836), năm Tự-Đức thứ 5 giảm, năm thứ 8 (1855) dựng làm lại.

Trong niên hiệu Gia-Long, đinh-số 36 900 người. Năm ThànhThái thứ 10 (1898) 43434 người (hạng chức-sắc. miễn-sai lệ được chuẩn miễn không kê trong số này, những số sau đây cũng vậy) ; đồng niên tiền thuế định 59.407 quan. Năm thứ 11 (1899) mới định lại sưu thuế chính nạp (hạng miễu diêu và tráng đinh, cộng 52.513 người), bạc thuế 112763d80. Năm thứ 18 (1906) 55.751 người (hạng miễn-diêu 1.565 người, tráng đinh 54.186 người), bạc thuế sưu 119.986d30 và số bạc công-ích (mỗi trángđinh 2 ngày công-ích phải nạp thục 4 cắc) 21.300₫40, hiệp cộng 142.286d60.

ĐIỀN PHÚ

Trong niên hiệu Tự-Đức, nguyên nghạch điền thổ là 133.163 mẫu, trưng lúa 90264 hộc, tưng tiền 115.099 quan, vàng 697 lượng 4 tiền 8 phân, bạc 2061 lượng.

Năm Thành-Thái thứ 10 (1898) điền thổ 1:36623 mẫu 4 sào, trưng lúa 84000 hộc, tiền 63.904 quan. Năm thứ 11 (1899) mới định thuế ngân điền thổ, cộng 165266 mẫu 1 sào, nạp bạc cộng 151641đ. Năm thứ 18 (1906) 173927 mẫu, bạc thuế 230197d84, lại phụ nạp sáu phần trăm là 13907đ73, hiệp cộng 244105đ 57.

TÀO-SƠN (núi Tào)

Ở phía tây huyện Duy-Xuyên, chia làm 3 chi :1 chi làm ngọn chính của núi Tào, thế núi cao lớn hùng vĩ làm trấn-sơn cho 1 phương; phía tây-nam liền nhau, làm núi Tụ-Dữ, núi Lộ-Phi, núi Trà-Hao, núi Thỏ-Chu, núi Thạch-Mặc. Chi phía nam có núi Tự-Cốc (núi Chùa Hang), núi Xà-Thành đến núi Quế-Sơn (ở xã Hương- Quế huyện Quế-Sơn). Chi phía bắc có núi Thông, núi Hàm-Long và núi Chiêm. Nơi đây phía đông ra một chi là núi Hàm-Long, núi Bửu-Châu ; lại gần phía nam có những núi nhỏ la liệt, rất nhiều hình trạng, ấy là núi Mông-Lãnh, núi Dương, núi Cấm và núi Hương-Phước. Núi Tào quay đầu nhìn về phía tây hình như cái đầu chiếc tàu, nên tục danh núi Tàu, niên hiệu Tự Đức thứ 3 (1852) đổi tên là núi Tào, có liệt vào tự-điển (1).

ẤN-SƠN (núi Ấn)

Ở địa giới huyện Duy-Xuyên và huyện Quế-Sơn, phía tây núi Tào : thế núi cao nhọn hình như cái ấn vuông mà sắc đỏ, nên gọi tên ấy, lại gọi là núi Chúa. Trên núi có đền Thiên-Y-TiênNương, tục truyền Tiên-Nương cưỡi mây đi chầu trời, mỗi khi về động, trong động có nỗ 3 tiếng vang như sấm. Phía đông-nam tục danh là Sứ-Cương (Gò Sứ), có khe Thạch-Bàn, phía bắc chảy về nguồn Thu-Bồn.

NGỮ-HÀNH SƠN (núi Ngũ-Hành)

Ở địa-phận 2 xã Hóa-Khuế và Quản-Khái, phía đông bắc

1 Nhà nước thường năm cúng tế.

« TrướcTiếp tục »