Hình ảnh trang
PDF
ePub

Phía đông có biển cả bao quanh, phía tây có núi cao chồng chất ; phía bắc chầu về Thần-kinh ; phía nam liên tiếp với Trực-Kỳ. Danh-sơn thì có núi Tào, núi Ấn, núi Chúa. núi Ngũ-Hành. Đại-xuyên thì có sống Chợ Củi, sông Cầm. Lệ, sông Bến.Ván. Lại có núi Hải Vân ngăn phía bắc, núi Tiêm Bút đứng phía đông. Quan-hà hiểm trở, cồn đảo bao quanh, đồng bằng rộng rãi, dân cư trù mật. Nơi trọng-hiểm thì ở Chiên-Đàn Phước-Sơn đều có đồn bảo để khống chế sơn-man, và có cửa biển Đại-Chiêm, Đà-Nẵng, thành An-Hải. Điện-Hải đặt làm xung yếu miền biển. Ngoài ra còn có con sông ở xã Trà Nhiều xã An-Nghiệp, sông rộng nước sâu, làm chỗ cho ghe thuyền nam bắc đến tụ tập. Và nơi Hội-An Minh-Hương phố xá đông đúc, làm chỗ buôn bán đồ hội, thực là danh khu hình thắng lại là tỉnh lớn ở Nam-trực vậy,

Khí trời ấm áp, nhiều khi xửng lạnh, ít lúc âm u. Mùa xuân mùa hạ gió đồng-nam thổi mạnh, mùa thu mùa đông hơi có gió tây-bắc. Tháng trọng-xuân đã nắng nóng vào giữa mùa thu thường cỏ mưa lụt, qua tiết đông-chí hết lụt có gió bắc hơi lạnh. Tháng 12 đã nghe tiếng sấm khi trời đã ấm. Núi Trà-Sơn, cửa Câu-Đê là nơi núi biển giao tiếp, cho nên mây đen thường xuất-hiện ở Trà-Sơn, vồng mống thường xuất-hiện ở Câu-Đê, đều là điềm sắp mưa khí của núi sông giao hòa vậy. Thổ-nghi của nhà nông có 5 đẳng : ruộng hạ thì mùa đông cấy, mùa hạ gặt; ruộng mùa thì mùa hạ cấy mùa đồng gặt ; ruộng hai mùa đã gặt ở mùa hạ lại gặt ở mùa thu ; ruộng hạ-hạn : một lần gặt trong tháng 2, 3, 4, một lần gặt trong tháng 10 tháng 11; ấy là nhân theo đất ruộng cao thấp, nên sự cấy gặt có sớm muộn vậy.

Vả lại nhà nông thường lấy vật đề chiêm-nghiệm sự mưa lụt được mất trong năm (đại-khái như : ruộng lúa sau bữa cấy mạ rồi cách một đêm mà nước ruộng đứng trong trẻo, thì năm ấy ắt được mùa, còn như cách đêm mà nước vẫn đục không trong thì năm ấy mất mùa. Cá gáy và cá giếc có nhiều, thì năm ấy mưa gió thuận hòa ; cả chim nhiều thì mùa xuân bị hạn ; cả rô nhiều thì năm ấy lạnh; tổ ong đóng cao thì lụt nhiều, đóng thấp thì gió nhiều ; cái xương sườn đùi ếch khúc đầu đen thì thượng tuần tháng ấy mưa, khúc giữa đen thì trung tuần mưa, khúc dưới đen thì hạ tuần mưa, nếu đen cả thì mưa nhiều, trắng cả thì không mưa. Con nhện làm lưới trong cỏ mà mù sương đọng lên ngay giữa lưới sâu núng xuống, thì năm ấy được mùa, còn sương đọng xẻo một bên lưới mà lồi lên và cạn, thì năm ấy mất mùa. Lại như măng tre thấy mọc ra một bên thì không có gió lớn, còn mọc ở giữa bụi thì có gió to. Nhà làm ruộng thường chiêm nghiệm như thế).

Đàn ông lo việc cày ruộng trồng dâu, đàn bà chuyên nghề nuôi tầm dệt cửi ; núi sông thanh tú cho nên nhiều người có tư chất thông minh dễ học. Sĩ phu có khi tiết cứng cỏi bạo nói. nhưng vì thổ lực không hậu và thể nước chảy gấp, nên tánh người hay nóng nảy ít trầm tĩnh, duy có người nào học vấn uyên thâm mới không bị phong khi ràng buộc. Còn như tiết lễ trong dân-gian, thì ngày nguyên-đán, tự-tiên, đoan-dương, giỗ tổ, xuân thu tế thần, tam-nguyên cúng Phật, tháng chạp tảo mộ, buổi trừ-tịch dựng nêu thì giống như ở Thừa-thiên. Duy có việc hiếu hỉ vãng lai, vẫn giữ nếp xưa, lễ cầu phúc hay tạ thần cỏ ca xưởng, không sợ phí tồn. Dâu. gai, tơ, bông, địa-lợi vẫn nhiều ; sa, lãnh, trừu, lụa, công-tác tinh xảo ; phục dụng ưa trang sức, nhà cửa thích trang hoàng. Phủ Điện-Bàn đất tốt, phong tục xa xỉ văn hoa, phủ Thăng-Bình đất xấu giữ tục cần kiệm chất phác, như thế cũng do địa khí gây nên. Còn tiếng nói bình dị rõ ràng, so với các tỉnh thì đây vừa thích-trung, tuy ở Kinh-sư cũng lấy tiếng Quang-Nam làm chính.

Tỉnh-thành Quảng-Nam ở xã La-Qua huyện Diên-Phước : chu vi 489 trượng, cao 1 trượng 1 thước, có 4 cửa; hào rộng 4 trượng 5 thước, sâu hơn 7 thước. Quốc-triều ban đầu dựng trấn dinh ở xã Thanh-Triêm huyện Diên-Phước, sau nhân biến loạn phải bỏ. Đến khi trung-hưng (Triều-Nguyễn), thu phục Quảng-Nam, tạm đặt ở phố Hội-An, năm Gi L, 13 thứ 2 (1803) dời qua cựu-lỵ ở xã Thanh-Triêm, đắp thành đất. Năm Minh-Mạng 14 (1833) dời qua chỗ này, sang năm 16 (1835) mới xây gạch .

PHỦ-TRỊ ĐIỆN-BẢN

Ở xã Thanh-Triêm huyện Diên-Phước ; đầu niên hiệu GiaLong đặt ở xã Cầm-Lũ, năm Minh-Mạng thứ 7 (1826) dời qua xã Khúc-Lũy, năm Tự-Đức 15 (1862) dời đến thôn Nhất-Giáp xã Khả-Phong, năm 18 (1865) dời đến xã Câu-Nghê, năm Đồng-Khánh nguyên niên (1886) lại dời đến đây.

HUYỆN TRỊ HÒA-VANG

Huyện đặt ở thôn Bình-Thuận, đầu niên-hiệu Gia-Long đặt ở xã Ái-Nghĩa, năm Minh-Mạng thứ 5 (1824) dời đến Hóa-Khuê trung-tây-xã, năm Tự-Đức 11 (1858) ở Đà-Nẵng hữu sự, đắp đồn lớn ở xã Nghi-Xuân, năm 13 (1860) bình định xong, bèn dùng làm huyện-trị, năm Thành-Thái 15 (1903) dời đến đây.

HUYỆN-TRỊ DUY-XUYÊN

Ở Phụng-Châu-tây-thôn, dựng lúc đầu niên-hiệu Gia-Long, năm Minh-Mạng 17 (1836) dời qua Mỹ-Xuyên đông-giáp, năm 19 đem lại chỗ cũ,

Ở xã Đông-Lâm, làm năm Thành-Thái 12 (1900).

PHỦ-TRỊ THĂNG-BÌNH

Ở xã Thanh-Ly huyện Lễ Dương. Nguyên năm Minh-Mạng 11 (1830) làm ở xã Hà-Lam, qua đời Đồng-Khánh dời đến chỗ đây.

PHỦ TRỊ FAM-KỲ

Ở xã Tam-Kỳ, đắp thành đất, chu vi hơn 45 trượng, cao 5 thước, mở 2 cửa. Đầu niên-hiệu Gia-Long dựng ở xã Chiền-Đàn, năm Thiệu-Trị thứ 2 (1842) dời đến đây, năm Thành Thái 18 (1906) biệt cải làm phủ.

HUYỆN-TRỊ QUẾ-SƠN

Ở xã Hương-Lộc. Năm Minh-Mạng 17 (1836) dựng ở xã Hương-Lư, năm Tự-Đức thứ 5 bỏ, năm thứ 8 (1855) lại dời về Hương-Lc.

Phy:
SƠN-PHÒNG-NHA

Ở Đại-An thượng-xã,thuộc phủ Tam-Kỳ,thiết-lập từ năm Tự Đức 28 (1875) có đặt 1 Chính-phòng sử, 1 Phó-phòng-sứ, Chủsự, Tư-vụ, Bát Cửu-phẩm đều 1 người, 4 viên Vị-nhập-lưu thơ lại, 1 Chính-quản, 1 Phó-quản, 10 Suất-đội, 1 điển-ty. Sau dời Sơn-phòng đến xã Dương-An, đầu niên hiệu Đồng-Khánh triệt bỏ, năm Thành-Thái thứ 4 (1892) lại đặt ở xã Bàn-An, năm thứ 5 (1893) giảm bỏ, việc phòng do phủ nha quản trị

HẢI-PHÒNG-NHA

Ở xã Nam-Dương huyện Hòa-Vang, đặt ra từ năm Tự-Đức

« TrướcTiếp tục »