Hình ảnh trang
PDF
ePub

Tự Trọng-Đỉnh, người huyện Lễ-Dương (dưới dây cũng vậy). Ông đầu-quân đời vua Minh-mạng ; niên-hiệu Tự-Đức thọ chức Cai-đội, lần lên thự chức Thống-chế Tiền-phong-dinh. Thuở ấy có Cổ-phỉ người Tàu quấy nhiễu từ Hưng-Hóa đến thượng-du Thanh Hóa, ông sung chức Đề-đốc quân-vụ. Năm Tự-Đức 27 (1874) cải làm Đề-đốc Nghệ-Tĩnh, rồi triệu về kinh thăng Thống-chế, quyền chưởng Hậu-quân, sung Kinh thành Hải-phòng Phó-sử. Sau bị bịnh mất, được tặng Đô-thống

NGUYỄN-VĂN-LỢI

Ông vốn có dũng lực, đời Thiệu-Trị tuyển vào Cam-yvệ, đời Tự-Đức thọ hàm Đội-trưởng; khi sát hạch vũ nghệ ông đều trúng luôn hạng ưu, thăng chức Cai-đội. Năm 9(1868) có cuộc biến Đoàn-Trưng, ông có công truy nã, được thưởng một cái ngân bài “trung tưởng và thăng chức Phó-quản-cơ, rồi thăng Vệ ủy, sung chức Lãnh-binh tỉnh Nam-Định. Kế đó Nam Định thất thủ, bị cách chức cho theo quân thứ Bắc-Hà, quyền Đốc-binh, dự có chiến công, được khai phục Tinh-binh suất-đội, nhưng vẫn làm việc quân-thứ (1). Sau bị bệnh xin về rồi mất, được truy phục nguyên hàm Lãnh binh.

ĐẶNG-VĂN-TẠI

Người huyện Quế-Sơn, có sức mạnh, trước tiên xin nhập Long-vũ Sứ đội. Năm Tự Đức thứ 2 (1849) thi đậu Vũ-cử, sơ bổ Suất-đội, làm lần đến Tiền-phong-dinh Phó-vệ-ủy, rồi ra làm Lãnh-binh Nghệ-An, lại lãnh Đề-đốc Hà-Nội. Năm thứ 36 (1883) ra Sơn-Tây dẹp giặc bị đạn bắn trúng mắt bên trái, phải trở về Hà-Nội. Tháng 10 năm ấy tướng giặc là tên Sưu nhóm đảng quấy nhiễu 2 xã Hương-Quan và Ngải-Cầu, ông lại đốc binh áp đánh bị giặc giết hại, được tặng chức Đề-đốc.

(1) Quân-thử: chỗ đóng quân.

Người huyện Duy-Xuyên (sau đây cũng vậy). Ông đầu-quân đời vua Thiệu-Trị; niên-hiệu Tự-Đức thăng Cấm-binh Cai-đội, sung Hữu-cơ Quản-cơ tỉnh Quảng-Nam. Sau ra Lãnh-binh quânthử Lượng-Thái, hằng giao chiến cùng giặc được đắc thắng luôn. Năm thứ 21 (1868) đánh giải vây ở Bắc-Ninh, lần được thăng Phó đề-đốc, sung Hải-Phòng quân-thứ ;sau khi dẹp yên thủy-phỉ (quân giặc ở sông biền) trở về quân thứ Tuyên-Quang. Năm 25 (1872) khi đánh ở An-Thạnh bị trận vong được truy tặng Chưởng-vệ.

NGUYỄN-CHÍ

Ông đầu-quân năm Minh-Mạng thứ 9 (1828), thường đi công cản ở Tân-Gia-Ba và Đại-tiều-Tây-dương. Vì ông am hiểu đường biển, được trao chức Chính-đội, thăng lần đến Quản-cơ vệ-ủy. Năm thứ 20 triều Tự-Đức (1867) lên chức Chưởng-vệ, sung Đốcphòng cửa Thuận-An, rồi đặc cách thăng Thủy-sư Đề-đốc, kế đó thăng thự Thống-chế. Sau có việc bị kiếm chức, trải qua một thời gian khá lâu mới được phục chức Đô-thống. Được ít lâu bị bịnh xin về rồi mất.

NGUYỄN-ĐẠO

Người huyện Lễ-Dương. Niên-hiệu Minh-Mạng ông 2 lần đăng vào Trường-sinh (1); theo niên-lệ 40 tuổi được bổ-dụng, vì có mẹ già ông xin ở nhà phụng dưỡng cho trọn đời, được tiếng là người có hiếu hạnh. Ông lại ưa sự bố thí, năm đầu niên-hiệu Tự-Đức thường bị mất mùa đói khát, ông Đạo đem của ra chẩn cấp không tiếc, dân cư sở tại và các xã lân cận nhờ đó được sống rất đồng. Lại ở nơi làng, ông lập nghĩa-thương (kho trữ lúa) để phòng bị năm mất mùa. Năm Quí-Hợi (1863) miền biển hữu sự, dân trong hạt đói, tỉnh-thần phải ủy ông đi khuyển quyên được hơn 60.000 quan tiền ; ông lại tự xuất của tư quyên giúp vào việc công-chẫn, tiền và lúa cũng đến số vạn, được vua ban thưởng 1 ngân-bài «Lạcquyên» và 1 ngân bài Nghĩa-Sĩ». Các quan phủ, huyện đều trọng ông, thường mời đến để hỏi việc lợi hại của dân gian, giúp được nhiều sự bổ ích. Sau theo phẩm hàm của người con, ông được lặng đến Đỗ-sát-viện Hữu-phó-đồ-ngụ-sử. Con ông là Thuật, làm Hiệp-biện-đại-học-sĩ An-trường-tử rồi hưu trí.

(1) Trường-sinh xưa gọi là Học-sinh, được hạch đậu cho vào học tập các bài ở trường Đốc học tỉnh, có học bổng từng tháng.

LÊ-THỊ-NHÂM

Người huyện Lễ-Dương (sau đây cũng vậy). Khi tuổi nhỏ vẫn giữ qui-tắc chốn khuê phòng, kịp khi sánh duyên cùng NguyễnChất sanh được 1 trai, đặt tên là Hữu-Quang. Vừa được 1 năm thì Nguyễn-Chất bệnh chết ; thị vừa 20 tuổi, ở góa thủ tiết, phụng dưỡng cha mẹ chồng, mời thầy cho con học, kỳ vọng cho con thành danh. Sau Hữu-Quang thi đậu Cử nhân. Niên-hiệu ĐồngKhánh thứ 2 (1887) quan tỉnh đem sự trạng tâu lên, vua khen thưởng cho ngân bài và lượng bạc.

NGUYỄN-THỊ-TÍN

Khi 18 tuổi đã đẹp duyên cùng Phạm-Văn-Thành, 19 tuổi sinh 1 con trai. Văn-Thành chết, bà vừa 20 tuổi, những người hào cường trong làng cậy mai hỏi cưới, bà nhất diện từ tạ, lo giữ tiết hạnh, phụng sự mẹ chồng có lòng thành kinh, làng xóm đều khen là hiền. Bà khuyên con theo việc học hành, sau con đậu Tú tài. Năm Tự-Đức thứ 10 được vua ban thưởng.

VŨ-THỊ-TRỰC

Thị nguyên trước tên là Chân, 12 tuổi gả cho người làng là Trần-Kim-Thanh. 17 tuổi chồng chết, thị trở về nhà cha mẹ ở, dốc lòng thủ tiết. Có người muốn hỏi cưới, thị thề không cải-giả quyết giữ tấm lòng kiên trinh, người làng đều khen ngợi. Năm Tự-Đức thứ 31 (1878) được ban thưởng.

HƯƠNG-HẢI THIỀN-SƯ

Sách Kiến-Văn-Tiểu-Lục của Lê-Qui-Đồn chép: Thầy là người Bình-An phủ Thăng-Bình, ưa việc huyền-tu (1), thường bơi thuyền đến núi Tiêm-Bút rồi cất am trụ trì, dẹp được ma chưởng. Sau ra Bắc ở chùa Nguyệt-Đường tỉnh Sơn-Nam.

(1) Huyền nghĩa là huyền diệu, hay là thanh tĩnh.

« TrướcTiếp tục »