Hình ảnh trang
PDF
ePub

(Phụ biên những người hạnh-nghĩa, liệt-nữ và tăng-thích)

TRIỀU NHÀ TRẦN

ĐẶNG-TẤT

Sách Lê-Quí-Đôn Tạp-Lục: Ông là người phủ Thăng-Bình, cuối đời Trần làm Thổ-quan Đại-tri-châu, lúc vua GiảnĐịnh-Để khởi binh ở Nghệ-An, ông đem dân chúng qui phụ chung lo khôi phục. Nhân dịp ông dâng người con gái cho vua, vua phong làm Quốc-công, sau ông nhập tịch vào Nghệ-An Sự-tích có ghi tường trong tỉnh-chi Nghệ-An.

TRIỀU NGUYỄN

PHẠM-HỮU-KÍNH

Người huyện Diên-Phước (dưới đây cũng vậy), đỗ Hươngtiến, triều vua Túc-Tông (1725-1737, làm quan đến Cai-bộ Quảng-Nam. Ông rất thông hiểu việc lại, thường đi tra xét các dinh, hay phát-giác việc ản-nặc, hay xử đoán phân-minh, lại dân đều kính phục, khi mất tặng chức Tham-Nghị.

NGUYỄN-LỘC

Có tên nữa là Kinh, triều Hiển-Tông (1691-1724) làm Cai

cướp bóc, ông truy nã rất gắt, dân mọi kiêng sợ không dám làm càn. Lại có mọi ở Ba-Lịch không chịu giao-thông thươngmãi, ông chiều-dụ buộc chủng phải nạp thuế lệ, rồi các mản mọi đều phục tùng. Sau khi mất, được tặng chức Đỗ-chỉ-huy-sử Phụchánh đại-tưởng-quân, thường có linh-ửng, dân thỏ lập đền thờ, ngày tế tự, có voi núi thường về trước cửa đền cúi lạy trong lúc ban đêm.

LÊ-CẢNH

Người huyện Hòa-Vang, thân sinh mất sớm. Ông lại là người thiên tư lỗ độn, bà mẹ khuyên ông đi học, thường đội tráp qua lại bến đò An-Hải. Đêm nọ người chèo đò mộng thấy có ông già bảo rằng: “Sớm nay có quan Hàn lâm đi qua, sao không đem đò qua rước ?». Rồi khi mờ sáng đã thấy ông Cảnh đứng tại bến đò, người chèo đò nói: “Ngày sau ông phủ quí, xin chớ quên tôi». Ông ngạc nhiên, người chèo đò bèn đem giấc mộng trước thuật lại. Ông nói: «Tánh tôi ngu độn, đâu dám quá mong như thế.» Nói xong rồi ông khiêm tốn từ tạ ra đi. Sau khi ấy, ông theo học ở trường tư thục sớm tối chăm học không nghỉ, một ngày nọ thốt nhiên trong bụng nghe sôi lên ùng ục như tiếng pháo nổ? Từ ấy mỗi ngày đọc đến ngàn câu, học hành rất tiến, sau đậu Hương-tiến, triều vua Hiền-Tông (Nguyễnphúc-Chu), làm quan đến Hàn-lâm-viện Chánh-dinh Cai-bộ Khi mất được tặng chức Tham-nghị.

PHAN-PHƯỚC-AN

Người huyện Diên-Phước. Triều vua Duệ-Tông (Nguyễnphúc-Thuần) làm chức Khám-lý. Khi Tây-Sơn khởi biến, ông theo Tán-lý Đỗ-Văn-Hoảng đánh giặc ở Qui-Nhơn. Hoảng tử trận, ông thâu thập tàn quân về Quảng-Nam đóng ở Câu-Đê; mùa xuân năm Giáp-ngọ (1774) ông theo Tả quân Nguyễn-Văn-Dật đánh Tây-Sơn ở sông Tam-Kỳ, bị trận vong.

Người huyện Hòa-Vang, thông kinh-học, có tài lược, đậu Giải-nguyên khoa hương, làm quan đến Hàn-lâm-viện Thị-độc. Triều vua Duệ-Tông làm đến Quảng Nam Cai-bộ, tuần hành trong 5 phủ, tham nghị việc binh, đánh dẹp ác-man ở QuảngNgãi được yên lặng. Đời Duệ Tông năm thứ 7 (1772), người Tiêm xâm lăng đất Hà-Tiên, ông Thành làm Tham tán đem binh tiến thảo, người Tiêm thua chạy, ông rút quân về GiaĐịnh rồi mất. Năm Gia-Long thứ 9 (1810) liệt thờ vào miếu Trung-tiết công thần.

TRẦN VĂN-HÒA

Có tên nữa là Trung, người huyện Duy-Xuyên (dưới đây cũng huyện này) sau dời vào Bình-Định làm nhà ở Bồng-Sơn. Triều vua Duệ-Tông làm quan Hàn-lâm-viện. Khi Tây Sơn khởi biến, ông theo Đông-Cung Dương lẻn vào Gia-Định làm Nộiđiện Tham-nghị, lãnh mật-chỉ về Quảng-Ngãi hiệp với bọn Độ. thống-chế Đặng-Văn-Đài khởi binh đánh giặc, đi đến Bồ-Đề bị bại rồi tử trận. Em của ông là Hiền lén vào Gia-Định phụng mật chỉ về Qui-Nhơn dò thảm quân địch, bị tiết lậu, rồi bị quân dịch giết. Con ông là Văn-Tuân vào Gia-Định làm việc ở Thị thơ-viện, đầu niên-hiệu Gia-Long làm Lại-bộ Tham-tri, ra lãnh Binh-tào Gia-Định bảo hộ Cao-Miền quốc-ấn. Đầu niên-hiệu Minh-Mạng bị oan phải vào ngục thất, sau được tha và được phục chức Tuần-vũ 2 tỉnh Lượng-Bình và Hà Tĩnh, tuổi già xin về hưu rồi bị bịnh mất ở nhà. Tuân là người cương trục, gặp việc dám nói ; người ta đều cho là việc khó.

TRƯƠNG-VĂN-BỈNH

Lúc đầu Trung-hưng cũng theo việc binh, dần dần được lên đến chức Vũ-vệ Vệ.ủy. Sau tòng chinh ở Qui-Nhơn bị trận vong, được tặng Chưởng-cơ, liệt thờ vào đền Hiển-trung và miếu Trung-hưng công-thần.

Lúc đầu Trung-hưng tòng quân, làm quan Khâm-sai Cai-cơ. Khi tòng chinh ở Qui-Nhơn bị trận vong, được tặng Chưởngcơ, liệt thờ vào đền Bao-trung.

PHẠM-VĂN-HƯƠNG

Lúc đầu Trung-hưng vào năm Ất-Vị (1775) ông lệ thuộc dưới quyền chỉ-huy của Châu-Văn-Tiếp, hộ-giá qua Tiêm, có công ở Vọng Các, lần lần được thăng đến chức Cai-cơ; tuổi già xin hưu, mất ở nhà.

TRƯƠNG-VĂN-THỦY

Người huyện Lệ-Dương, văn-học uẩn-súc. Triều vua DuệTông làm quan Hàn-lâm-viện. Lúc Tây-Sơn khởi biến, ông theo Tả-quân Nguyễn-Cửu-Dật cưỡi thuyền theo vua đến phần biển Bình-Định gặp gió úp thuyền, Cửu-Dật chết, ông trôi dạt vào bờ biển, rồi lén về làng. Tây-Sơn cho mời, ông không chịu đến, giả làm người say li bì. Đầu niên-hiệu Gia-Long nghị soạn điều-lễ Nam-Giao cũng có tham dự, sau làm Đốc-học Quảng-Nam, sĩ-tử nhiều người thành đạt.

NGUYỄN-VĂN-TRƯƠNG

Khi đầu lưu ngụ ở Gia-Định. Năm Đinh-Vị (1787) ông qui thuận, vua trao cho Chưởng-Cơ, theo chinh phạt đến đâu cũng thắng trận, được thăng đến chức Chưởng Trung-quân bình-tây đại-hướng-quân Đoan-Hùng quận-công. Mất năm Gia-Long thử 9 (1810), được tặng Thái-bảo, liệt thờ vào miếu Trung hưng côngthần ; đầu niên-hiệu Minh Mạng tòng tự Thái-Miếu, năm Mùi 16 (1835) tòng tự Vũ-Miếu. Ông Trương làm tướng có lòng nhân từ, khi lâm trận chưa từng giết bậy, đương thời mọi người khen là phước tướng. Con là Văn-Văn lúc đầu trung-hưng lập nhiều chiến công, làm quan đến Tiền-quân Đo-thống-chế; cháu là Văn-Thuận

bị trận vong, được tặng Phó-vệ-ty.

HỒ-VĂN-LŨ

Lúc đầu Trung-hưng tòng quân có công, làm quan đến chức Cai-cơ. Năm Canh-Thân (1800) tòng chinh ở Qui-Nhơn rồi bị bịnh mất, được tặng Khâm-sai chính-vệ-úy, liệt thờ vào đền Biểu-trung.

PHẠM-NHƯ-ĐĂNG

Người huyện Diên-Phước. Nguyên trước ở Thanh-Hóa, thân phụ ông là Tím, khi đầu lưu ngụ Gia-Định, sau dời ra ở đây. Ông Đăng người có chí-khí, năm Canh-Tý lúc đầu trung hưng qui phụ, được vua trao cho chức Hàn-lâm-viện Chế-cáo, làm lần đến Lại-bộ Tham-tri. Sau khi đại-định, kiêm lãnh chức Bắc-Thành Hình-tào. Đăng có tài biện sự, năm Gia-Định thứ 12 (1813) được thăng Hình-bộ Thượng-thơ, khi mất tặng chức Tham-chính. Năm Tự Đức thứ 5 (1852) liệt thờ vào miếu Trung-hưng công thần.

NGUYỄN-TƯỜNG VÂN

Khi trước lưu ngụ Gia-Định. Lúc đầu Trung hưng làm Chínhdinh Tri-bộ, năm Gia-Long thứ 2 (1803) dời ra Cai-bộ QuảngNam, rồi mới nhập tịch ở đấy. Sau đó bị can nên phải giảng trật. Năm thứ 9 (1810) thăng chức kỷ-lục Bình-Thuận, làm lần lên Lại-bộ Hữu-tham-tri lãnh Bắc-Thành Hộ-tào. Năm MinhMạng nguyên-niên (1820) thăng thự Binh-bộ Thượng thơ rồi mất, được tặng thực-thọ Thượng-thơ. Ông Vân có tài văn học chính-sự, chưa thi thổ hết mà mất, vua rất thương tiếc. Năm Tự-Đức thứ 10 (1857) liệt thờ vào đền Hiền-lương,

TRẦN-ĐĂNG-LONG

Ông lưu ngụ Gia-Định, thường đi theo chinh phạt, làm lần lên chức Khâm-sai thuộc nội Vệ-úy. Niên-hiệu Gia-Long 16

« TrướcTiếp tục »