Hình ảnh trang
PDF
ePub

Lại có người đồng huyện là Trần-Văn-Oai * * *, người có sức mạnh, khi nhỏ học tập võ - nghệ, làm quan đến Lãnhbinh Hà-Tĩnh. Năm Tự Đức 25 (187) Thanh-phỉ nhiễu loạn cướp bóc ở Tuyên-Quang, Oai cải sung quân-thứ Tuyên-Quang. Chiến dịch ở An-Thịnh, Oai tranh tiên xung phong trước các sĩ-tốt, bị trận vong, được truy tặng Chưởng-vệ. Nho cùng Oai đều được thờ vào đền Trung-Nghĩa.

HOÀNG-NGỌC-CHUNG * ± 4

Người huyện Phong-Điền ; khi nhỏ đọc học kinh sử, lại am thông võ-nghệ. Trong niên hiệu Tự-Đức làm đến Vệ-ủy, sung Hiệplãnh Thị vệ trực-ban. Năm thứ 12 (1859) Gia-Định có việc cảnh-bị, Chung sung Tham-tán quân-vụ, khi binh Pháp hãm đánh Hữu đồn Phú-Thọ, Chung cự chiến, trận vong, được truy tặng Thống-chế, thờ vào đền Trung-Nghĩa.

ĐẶNG - HỮU - KHUÊ * # *

Người huyện Phú-Vang ; năm Thiệu-Trị thứ 6 (1846) ra làm Thơ-lại (Thơ-kỷ), ứng mộ dũng-binh quân-thứ, có chiến-công, vượt lên chức Phó Lãnh-binh Lạng - Sơn. Khi Thanh-phỉ tràn qua nhiễu loạn, Hữu-Khuê trú thủ đồn Quang Lang, giao chiến cùng quân Thanh, bị trận vong, được truy thặng Lãnh-binh, gia tặng Chưởng-vệ.

VÕ-QUANG-TUYÊN * Ł Ể

Người huyện Phú-Lộc, có dõng lực. Năm Tự-Đức thứ 6 ứng mộ, làm quan đến Lãnh-binh Hưng-Hóa. Năm 24 (1872) đánh giặc ở châu Sơn-La, tử trận, được truy tặng Thống-chế, thờ và đền Trung Nghĩa.

NGUYỄN-TRUNG

Người huyện Phong-Điền, có dũng lực; năm Tự Đức thứ 6 ứng mộ, lập nhiều chiến-công, vượt thăng thự Vệ ủy ; năm 36 (1883) cùng Hữu quân Lê-Sĩ, Thống-chế Lê-Chuẩn đồn thủ tại tấn ThuậnAn. Khi Hải-thành thất thủ, Trung và Sĩ, Chuẩn đều chết, Trung được truy tặng Chưởng-vệ, thờ vào đền Trung-Nghĩa.

LIỆT. NỮ ĐỒ *

NGƯỜI ĐỜI MẠC :

DO-THI-TONG # #

Người huyện Hương-Trà ; niên hiệu Đại-Chính đời Mạc năm thứ 4 (1533), Dương-Liên dấy loạn, cướp bóc dân cư, thấy Thị-Tổng có nhan sắc muốn cưỡng hiếp, Thị-Tổng thề chết không chịu, quân giặc giận đâm chết.

NGƯỜI TRIỀU - NGUYỄN

NGUYỄN THỊ-NGỮ - Á và

Nguyên trước là người ở Quảng-Bình, dời nhà vô ở xã XướcDụ huyện Hương-Trà, mà là vợ chính thất Đặng-Đức-Siêu làm Thượng thơ bộ Lễ. Khi loạn Tây-Sơn, Đức Siêu lén vào Gia.Định, phu-nhân ở nhà nuôi con thủ tiết; có chức Tư-đồ Tây-Sơn là VõVăn-Dũng muốn cưới làm vợ, phu-nhân thề chết không chịu, nhưng Dũng cũng không cưỡng bức. Sau Siêu về, bịnh chết ; năm Gia-Long thử 9 (1810), phu-nhân tổng tảng tận lễ rồi ở vậy cho đến già. Năm Minh-Mạng thứ 8 (1827) sắc cho biền Tiết-phụ trong có khắc 4 chữ « Đồng Quản Phương Tiêu Ễ 3 t » (1), dựng tinh-phường t

(1) Đồng quản: cây viết cán đỏ. Phương: thơm. Tiểu : nêu lên. Hậu Hán thơ : * * Hi Hi n i = dùng cán viết đỏ biên công chép lỗi của tho:女史彤管記功書 người đàn bà vào trong nữ sử (Sở dĩ dùng cán viết đỏ là tỏ bày lòng son của mình đề đem người lại chỗ cư xử cho ngay thẳng hợp đạo nghĩa). 4 chữ trên đây nghĩa là cán viết đỏ nêu tỏ dấu thơm.

3 (1), và cấp gấm lụa cho bà. Năm Thiệu-Trị thứ 2 (1842) vua ban cho bà quế sâm và hàng lụa. Bà bịnh mất, thọ 82 tuổi, khi ấy vua lại ban cho gấm đoạn lụa vải và tiền đề làm việc tang lễ.

NGUYỄN-THỊ-CHÍNH I K

Người huyện Hương-Trà ; 18 tuổi lấy chồng người làng là LêTân, sinh được 1 trai 1 gái ; khi Tân chết, thị mới 27 tuổi, nhà chồng có bà kế mẫu, không con trai thứ, Thị-Chính phụng sự kế-mẫu, dưỡng dục các con, giữ khổ-tiết hơn 40 năm mới chết. Năm Minh Mạng thứ 8 (1827) được vua tinh thưởng *

NGUYỄN-THỊ-LUYỆN - Á

Người huyện Hương-Trà, 16 tuổi lấy chồng là Nguyễn-Sinh, đến năm bà 22 tuổi thì Sinh chết, không có con. Thị thủ tiết 46 năm mới mất. Năm Minh-Mạng thứ 8, được vua tinh thưởng.

NGUYỄN-THỊ-XUÂN - A đ

Người huyện Quảng-Điền ; chồng là Hoàng-Hòa làm Đội trưởng, năm Canh-Thân đầu thời trung-hưng (Triều Nguyễn) đi theo chinh chiến, trận vong. Khi ấy thị 26 tuổi, ở góa nuôi mẹ chồng, mẹ chồng chết, thị lo tang tế hiệp lễ nghi, rồi thủ tiết 27 năm mới mất. Năm Minh-Mạng thứ 8 được vua tinh thưởng.

NGUYỄN-THỊ-THUẦN P H 3

Người huyện Quảng-Điền ; 17 tuổi phối hơn với Sinh-đồ Hoàng-Đạo ở xã Xuân-Tùy. Thị là con gái nhà giàu, chăm lo gianghiệp, cung phụng người chồng, khuyên chồng đi học phương xa đề thành chí nguyện.

Sau Hoàng Đạo đậu luôn 2 khoa Tú-tài và sinh được 2 đứa

(1) Sinh phường : sinh là biểu dương. Phường là phường ấp. Đời trước trong phường ấp nào có người trung hiếu tiết nghĩa, thì nhà chức trách khiến phường ấp ấy kiến trúc một chỗ có hình thức khả quan đề biểu dương tên tuổi sự công của người ấy.

con. Khi Đạo mất, thị 25 tuổi ở góa thủ tiết, 2 con còn nhỏ, thị lo phơi sách của chồng đề lại đợi cho con lớn học tập. Có người muốn đến hỏi làm vợ, thị không thuận tòng mà hằng bị sự áp bức, thị thắt cổ tự tử, nhờ có người cứu khỏi chết ; sau thị lựa chỗ ở dạy dỗ con, khi ngồi rảnh thường đề roi ở bên, con chơi dỡn lười biếng, thị đánh đập khuyên răn, người ta gọi là nghiêm.mẫu (1). Năm Tự Đức 36 (1883) nhà chức-trách đem việc của bà tâu lên, vua tinhthưởng cho tấm biển Tiết-phụ Bình-hạng và bạc lụa. Con bà là Hoàng-Liên, Hoàng-Thông đều đậu Cử nhân, nổi nhau ra đường sĩ hoạn, báo đáp phụng sự những món trân cam, trong làng xóm đều khen ngợi cho là vinh hiển. Bà hưởng thọ 77 tuổi.

(1) Người ta thường gọi cha là nghiêm phụ, mẹ là từ mẫu, mà đây gọi là nghiêm-mẫu là ý nói bà Thuần thể làm cha dạy dỗ các các con.

ز

MICHIGAN LIBRARIES

TĂNG - THÍCH từ + (Thầy tu)

TẠ-NGUYÊN-THIỀU H x W

Tự là Hoán-Bích, nguyên người Triều-Châu, Quảng Đông, 19 tuổi xuất-gia đầu nhập chùa Báo-Tư. Đời vua Thái-Tồn Hoàng-Đế năm Ất.ty thứ 17 (1665), Thiều qua Việt-Nam ở phủ Qui-Ninh dựng chùa Thập-Tháp-Di-Đà, lấy tượng-giáo (1) dạy khắp các nơi ; sau vào núi Phủ-Xuân ở Thuận-Hóa làm chùa Quốc-Ân, xây tháp Phổ-Đồng. Lại vưng mệnh Anh-Tồn-Hoàng-Đế qua phương đông (?) tìm mời cao-tăng, Thiều mời được Thạch-Liêm Hòa-Thượng Ân i ta rồi, sau về trụ trì ở chùa Hà-Trung. Lúc lâm-bịnh, nhóm chúng-tăng chúc thác bí-ngữ, làm bài kệ :

寂寂鏡無塵
BA 明殊不容
堂堂物非物
寥寥 空 勿 空
Phiên âm

Tịch tịch kỉnh vô trần,

Minh minh thù bất dung.

Đường đường vật phi vật,

Liêu liêu không vật không.

Dịch nghĩa

Lằng lặng gương không bụi,
Sáng rạng chẳng bợn chi.

Rõ ràng vật mà chẳng phải vật,

Vắng như không, mà chở cho là không.

(I) Tượng giáo : đúc tượng Phật đề dạy người tu hành.

« TrướcTiếp tục »