Hình ảnh trang
PDF
ePub

cũng đều biên vào cả, nhưng biên lược trong tỉnh này, thì biên tường trong tỉnh kia, lại chú rõ ở dưới chỗ ấy để tiện tham-khảo (như núi Cù-Mông ở Bình-Định thì nói rõ trong địa-chí Phủ-Yên, sông Lam-Giang ở Hà-Tĩnh thì nói rõ trong địa chí Nghệ-An, HoànhSơn thì nói rõ ở địa chí Quảng-Bình).

14.– Các loại gò rừng, cồn đảo, hồ ao, khe đầm, chỗ nào cỏ con đường ngang qua hay là có lợi cho dân sở tại thì lựa biên vào, kỳ dư bỏ qua để khỏi phiền-toái.

15.– Các cô-tích niên-đại lâu xa, hoặc chỗ còn di-chỉ, hoặc chỗ đã san bằng, đều nhưng-cựu ghi vào đề tồn cổ-tích.

16. Từ miếu tự quán chỗ nào cũng có, không xiết biên cho hết, duy chỗ có lệ quốc tế, hoặc phụng ngự-tử biển ngạch và chỗ cỏ linh ứng, xưa nay gọi là danh-thắng, thì mới biên vào để biểu-thị linh-dị.

17. _ Các đàn sơn-xuyên xã tắc, qui-chế nói rõ ở Địa chỉ Kinh sư, kỳ dư các tỉnh chỉ ghi chỗ sở tại, còn qui-chế không khác gì

lắm, nên nói lược qua.

18.– Những thần từ nào có sự tích đảng ghi chép thì đều chủ-thích rõ ràng, còn đồng một vị thần mà nhiều chỗ phụng-tự thì biên lược chỗ này mà biên rõ chỗ kia, nhưng có chua nói : « tường kiến chỗ nào đó », để tiện kê khảo.

19.– Mục quan-tấn có nói đến các chỗ đồn bảo yếu-hiểm, tuy nay hoặc đã triệt bỏ, nhưng cũng nhưng cựu biên vào, đề thấy hình thẳng sở tại. Đến như mấy chỗ tuần-ải trong niên-hiệu Minh-Mạng thứ 17 (1836) chuẩn cải làm chư « quan » Bị cả, và các yếu-địa đồn bảo ở sơn-nguyên » Vy cũng đều nhơn theo loại ấy mà phụ-biên vào.

20.— Những trạm-dịch nào ở theo đường thiên-lý, thì số dặm đều biên rõ ràng, chí như các trạm, mới đặt là trường-hợp tùy-nghi thì số dặm những đường ấy dài vắn không đồng, nên biên dài mấy trượng, mấy thước, hoặc đi mấy tiếng đồng hồ, máy nhật trình, đều chiếu theo tư văn của các tỉnh để biết đại-khái xa gần đó thôi (Lý lộ ở sau đây cũng đồng như thế).

21.– Bến đò là đường đề đi qua lại, cho nên những tên hiệu xã thôn sở tại ở hai bên bờ sông đều có biên rõ để tiện nhận xét.

22.– Theo đường quan nào có bến đò, có đôi chỗ mới làm cầu qua, nhưng cũng đề y tên cũ (như bến đò Hương-giang ở ThừaThiên, bến đò Nại-giang ở Hà-Tĩnh) mà chưa rõ tên mới đồi ở dưới chỗ ấy.

23.– Đê đập theo thời chứa nước hay tháo nước ra là quan hệ ich-lợi cho nhà nông, duy một hạt Thừa-Thiên và ở các tỉnh nào có quan đê (đề của quan) hoặc phụng chuẩn cho sở tại tự-túc thì kê làm một điều trong sách này, kỳ dư tỉnh nào không có hạng để ấy, hoặc do dân địa-phương đắp riêng đê nhỏ thì không cần liệt kê.

24.— Các sở kiều-lương, thước tấc trường hoành là cứ theo tưvăn của các tỉnh, tựu-trung có chỗ dùng thước nam, có chỗ dùng thước tây chưa được nhất-luật, đây cử theo mỗi chỗ dùng thước nào điền-chú ở dưới để cho phân-biệt; trong số ấy hoặc là cầu sắt hoặc cầu gỗ đều có chú rõ, duy cầu xe lửa toàn dùng bằng sắt, thì bất tất viết thêm chữ thiết (sắt) làm gì.

25.– Các cầu ở đường quan không luận dài vắn, đều biên chép đủ cả, còn các thôn lạc hẻo lánh, khe suối nhiều ngả, biên sao cho hết, nên không biên vào.

--

26.- Phố thị nhiều chỗ lấy hiệu của thôn xã chỗ ấy, cũng có chỗ gọi theo tục-hiệu thì ở đây cũng ghi theo tục hiệu ấy, nhưng có chủ hiệu xã thôn sở tại ở dưới chỗ tục-hiệu, còn những nơi tụ-tập linh tinh thì đều bỏ không biên, và những chỗ đã đổi dời hoặc đã bỏ rồi thì cũng không biên (như phố Phù-thạch ở La-sơn, Hà-Tĩnh, chợ Cựu.lãng ở Nghệ-an Hưng-nguyên, chợ Cổ thành ở Triệu phong, Quảng-Trị v.v..),

27.– Nhân-vật, người nào có công-nghiệp rõ-rệt, và có tiết nghĩa đáng khen, thì bất cần quan-chức lớn nhỏ đều theo sự thật biên chép, nhưng lấy niên-đại trước sau làm thử-tự, chứ không nệ quan-chức lớn nhỏ.

28.– Các vị danh-thần ở bản-triều đều đã chép rõ trong bản truyện, nay đều trích-biên đại-khái đề tỉnh-tiết phiền-văn, còn vị nào

chưa có bản-truyện mà về hưu trước ngày tháng phụng chuẩn này (1) thì tuân theo thể lệ chính-biên liệt-truyện năm Đồng-Khánh thử 3 (1888) mà thứ tự đăng-tải (như Trần-Đình-Túc ở Quảng-Trị, VõTrọng-Bình ở Quảng-Bình v.v...) Đến như những hạng hiếu-tử, thuận tôn, nghĩ-phu, tiết-phụ và liệt-nữ cao tăng có danh tiếng trên đời đủ làm gương khuyến-lệ, cũng đều theo từng loại phụ-biên vào.

29.– Thổ-sản món gì đem thượng-tiến và có ngạch thuế cùng những vật theo thổ-nghi ngon hơn thì đều chủ rõ ở địa-phương ấy. Kỳ dư các vật thực dụng nên dùng làm thuốc, mà ở các tỉnh đều có thì tra theo bản thảo và tham-gia tục-danh của ta, chép rõ từng thứ trong quyền Thừa-Thiên-Chi; còn những vật không rõ thì đều lược-biên.

30.– Kinh-sư là gốc trong nước, đô thành ở phủ Thừa-Thiên, nên giữ thứ tự bộ sách này phải để Kinh-sư ở đầu, thứ 2 đến Thừa Thiên, thứ 3 đến Tả-Trực (Quảng-Nam, Quảng-Ngãi, thứ 4 đến Hữu Trực (Quảng-Trị, Quảng-Bình),thử 5 đến Tả-Kỳ (Bình-Định đến Bình Thuận), thứ 6 đến Hữu-Kỳ (Hà-Tĩnh đến Thanh-Hỏa), thứ 7 Bắc-Kỳ (thập tam tuyên), thứ 8 Ngoại-quốc thuộc-địa phụ chép ở sau, ấy là có ý cư-trung chế-ngoại vậy (2). Tựu-trung Nam-Kỳ đã về nhượng-địa, Bắc-Kỳ nhiều nơi phân-thiết mới mẻ, đã thương tòa khâm sứ khảo cứu, mà chưa phúc đáp, không do đâu tra xét được, phải tạm biên lục như cũ để cho biết những nơi thống-thuộc, đợi sau sẽ tiếp tục.

(1) Phụng chuẩn nghĩa là vàng theo chỉ vua chuân y cho làm Nhất Thống Chí này.

(2) Ở Trung-ương khống chế các tỉnh ngoài.

PHỤNG KHAI BIÊN CHỨC-DANH CỦA CHÚNG TÔI.

TỔNG-TÀI :

Phụ-chính Đại-Thần, Thái-Tử Thiếu-Bảo Hiệp-Biện Đại-họcsĩ lãnh Học-bộ Thượng thơ, kiêm quản Quốc-tử-Giám, An-xuântử, thần : Cao-Xuân Dục B đi đ

TOÀN-TU :

Lễ bộ Tham-tri nhưng sung, thần : Lưu-Đức-Xưng ] ĐỀ ĐÃ
Hồng-lỗ Tự-khanh, thần: Trần-Xán Bà A.

BIÊN-TU :

Nguyên Hàn-làm-viện Thị-độc hiện thăng Hồng-lo Tựkhanh, Biện-lý Học bộ, thần : Nguyễn-Thiện-Hành tr* ÍT. Nguyên Hàn-lâm-viện Thị-độc thăng Quang-lộc-tự ThiếuKhanh hưu-trí, thần : Trương-Tuấn-Nhiếp 3 t

Nguyên Hàn-lâm-viện Thừa-chỉ; hiện Bình-Thuận tỉnh Đốchọc, thần : Phạm-Khắc-Doãn ý k

KHẢO-HIỆU :

Hàn-lâm-viện Trước-tác, thần: Lê-Hoàn K

Nguyên Tòng Thất phẩm hiện Học-bộ ty Tư-vụ, thần : Trần

Cán BỀ #.

ĐẰNG LỤC :

Chánh Thất-phẩm, thần : Lê-Nguyên Hy

Tòng Thất-phẩm, thần : Nguyễn. Quát

Tòng Thất-phẩm, thần : Lê-Chuẩn

黎元熙

阮适

黎諄

Chính Bát-phẩm, thần : Nguyễn-Trọng-Đỉnh Tra Họ tê

Chinh Bát-phẩm, thần : Dương-Hưng Lang

Tòng Bát phẩm, thần : Phan-Văn-Tập

楊興琅

潘文熠

Tòng Bát-phẩm, hiện đinh-gian, thần : Trần-Văn-Diệu ằ * *

THAU-CHƯỞNG:

Chính Cửu-phẩm, thần : Nguyễn-Đại-Đoạn | * Đ

TỒNG - MỤC ĐẠI-NAM NHẤT - THỐNG - CHÍ

[merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][ocr errors][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small]

Thị-tập (phổ điểm phụ) 市集(鋪店附)

Nhân-vật A $ (Hiếu-tử, liệt-nữ, tăng thích phụ * 7 $ *

[blocks in formation]

Quyển 12 : Bình-Thuận (Ninh-Thuận phụ); Quyền 13 : Hà-Tĩnh,

[blocks in formation]

Kinh sư, Hoàng-thành nội. Toàn-kỳ : Trung, Nam, Bắc.

« TrướcTiếp tục »