Hình ảnh trang
PDF
ePub

LIỆ-NỮ

TRIỀU LÊ

KHÂM ĐỨC HOÀNG HẬU NGUYỄN-THỊ

Người huyện Văn-Giang, con gái ông Nguyễn Quản-Lĩnh, có hiền hạnh, niên-hiệu Hồng-Thuận triều Lê (1509-1515) vua Tương-Dực-Đế lập làm Hoàng-Hậu, sinh được 3 Hoàng-nữ, năm thứ 8 (1516) vua Tương-Dục bị Duy-Sản giết ở Bắc-sửquán, bà nghe biến cố xảy ra, tự nghĩ không có nghĩa sống tạm bợ nữa, bèn đến điện Tâm-Thanh nhảy vào lửa tự tử, sau được truy cho chữ thụy (1) là « Khâm-Đức Trinh-Liệt ĐônTiết Hoàng-Hậu (sự tích có nói trong Lê-sử).

QUÍ-PHI NGUYỄN-THỊ

Người huyện Văn-Giang, con gái Thông-quốc-Công. Thuở vua Cung-Đế nhà Lê lên ngôi, được lựa vào trong cung, sách phong làm Quí-Phi, chưa có con, vua Cung-Đế bị họ Mạc phếtruất u-tù ở Tây-Nội (tên cung), cung phi theo chầu hầu, họ Mạc lại không cho tiếp tế đồ ăn uống. Thông-quốc-Công nghe biết được, bèn giả bịnh, sai người đến rước Quí-Phi về, Phi không chịu về, nói: «cha mẹ khi trăm tuổi đã có anh em lo liệu, thiếp đây phụng-sự Hoàng-Thượng, nghĩa sinh tử có nhau, không lẽ bỏ về được», Thông-quốc-Công lại cho người đi thỉnh nữa, Phi cũng không chịu về, Thông-quốc-Còng khiến bọn nữ tỳ ôm Phi bỏ nhào trong xe nhuyễn-dư, Phi la khóc vang, về đến nhà Phi không ăn mà chết.

(1) Thụy: là những chữ đề tán dương đức hạnh lúc bình sinh của người chết. Phép đặt chữ Thụy là đầu từ đời nhà Chu.

CUNG NHÂN NGUYỄN-THI-KIM

Người huyện Lương-Tài, cung nhân của vua Lê ChiêuThống, khi binh biến Tây Sơn, vua Lê qua Thanh, bà chạy theo không kịp, ấn trong rừng rú, không ai biết ở đâu cả, vào triều nhà Nguyễn niên-hiệu Gia-Long thứ 3 (1804) khi quan tài vua Lê đem về nước, bà đến chỗ đám tang kêu khóc, rồi uống thuốc tự tử, sau khi quan chức Bắc thành đem việc bà tâu lên vua khiến dựng bia chạm chữ : An Trinh Tuẫn nghĩa NguyễnThị chi môn, cấp cho 3 tên phu, và 20 mẫu ruộng, khiến con cháu họ Lê coi ngó phụng tự.

NGUYỄN-THỊ-TUẦN

Người huyện Chi-Linh, vợ ông Trần-Danh-Án ở xã BảoTruyện huyện Gia-Bình, lúc gặp binh biến Tây-Sơn, vua Lê chạy qua Thanh, Án theo không kịp, quân địch nghe được, bèn tìm bắt rất gấp, Thị ẩn mặt trong thôn dã, kịp sau khi Án tuyệt thực rồi chết, người con trai là Trần-Danh-Thường cũng kế chết, Thị thủ tiết trọn đời không lấy chồng khác, nên trong hàng xóm đều thán thưởng rằng: có người chồng tiết nghĩa như thế, lại có người vợ cũng tiết nghĩa như thế.

TRIỀU NGUYỄN
HÀ-THỊ-BIÊN

Người huyện Phụng Nhãn, khi 15 tuổi cắt cỏ giữa đồng, có người đồng xã là Hà-Văn-Châu hiếp dâm không được, nổi giận giết chết, vào năm Minh-Mạng thứ 2 thị được vua khen thưởng.

NGUYỄN-THỊ-ĐẶC

Người huyện An-Phong; lấy chồng người xã Hòa-Đình. 18 tuổi chồng chết, chưa có con, khi mãn phục chồng, cha mẹ thị khuyên lấy chồng khác, thị khóc bảo rằng : Mẹ chồng tuổi giả, chồng thị chẳng may binh chết, chỉ còn có 1 mình th mà thôi. Nay như cải giá, thì mẹ chồng già ấy ai nuôi. Nên

thị phụng dưỡng mẹ chồng hơn 50 năm, trọn đời không đổi tiết hạnh. Vào năm Minh-Mạng 17 được vua khen thưởng.

NGUYỄN-THỊ-CỐT

Người huyện Tiên-Du, vợ Trần-Đắc-Tháp, 16 tuổi có chồng được 4 năm, chồng chết, không có con, thị sớm chiều đến mộ chồng than khóc và phụng dưỡng cha mẹ chồng, khi mãn tang có người đến cầu hơn, thị bác khước, thủ tiết trọn đời. Vào năm Thiệu Trị thứ 6 được vua khen thưởng.

LÊ-THỊ-NHUẬN

Người làng Thiên-Thi huyện Hưng-Yên. Vợ ông PhạmNgọc-Dư ở xã Kim-Đôi đậu Tiến-sĩ triều Lê, ông mất sớm, bà ở thủ tiết, cha anh của bà thấy bà còn nhỏ tuổi, ép gi lấy chồng khác, bà đến trước bàn thờ Dư đốt hương lạy khóc, thề nguyền ở vậy trọn đời; thọ được hơn 80 tuổi. Niên-hiệu Thiệu-Trị thứ 6 (1846) được vua khen thưởng.

DƯƠNG-THỊ-TẠI

Người huyện Yên-Phong, vợ ông Đỗ-Thế-Vinh, 25 tuổi chồng chết, sinh được 1 gái, bà nuôi tên cháu chồng là Đỗ Hữu-Trí, khuyên Tri đi học, sau người con gái chết, Tri đậu Tủ-tài rồi cũng chết, bà lại nuôi con của Tri là Tuệ cũng cho đi học, hơn 40 năm thủ tiết không cải giá. Niên-hiệu Tự Đức thứ 2 (1049) được vua khen thưởng.

TĂNG THÍCH (thầy chùa)

Y-SƠN THIỀN SƯ

Người huyện Gia-Lâm, thuở nhỏ thông kinh-sử, mà lại càng tinh thông kinh điển Thiên-Trúc, có chỉ làm ích lợi cho người, khi ông mất, hoa cỏ chim muông đều bị cảm. (Thấy chép trong sách An-Nam chí, còn thế đại của thiền-sư chưa được khảo cứu).

GIỚI-KHÔNG THIỀN SƯ

Người huyện Gia Lâm, chân tu đắc đạo sau ông ngồi ngay thẳng mà tạ thế.

THIỀN-NHAM THIỀN-SƯ

Người huyện Siêu-Loại, trì thủ theo luật cấm giới của nhà Phật rất tinh nghiêm, ăn những cỏ cây và uống nước suối người ta gọi là Phật-Sống.

NGUYỆN-HỌC THIỀN-SƯ

Người huyện Vũ-Giang, gồm tinh cả Tam học (giới, định, tuệ gọi là tam học) khi xuất-gia những lời phát biểu được tinh thông, hình của thiền-sư giống như cây khô, chim muông đến gần dạn dĩ không sợ. Vua Cao-Tổ nhà Tùy (Trung-Hoa 589.600) khiển sử qua xây tháp dễ cúng-dưỡng (nhà Phật gọi là cúngdường củng-dưỡng nghĩa như chữ phụng-sự).

NGUYỄN-VẠN-HẠNH

Người huyện Đông-Ngạn, thiên tư khác thường, gồm tinh cả Tam học, khi xuất gia đã tinh đạo thiền, lời phát ngữ đủ làm phù sấm. Vua Lê-Đại-Hành thường mời đến hỏi việc ; Vua Lý-Thái-Tổ phong làm Quốc-sư (sự tích có chép rõ trong Quốc-sử, mấy ông sau đây cũng vậy).

HAI THIỀN-SỰ KHÔNG-TÍNH VÀ MINH-TÂM

Hai thiền-sư đều người huyện Đông-Ngạn, có dựng nhà hội-đồng giảng-kinh, sau đều vào hỏa thiêu, hài cốt hóa thành Thất-Bảo, Vua Lý-Thái Tôn đem Thất-bảo ấy tồn-trí trong chùa Trường-Thánh.

[ocr errors]

LÝ-ĐẠO-TÁI

Người huyện Gia-Bình, đậu Thái-học-sinh khoa GiápTuất (1274) niên-hiệu Bảo phù đời Trần Thánh-Tôn. Ông từ chức xuất gia trụ trì ở chùa Văn-Yên, Báo-An,Thanh Mại và Cồn-Sơn hiệu là Huyền Quang. Vua Anh-Tôn cho hiệu là « Trúc-Lâm-Đệ-Tam-Tổ». Có làm Ngọc-Biên-thi-tập.

TRÍ-THÔNG THIỀN-SƯ

Ông là thầy chùa ở chùa Siêu-Loại, lúc vua Nhân Tôn xuất gia, Tri-Thông đốt cảnh tay từ bàn tay đến củi tay mà tự nhiên không đòi sắc mặt, vua Nhân-Tôn đến xem, Thông lạy và bảo rằng đó là tôi đốt hương vậy. Sau khi Nhân-Tôn bằng, Thông vào ở núi Yên-Tử-Sơn, đến đời vua Minh-Tôn Thông thiêu hóa.

« TrướcTiếp tục »