Hình ảnh trang
PDF
ePub

PHÂN DÂ

(Chia từng khu vực)

Theo Thiên-Văn : thuộc khu vực sao Dực sao Chân, ngay vị thủ sao Thuận-Vĩ.

KIẾN TRÍ DUYÊN CÁCH

(Kiến-thiết như cũ hoặc đổi mới)

Đất tỉnh này nguyên xưa là quận Vũ-Ninh đời HùngVương, đời Tần thuộc gọi Tượng- Quận, Hán-thuộc là đất của 2 huyện Luy-Lâu và Long-Biên, đời Ngô gọi là quận-trị GiaoChâu, đời Nam-Tấn gọi là Vũ-Ninh Châu, đầu đời Đường đặt làm Long-Châu gồm có 3 huyện: Vũ-Ninh Bình-Lạc và LongBiên, và đặt Đạo Châu gồm có 2 huyện Xương Quốc và Vũ Ninh, sau giảm bỏ 2 Châu (nói trên) và giảm huyện Vũ Ninh huyện Bình-Lạc, lại đem Long-Biên và Quốc-Xương thuộc AnNam Đô-hộ-phủ. Đời triền Lê gọi là Bắc Giang, đời Lý gọi là Gia-Lâm-quận, đời Trần gọi là Bắc-Giang-lộ, lại gọi Kinh-Bắc. lộ, đời Minh-thuộc đặt làm Bắc-Giang-phủ và Lạng-Giang-phủ.

[ocr errors]

(Sách « Đại-Thanh Nhất-thông-chi » chép : phủ Bắc Giang có 3 Châu : Gia-Lâm, Vũ-Ninh và Bắc Giang. Và 7 huyện : Gia-Làm, Siêu-Loại, Tế-Giang, Thiện-Tài, Đông-Ngạn, Từ Sơn Thiện-Thệ. Phủ Lạng-Giang có 2 Châu : Lạng-Giang và Thượng Hồng, (Thượng-Hồng có nói rõ theo tỉnh Hải-Dương), và có

10 huyện : Thanh-Viễn, Na-Ngạn, Phụng-Sơn, Lục-Ngạn, An Ninh, Bảo-Lộc, Cô-Lũng, còn 3 huyện nữa có chép theo tỉnh Hải-Dương. Sách « Thiên-hạ-quận-quốc-lợi-bịnh thư chép : niên hiệu Vĩnh-Lạc đời Minh năm thứ 5 (1047) bắt đầu đặt 3 Châu : Gia-Lâm, Vũ-Ninh và Bắc-Giang, lệ thuộc phủ Bắc Giang ; phủ này lãnh 2 huyện : Siêu-Loại và Gia-Lâm. Châu Gia-Lâm lĩnh 3 huyện:An-Định, Tế-Giang và Thiện-Tài. Châu Vũ-Ninh lĩnh 5 huyện: Tiên-Du, Vũ-Ninh, Đồng-Ngạn, Từ-Sơn và Yên-Phong. Châu Bắc-Giang lĩnh 3 huyện : Tân Phước, Thiện-Thệ (nguyên trước là Phật-Thệ) và Yên-Việt. Nhà Minh lại đem 3 Châu : LạngGiang, Nam-Sách và Thượng-Hồng lệ thuộc phủ Lạng-Giang (2 Châu Nam-Sách, Thượng Hồng có 6 huyện đã nói rõ theo tỉnh-chi Hải-Dương), phủ này lĩnh 5 huyện : Thanh-Viễn (nguyên trước là Phụng-Nhãn), Cô-Dũng, Phụng-Sơn, Na-Ngạn, Lục-Ngạn. Châu Lạng-Giang lãnh coi 4 huyện :Thanh-An, (nguyên trước là An An-Ninh Hữu-Lũng và Bảo-Lộc. Năm Vĩnh-Lạc thứ 6 giảm bỏ các huyện : An-Định, Tiên-Du, Tân-Phước và Thanh-An, đất 4 huyện ấy đều nhập vào bồn châu. Năm thứ 13 (1115) đem đất các huyện An-Phong, Vũ-Ninh, An-Việt đều nhập vào bồn-châu, Cô-Lũng nhập vào Thanh-Viễn, năm thứ 17 (141 ) gồm Phụng-Sơn và An. Ninh nhập vào Thanh-Viễn, Na-Ngạn nhập vào Lục.Ngạn, Bảo Lộc, Cô-Lũng nhập về Bồn châu, Siêu-Loại, Đông-Ngạn đều nhập Gia Lâm, Tế-giang, Thiện-Tài, Từ-Sơn và Thiên-Thệ đều nhập về Bồn-châu) (Bồn-châu đây nghĩa là các huyện thuở trước thuộc châu nào, nay nhập về châu ấy, không còn tên huyện nữa).

Đời Lê niên hiệu Thuận-Thiên năm đầu (1428)), đất này gọi là Bắc đạo. (Sách Thanh-nhất-thống-chi chép : trong niên-hiệu Tuyên.Đức nhà Minh, đất này thuộc Chình-kinh-bắc Thừa-chinhty của nhà Lê ; lại chú rằng . đất này tức là Bắc Giang và Lạnggiang, lãnh 4 phủ: Bắc-Hà, Từ-Sơn, Lạng-Giang và Thuận An, Sách ấy nói thế, nhưng đối chiếu với Việt-sử thì khác hẳn). Niên hiệu Thiệu-Bình (1434-1439) gọi là Bắc giang thượng hạ lộ. Niên hiệu Quang-Thuận thứ 7 (1466) đặt làm Bắc Giang Thừa Tuyên; năm thứ 10 (1470) nhà Lê định thiên hạ bản đồ, đổi tên làm Kinh Bắc, lãnh 4 phủ, 20 huyện. Phủ Thuận Thiên lãnh á

huyện : Gia-Lâm, Thiện-Tài, Siêu-Loại, Tế-Giang và Gia-Định. Phủ Từ Sơn lãnh 5 huyện . Quế Dương, Đông-Ngạn, Tiên-Du, An-Phong và Vũ-Ninh. Phủ Bắc-Hà lãnh 4 huyện : Tân-Phước, Hiệp-Hòa, Đông-Anh và An-Việt. Phủ Lạng Giang lãnh 6 huyện Phụng-Sơn, Hữu-Lũng, An Dũng, Bảo-Lộc, An-Thế và Lụcngan).

(Xét sách Địa-dứ-chi của Nguyễn-Trãi chép : phủ Từ Sơn lại có huyện Thanh-Thủy, cộng số là 6 huyện, không biết tháp nhập huyện nào và đời nào. Nay cũng biên vào đây để bị khảo).

Bản đồ trong niên-hiệu Hồng-Đức thứ 21 (1490), đất này gọi là Kinh-Bắc xứ, sau xưng là Trấu, đời ngụy Mạc đem phủ Thuận An đổi thuộc tỉnh Hải-Dương, niên hiệu Quang-Hưng 16 (1593) phục lại như cũ.

Bản triều niên-hiệu Gia-Long nguyên-niên (1802) cũng gọi là Kinh-Bắc-trấn, lãnh 4 phủ, 20 huyện. (4 phủ :Thuận-An, Từ Sơn, Lạng-Giang. Bắc-Hà. 20 huyện : Gia-Lâm, Văn-Giang, Gia Định, Siêu-Loại, Lương-Tài, Đồng-Ngạn, An-Phong, Tiên-Du, Quế-Dương, Vũ-Giang, An-Dũng, An-Thế, Bảo-Lộc, Phụng-Nhãn Lục-Ngạn, Hữu-Lũng, Kim-Anh, An-Việt, Hiệp-Hòa và ThiênPhước.

Niên-hiệu Minh-Mạng thứ 3 (1822) đổi tên là Bắc Ninh-trấn, năm thứ 12 (1831) phân hạt gọi là Bắc-Ninh tỉnh, đặt NinhThái Tổng đốc, thổng lãnh 2 hạt Bắc-Ninh và Thái Nguyên. Bắc-Ninh đặt ty Bố-chánh và ty Án-sát. Năm thứ 13 (1832) đặt thêm 4 phân phủ: Từ-Sơn, Lạng-Giang Thiên-Phước và Thuận. An, năm thứ 20 (1839) giảm viên huyện Hữu-Lũng, do Phân phủ Lạng-Giang kiêm lãnh. Năm Tự Đức thứ 5 (1852) giảm Phân-phủ Từ-Sơn và Thiên-Phước và giảm cả quan lại, chính sự giao cho huyện Quế-Dương và Vũ-Giang kiêm nhiếp; Và giảm huyện Lương-Tài giao huyện Gia-Bình kiêm nhiếp, huyện An-Việt giao huyện An-Dũng kiêm nhiếp, huyện Hiệp-Hoa giao huyện ThiênPhước kiêm nhiếp, huyện Bảo-Lộc giao phủ Lạng-Giang kiêm nhiếp. Tỉnh Bắc-Ninh hiện lãnh 4 phủ, 20 huyện,

PHỦ TỪ-SƠN

Ở cách phía tây-nam tỉnh thành 20 dặm, địa hạt từ đồng đến tay cách 70 dặm. từ nam đến bắc cách 31 dặm. từ phủ lỵ sang phía đông đến sông Nguyệt-Đức, đối ngạn là địa giới huyện Việt-An phủ Thiên.Phước 43 dặm; sang phía tây đến giới huyện An-Lãng 27 dặm, sang phía nam đến giới huyện Gia-Lâm thuộc phân-phủ Thuận-An 17 dặm, sang phía bắc đến giới huyện Hiệp-Hòa thuộc phủ Thiên-Phước 20 dặm.

Phủ nầy nguyên xưa là Vũ-Ninh-bộ thuộc đất Long-Châu nhà Đường ; từ đời Trần về trước gọi là Từ Sơn-huyện, đời Minh-thuộc đen Vũ-Ninh-Châu lãnh 5 huyện (có nói ở trước đày), thuộc về Bắc Giang Thừa-tuyên, sau thuộc Kinh-Bắc trấn. Triều nhà Nguyễn đời Gia-Long nhơn theo như trước, năm Minh-Mạng 13 (1832) chia huyện Quế-Dương Vũ-Giang đặt riêng làm phân-phủ (Từ-Sơn). Niên-hiệu Tự Đức thứ 5 (1852) giảm phân-phủ, chỉ có Từ Sơn phủ lãnh coi 5 huyện.

Đoạn trên đấy dưới câu : “ đời Minh thuộc đem Vũ-Ninh. Châu lãnh 5 huyện », có 2 chữ « thuyết tiền » (nghĩa là đã nói ở trên) khiến cho đọc-giả phải ngơ ngác mất công tìm kiếm những đoạn đã nói trên, mới hiểu rõ được. Vả lại sau có đoạn đời Minh-Mạng năm thứ 15 chia Quế-Dương và Vũ-Giang đặt riêng. làm phân-phủ », khiến đọc giả không hiểu chính phủ Từ-Sơn đặt từ đời nào, mà đày chỉ nói phân-phủ.

Vậy nên dịch giả xin mạn phép chủ thích thêm cho rõ : Đời Minh-thuộc đem Vũ Ninh-châu lãnh 5 huyện, có huyện Từ Sơn trong số 5 huyện ấy, vào niên hiệu Thuận-Thiên, TừSơn huyện được thăng làm phủ; vào niên hiệu Minh-Mạng thứ 13 chia Quế-Dương và Vũ-Giang đặt làm Từ-Sơn phân-phủ...

[ocr errors]

HUYỆN ĐÔNG-NGẠN

Địa hạt huyện này từ đông sang tây cách 11 dặm, từ nam sang bắc cách 17 dặm, từ huyện lỵ sang phía đông đến địa giới Tiên-Du 4 dặm, sang phía tây đến giới huyện An Lãng tỉnh Sơn-Tây 27 dặm, sang phía nam đến giới huyện TiênDu 8 dặm, sang phía bắc đến giới huyện An-Phong 9 dặm.

[ocr errors]

Sử-ký chép : đất huyện này nguyên xưa là Châu Cô-Lãm, đời vua Lê-Đại-Hành gọi là Cổ-Pháp-Châu, đời Lý gọi là Thiên Đức-phủ, đời Trần cải làm tên huyện này (Đông-Ngạn), đời Minh-thuộc do Châu Vũ-Ninh thống lãnh, lệ thuộc phủ Bắc Giang, đời Lê niên-hiệu Quang Thuận đổi thuộc Phủ này (Từ Sơn) Kiêm-lý, Triều nhà Nguyễn nhơn theo như đời Lê, lãnh coi 13 tổng 97 xã thôn.

HUYỆN TIÊN-DU

Ở xiên về phía đông-bắc cách phủ 10 dặm, huyện lạt từ đông đến tây cách 18 dặm, từ nam đến bắc cách 17 dặm, từ huyện lỵ sang phía đông đến giới huyện Quế-Dương 11 dặm, sang phía tây đến giới huyện An.Phong 7 dặm, sang phía nam đến huyện Siêu-Loại phủ Thuận-An 11 dặm, sang phía bắc đến giới huyện An-Phong 6 dặm.

Huyện này từ đời Trần về Trước, vẫn tên là huyện Tiên-Du. Sách « Sử-ký chép : « Sử-quân Nguyễn-thủ-Tiệp chiếm cử Tiên-Du », túc là huyện này. Đời Minh-thuộc do ChâuVũ-Minh thống lãnh, lệ thuộc phủ Bắc-Giang, niền - hiện Quang-Thuận đời Lê cải thuộc phủ này (Từ-Sơn) kiêm lý. Triều nhà Nguyễn nhơn theo như Lê, lãnh coi 2 tổng, 56

xã thôn.

HUYỆN AN-PHONG

Ở phía bắc phủ xiên về phía đông cách 15 dặm, huyện hạt từ đồng đến tây cách 29 dặm, từ nam đến bắc 24 dặm, từ huyện lỵ sang phía đông đến giới huyện Vũ-Giang 14 dặm, sang phía tây đến giới huyện Thiên-Phước 15 dặm, sang phía nam đến giới huyện Tiên-Du 12 dặm. sang phía bắc đến giới huyện Việt-An, phân phủ Lạng-Giang 12 dặm.

Huyện này từ đời Trần về trước vẫn có tên là An.Phong, đời Minh-thuộc do châu Vũ.Ninh thống lãnh, lệ thuộc phủ Bắc Giang, niên hiệu Quang Thuận đời Lè cải thuộc phủ này, niên hiệu Hồng-Đức đổi tên là huyện An-Phủ. sau đổi lại tèn cũ (An Phong), triều nhà Nguyễn nhơn theo cũ, lãnh coi 6 tổng, 69 xã, thôn trang vạn.

« TrướcTiếp tục »