Hình ảnh trang
PDF
ePub

truyền thuyết: dây là chỗ Dương-Lo trụ-tri, có đúc 1 cái chuông lớn, sau cái chuông ấy chìm xuống bờ sòng bên chùa, nơi ấy tục truyền là Trụy-chung-lại (thác chìm chuông) (Dương-KhôngLộ người ở Hải Thanh, hiệu là Minh-Nghiêm.)

CHÙA MINH.PHƯỚC

Ở xã Nhạn Tháp huyện Siêu-Loại, đến tiết xuân sĩ nữ đến du thưởng tụ hội rất đồng.

CHÙA THIÊN-THAI

xã Đông-Quang huyện Gia-Bình thuộc về miền núi (có chủ rõ về mục núi Thiên-Thai).

CHÙA KHẢI-PHẠM

Chùa này ở xã Khải-Phạm huyện Văn giang, phía đông giáp với huyện Đường-Hào tỉnh Hải-Dương.

CHÙA LỆ-MẬT

Ở xã Lệ - Mật huyện Gia - Lâm. Nguyên đời Lý có nường Công-Chúa ra chơi, bị chết đuối ở sông Thiên-Đức, tìm không được xác, vua cho rao bảo ai tìm vớt được, thì được trọng thưởng, khi ấy có 1 người trong xã ấy vẫn có dũng lực, ra sức lặn xuống sông, tranh đấu cùng thủy quái (tục thường gọi là ma-gia hay nam) cướp được thấy đem lên bờ. Nhà vua muốn thưởng cho những tước lộc, người ấy xin từ, chỉ xin cho tất cả dân nghèo trong xã được phân phát sang phía tây thành Thăng Long để nương nhờ sinh-lý. Sau nhân dân lần được đông nhiều, lập làm 13 trại, người ấy mất, dân các trại lập chùa ở xã phụng tự.

CHÙA HÀM-LONG

Ở phần núi Lãm-Sơn huyện Quê-Dương. Có 1 tháp đá cao độ 1 trượng, phía đông có 2 hang đá, nước chảy không cạn, người ta bảo đó là chỗ Dương-Không-Lộ chân tu,

CHÙA BẢO-QUANG

Ở trên đỉnh núi phía đông bắc xã Lãm-Sơn huyện Quế Dương, có hòn đá đứng cao giống người. Niên-hiệu Vĩnh-Thạnh nhà Lê (1705-1719 Dụ-Ton) con Thiền sư là Như-Thông (người huyện Yên-Phong) mới cấu tạo chùa này.

CHÙA PHÚC LONG

Ở xã Lãng-Ngàm huyện Gia Định Cấu tạo vào niên hiệu Phước-Thái thứ 6 (1648), sang niên-hiệu Vĩnh-Thạnh tu bổ lại, nay chùa đổ nát, chỉ còn nền chùa.

[ocr errors]

CHÙA BÁT-VẠN

Ở xã Trùng-Minh huyện Tiên Du, người đời truyền thuyết. Cao-Biền xây tháp Bát-Vạn, hiệp làm tháp lớn 10 từng, nhơn đỏ gọi làm tên chùa, sau lâu năm tháp ngã, xã-dàn lấy tháp nhỏ làm chùa. Bức tường tháp lớn nay vẫn còn.

CHÙA BỒ-SƠN

Ở xã Bồ Sơn huyện Tiên-Du, gần Tỉnh lỵ. Chùa rộng vài mươi gian, có ruộng hơn 10 mẫu, giao dân làng giảm thủ phụng sự, Bản-triều... năm thứ 17, Tỉnh-thần Nguyễn-đăng-Giai có tu bỏ lại.

NHÂN VẬT

ĐỜI LÝ

LÝ-ĐẠO THÀNH

Người huyện Đông-ngạn, dòng Tôn-thất nhà Lý,Đời vua Thánh Tôn và Nhàn-Tôn làm đến chức Thái-Phó Bình-chương. Quân Quốc trọng sự, ông hết lòng phụ tá, trong triều-chảnh ngoài biên-phòng được nhiều sự bổ ích, thật là bức danh thần trên đời ấy.

ĐỜI TRẦN

ĐOÀN-XUÂN-LÔI

Người xã Trâu-Lỗ, trước là huyện Thiên-Phước, nay là huyện Hiệp-Hòa, đậu Thái-học-sinh trong niên hiệu Xương-Phù (13771387). Ông là người minh mẫn luyện đạt, đời vua Thuận-Tôn làm Trợ giáo Trường Quốc.Tử, ông chỉ trích ngay điều lỗi của Quý-Ly khinh nghị thánh hiền, bị khiển phạt ra ở Cận-châu, sau được phục chức làm đến Hoàng-môn Thị lang kiêm Thôngphân Ái.Châu, mất đang tại chức.

ĐỜI LÊ

VŨ-MỘNB-NGUYÊN

Người huyện Tiên-Du, đậu Thái học sinh thời nhà Hồ. Thuở đầu nhà Là được mời làm chức Tư nghiệp trường Quốc-Tử thăng lên chức Tế-tửu, 74 tuổi hưu-trí, hiệu là Huy. Khê, lại hiệu là Lạn-Kha Ông, văng chương được đương thế

tồn-trọng. Xét sách “Hoàng-Việt-thi-tuyền” có chú rằng: trong “ Đăng-Khoa-lục” chép: Vũ-Mộng tên cũ là Mộng-Tuân, ấy là chép lầm.

PHAN-THIÊN-TƯỚC

Người huyện Vũ-Giang, ông là cựu thần của vua Lê TháiTổ làm đến chức Đài-Sảnh, đầu niên-hiệu Thiệu-Bình đời vua Thái-Tôn ra làm chúc Chuyển-vận Đằng-Châu, (Hưng-Yên) sau được triệu về làm chức Trung thừa.

NGUYỄN-THIÊN-TÍCH

Người huyện Tiên-Du, đậu khoa Hoàng-Tù trong niên hiệu Thuận-Thiên nhà Lê (1428-1433). Thời vua Thái-Tôn được 2 lần đi sứ Tàu, lãnh chức Thị-độc. Đời vua Nhân Tôn thăng bồ Nội-mật-viện Phó-sứ, bị người vu cáo, cách chức, sau được phục dụng. Đời vua Thánh Tôn phong chức Binh-bộ Thượngthư, vua khen ông mỗi khi có việc bàn thì dám nói thẳng. Sau lại kiêm chức Tế-tửu. Ông có soạn tập Tiên Sơn. Con ông là Nguyễn-Hàm (2) đậu Đồng-tiến-sĩ, niên hiệu Lê Hồng Đức, làm quan đến chức Tư nghiệp.

NGUYÊN-THIÊN-TÚNG

Người huyện Đông-Ngạn, đậu khoa Minh-kinh trong niên hiệu Thuận Thiên nhà Lê, làm đến chức Trợ-giáo Quốc tửGiám. Sau cùng Nguyễn thiên-Tích đồng làm trong Gián-viện can gián có nhiều lời chính trực. Vua Thái-Tôn mệnh ThiênTúng chú thích sách « Địa-du-chí » của ông Nguyễn-Trãi. Vậy thì những lời cần-án trong sách ấy là do ông Tùng chú giải.

NGÔ-ĐỄ

Người huyện Yên-Phong, theo vua Lê-Thái Tổ đi chinh phạt lập nhiều công lao. Vua ban cho đổi họ là họ Lê, phong làm « Công-thần thống lĩnh tướng-quân », khi mất được làm Phước thần, cấp cho ruộng tự điền để làm thế-nghiệp, và trải các đời vua đều được phong tặng.

NGUYỄN-CƯ-ĐẠO

Người huyện Gia-Bình, đậu Đồng tiến-sĩ niên hiệu Đại-Bảo đời Lê-Thái Tôn, (440-1442) làm quan lần lữa đến Hộ - bộ Thượng thư. Đời vua Thánh-Tôn thường kỳ vọng cho ông hết lòng giúp nước, vua tôi có tình giao hảo sâu xa, con ông tên là Giản đậu Đồng tiến-sĩ trong niên hiệu Hồng-Đức, làm quan đến Bình-bộ Thượng-thư.

NGUYỄN-ĐÌNH-MỸ

Người huyện Kim-Anh. Đời vua Lê Thái Tôn, cũng làm Khởi-cư Xá nhân, đời vua Thánh-Tôn làm Binh-bộ Thượng thư, khi bàn luận việc nước có trái ý vua, bị giáng xuống chức Tảthị-Lang. Trước sau 5 lần phụng sứ qua Tàu, sở học thông hiểu nhiều điển cổ.

NGUYỄN SĨ-DUYÊN

Người huyện Vũ-Giang, tánh điềm đạm lạc đạo, không cần danh dự hiển đạt, làm nhà ở bên Kim-Khê dạy dỗ các em đều thành danh cả; vua Thanh-Tôn cho vời mà ông không đến, nhơn đấy vua sắc cho danh hiệu là « Kim-Khê xử-sĩ ».

NGUYỄN-NHÂN-THIẾP

Ông là em ông Sĩ-Duyên, đậu Đồng-tiến sĩ trong niên hiệu Quang-Thuận nhà Lê (Thánh-Tôn 1460-1469) sau lại đậu Hoàngtừ, làm quan lần đến Lại bộ Thượng-thu. Văn chương chínhtrị được trên đời tôn trọng.

NGUYỄN-NHÂN-BỊ

Ông là anh ông Nhân Thiếp, đậu Đồng-tiến-sĩ trong niên hiệu Quang-Thuận (1460-1469), ông giận không đậu được « cậpđệ » (1), cáo từ ra về, sau cũng đậu lại Đồng-tiến-sĩ trong niên hiệu Hồng-Đức (1470-1497) có đi sứ qua nhà Minh, làm quan lần đến Binh-bộ Thượng thư, được dự vào hạng « Tao-đàn nhịthập-bát-tú. »

(1) Cập đệ : tức là Đệ nhất-giáp tiến-sĩ cập đệ : Xưa thi tiến sĩ có 3 hạng trúng cách : Đệ nhất-giáp tiến-sĩ cập đệ : tức là hạng Trạng nguyên Bảng nhãn và Thám Hoa. Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân : tức là hạng Hoàng-giáp. Đệ tam giáp Đồng tiến-sĩ xuất-thân: tức là hạng Tiến sĩ thấp hơn 2 hạng trên.

« TrướcTiếp tục »