Hình ảnh trang
PDF
ePub

Dương-Vương đắp thành Cổ-Loa, hiệp cùng Kim-Qui Giang-Sứ đi trừ yêu quái, khi về đến núi xã ấy, thấy cỏ cự nhân (người lớn) vua hỏi Kim-Qui đáp rằng : người ấy ở trên thượng-huyền (trên trời) giáng xuống xem xét, để trừ tà mẹ cho nước. Sau Lưu-Quĩ sang cai-trị Giao Chỉ, thấy có yêu khi, Quĩ bèn đáp đàn trên núi ấy cầu đảo, thoạt thấy có 1 trượng-nhân (người trưởng lão) giáng xuống bảo rằng: “ta đây là Vũ-Đương Nguyên-Quân, Thượng-Đế sai ta xuống trừ yêu quái” nói xong cưỡi máy bay đi mất, từ đấy sự quái dị dứt mất, sau người ta cảm ơn đức, lập đền trên nền đàn ấy phụng tự.

SAU ĐÂY CÓ MỘT TRƯƠNG LỜ

QUÁ,

NHÌN KHÔNG RÕ CHỮ.

ĐỀN THẦN UY-ĐỊCH TAM-GIANG

Ở cửa sông Tam-Giang huyện Phụng-Nhãn, (sự-tích đã chú rõ ở trên). Xét thần Khước-Địch và thần Uy.Địch là anh em đồng 1 mẹ. Mẹ thần là Trương phu-nhân, người xã Vân Mẫu huyện Quế-Dương, đêm nọ mộng giao cảm với 1 vị thàn rời sinh ra thần này, nay đền của phu-nhân ở xã huyện nói trên rất linh hiền.

ĐỀN CAO.CÔNG THAN LẠI

Ở nơi bờ sông xã Đại-Than huyện Gia-Bình, bên đền có cây đại thụ đứng cao. Sách “Sử-Ngoại-Kỷ” chép : Cao-Biền dời Đường di nam chính, qua châu Vũ-Ninh, ban đêm mộng thấy Thần-nhân xưng tên là Cao-Lỗ, bảo rằng : “ ngày xưa Thần giúp An-Dương-Vương chế tạo cái Linh-quang-kim-trảo thần-nỗ, có công đánh đuổi quân địch, mà bị Lạc-Hầu dèm pha, sau mất, Thiên-Đế thương có lòng trung, cho Thần quản lãnh 1 dòng sông, nay theo ông đánh giặc, trở về bản-bộ, nên đến đáp tạ”. Cao-Biền thức dậy đem việc mộng-kiến ấy nói lại với bọn liều-thuộc và đề bài thơ ở nơi miếu, (Bài thơ có chép trong Sử-Ký). Lại xét sách “Tục-Bác-Vật-chi nói: Vua AnDương Vương có 1 vị thần tên là Cao-Thông chế tạo cái nỗ (tục gọi cái ná) 1 lần trương lên rồi bắn ra có thể giết chết đến 200 người.

ĐỀN TRẦN HƯNG-ĐẠO-VƯƠNG

Ở miền núi xã Vạn-An huyện Phụng-Nhãn. Vương tự là Quốc-Tuấn. Vào niên-hiệu Trùng Hưng đời Trần (1285-1292) phá binh nhà Nguyên, nhơn đó lập sinh-từ ở dưới núi, sau mất tăng tại đấy. Vua Thánh-Tòn có làm bi-văn ở Sinh-từ, đem Vương sánh với Thượng-Phủ (Thái Công-Vọng đời Chu), sự. tịch có chép rõ trong “Nam-Định tỉnh-chi”. Nay đền thờ rất linh ứng, khi có giặc đến, dương sự đến đền khẩn vải, nghe cái gươm trong tập kêu reo lên, thì thế nào đánh giặc cũng đắc thắng. Lại có tên Bá-Linh (tên này là huy-hạ của tướng Nguyên) sau khi chết hóa làm dám quỉ, người đàn bà nào mắc

phải quỉ nó xúc-phạm, thì sinh bịnh ngay, nhưng xin được chiếc chiếu ở đền Thần để nằm, thì liền được khỏi bịnh, vậy nên nhiều người phụng tự ngài.

ĐỀN THẦN HOÀI ĐẠO

Ở xã Phù-Dực huyện Tiên-Du. Thần họ Nguyễn, tên Nộn người ở xã nói trên. Thần ban đầu làm cư sĩ ở chùa Phù-Đồng được 1 gươm thần, ra giúp vua Lý Huệ-Tòn (1211-1223) và đem quân dẹp yên được mạn Quảng Uy, Sau nhà Lý mất, Thần không chịu phụng sự nhà Trần, tự xưng là Hoài-Đạo, chiếm cử Bắc-Giang chống cự, sau mất, người trong xã lập đền thờ

ĐỀN THẦN NGUYỄN-MAI-AM

Ở xã Phả-Lãng huyện Lương-Tài. Thần họ Nguyễn, hủy là Bạt-Tụy, đậu Đồng Tiến-Sĩ vào niên-hiệu Đoan-Khánh (15061508), 2 lần đi Sử Tàu, làm quan đến chức lại-Độ Thượng-thu Lương-Quận-Công có làm thơ « Nhị-Thập-Tứ-Hiểu» để đời, sau mất, được làm Phước-thần xã ấy.

(SAU ĐÂY THIẾU MẤT 1 TRƯƠNG)

CHÙA VẠN-PHƯỚC

Ở núi Lạn-Kha thuộc xã Phật-Tích huyện Tiền-Du, do vua Thánh-Tòn nhà Lý kiến trúc, trong chùa có 1 tượng đá cao 5 thước, lớn 6 thước, thường năm ngày 4 tháng giêng có hội khán hoa nhiều người đến hành hương Đời Trần niên hiệu Xương Phủ năm thứ 2 (1378) Thượng-Hoàng Nghệ Tông thi Thái học - sinh ở đây, (nghiên - cứu theo Việt -sử-bản - kỷ quyền 8 trượng 7). Vào niên hiệu Cảnh Hưng nhà Lê có đặt đại yến-hội ở tại chùa này.

CHÙA ĐẠI-LÃM

Ở miền núi tồng Đại-Lâm huyện Quế-Dương. Sách Sử-Ký chép : niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086) dời Lý Nhân-Tồn dựng chùa Đại-Lâm, năm thứ 3 vua ngự đến ban đêm đãi yến quần thần và ngự-chế 2 bài thi « Lãm-Sơn dạ yến”. Niên-hiệu Long Phủ thứ 5 (1105) lại xây 3 ngọn tháp Thạch-Manh ở núi Đại-Lãm.

CHÙA LỤC TỔ

Tức là chùa Trương Liêu. Sử-Ký chép : Tăng Vạn.Hạnh trụ trì ở chùa này: sau mất, Lý Thái-Tổ đến thăm và dựng đàn Siêu-độ, cấp dân đinh giữ chùa, thời-tiết quanh năm tế tự.

CHÙA KHAI-NGHIÊM

Theo trong Việt-Sử chép là Khai Hoàng, lại chép là Khai. Tại (?). Nay ở tại xã Vọng -Nguyệt huyện Yên - Phong, do Nguyệt-sinh-công-chúa đòi Lý cấu tạo. Vào niên hiệu Khai-Hựu thứ 5 (133) đời Trần Hiến-Tôn người trong ấp trùng tu lại ; đến triều Trần Du-Tôn (1342-1369) Hàn-Làm Học sĩ Trương bản-Siêu soạn bài bi-ký, nay vẫn còn.

CHÙA THIỆU-PHƯỚC

Theo « Sử-Ký » chép: “ quan Thượng thư hữu bật nhà Trầu là Lê-Quát có soạn bi ký chùa Thiệu-Phước ở thôn YênBái huyện Bắc Giang, nay vẫn còn. » Nhung khảo cứu không rõ ở tại nơi nào.

CHÙA DIÊN-ỨNG

Ở xã Mỹ.Tự huyện Siêu-Loại, trong chùa có 4 pho tượng Pháp-Lòi, Pháp-Điện, Pháp-Vũ, Pháp-Văn rõ có linh-tích. Triều nhà Trần ông Mạc-đình-Chi cấu tạo 100 gian chùa, 9 từng tháp và 9 nhịp cầu, nay vẫn còn. Xét « Pháp-Vân-phật-truyện » chép : thuở Sĩ-Nhiếp làm Thái-thủ, cai trị thành Luy Lâu (hay Loa-Lâu (1) có tăng Kheo Đà-La ở ngụ tại núi xanh phía tây thành ấy, có cô gái Tu-định là A-man, bị tăng ấy xúc phạm đến nên có thai, sinh ra 1 gái, tăng đem giấu trong gốc cây đại thụ ở giữa núi sâu, sau bị gió mưa lớn, cây trốc gốc trôi đến bến sông Luy-Lâu, người ta lấy làm lạ, kéo cây lên bờ, khiến thợ đẽo làm 4 tượng phật, rồi cất chùa, gọi là chùa Thiền-Định (tức là chùa Diên-Ứng) đặt 4 tượng phật phụng-sự. Sau mỗi lần cầu mưa được linh ứng, người ta gọi là Pháp-Vân, Pháp-Vũ, PhápĐiện, Pháp-Lôi. Sách « Thập-di-ký của ông Lý-tế-Xuyên » chép : Người Cổ Chậu mỗi năm đến ngày Khánh Phật Đản hội họp tại chùa Thiền-Định. Đời vua Trần-nghệ-Tôn có ban cho mỹhiệu. Sử nhà Lê chép: đời Lê Nhân-Tông niên hiệu Thái-Hỏa thứ 6 (1448) mệnh Thái-Ủy Lê... đến Cổ-châu rước tượng Phật Pháp-Vân đến chùa Bảo-Thiên ở Kinh thành để cầu mưa.

CHÙA ĐẠI-BI

Ở xã Vạn-Tư huyện Gia-Bình. Xét gia-truyện ông Lý-huyền Quang : ông từ chức quan xuất gia đi tu, rước vua nhà Trần đến trụ trì ở các chùa Vân-Yên và Bảo-Ân, sau ống về thăm cha mẹ, bèn lập chùa ở phía tây Gia-Viên, phía đông chùa -Ngọc-Hoàng gọi tên là chùa Đại Bi, ý nghĩa nói phật đại-từ đại-bi cứu cha mẹ ông đến cõi Phật vậy.

CHÙA PHỔ.LẠI

Ở miền núi xã Phổ-Lại huyện Quế-Dương, ngó xuống sông Lục - đầu, được nổi tiếng là noi danh - thắng. Người đòi

(1) Tra trong Khang-Hy tự điền dưới chữ (Lâu) thì chú: quận Giao Chỉ có huyện Loa-Lâu : dưới chữ (Luy) lại chú: tên huyện Luy Lâu ở quận Giao Chỉ. Vậy thì chưa nhất định chữ nào là đúng, mà cứu trong Việt sử thì trên mặt chữ ấy lại lấp mực đen cả.

« TrướcTiếp tục »