Hình ảnh trang
PDF
ePub

LĂNG MỘ

LĂNG VUA KINH-DƯƠNG-VƯƠNG

Ở xã Á-Lữ huyện Siêu-Loại, vào năm thứ 12 (1831) niên hiệu Minh-Mạng có đắp sửa và dựng bia.

TÁM LĂNG VUA ĐỜI LÝ

Ở xã Đình-Bảng huyện Đông-Ngạn có Thang-mộc-ấp của nhà Lý, đất cấm địa ước được 100 mẫu, cổ thụ rậm tốt, có 8 lăng vua ở đấy. (Thang-mộc-ấp: nơi quê quán của nhà vua. Cấm-địa : chỗ đáy nghiêm cấm không ai được đến đón cây hái củi). Triều nhà Nguyễn niên hiệu Minh-Mạng 21 (1840) có sửa đắp và dựng bia.

LĂNG UY-MỤC-ĐẾ NHÀ LÊ

Ở xã Phù-Chân huyện Đông-Ngạn.

MỘ ĐỊA SĨ-VƯƠNG

Ở xã Tam-Á huyện Gia-Bình. Sách “Việt-Điện-U-Linh tập” chép : người ta truyền thuyết: sau khi táng lăng của Sĩ Vương đến cuối đời Tấn có hơn 160 năm, khi người Lâm-Ấp đến khuấy rối, đào mả lên. thấy thể diện của Sĩ-Vương như người sống, cả sợ, bèn đắp lại như cũ, người ở đấy cho là thần, bèn lập đền thờ, gọi là Sĩ-Vương-Tiên. Sự tích cũng có chua theo mục cổ miếu.

MỘ ĐỨC TRẦN HƯNG-ĐẠO ĐẠI VƯƠNG

Ở xã Vạn-An huyện Phụng-Nhãn. Có chú rõ theo mục

từ-miếu.

miếu.

MỘ CAO-CÔNG

Ở xã Tiểu-Than huyện Gia-Bình; có chú rõ theo mục từ

MỘ BẠCH-SƯ

Ở chỗ Cầu-Bông xã Đại-Toán huyện Quế-Dương. Sự tinh thông pháp-thuật, sau mất táng mộ ở bến sông, có hiển linh. Sử-ký nhà Lê chép: vào niên hiệu Đại-Bảo thứ 3 đời Lê TháiTôn, vua đi đông tuần kinh quá sông Thiên-Đức, thuyền vua không đi tới được, tìm hỏi duyên cở, có ông lão đem sự-tích của Bạch-Sư tâu lên, vua khiến giết trâu nghé đem tế, thế rồi thuyền đi tới được.

Ο

TỪ MIẾU

ĐÀN XÃ-TẮC

ngoài cửa tây tỉnh thành thuộc xã Hòa-Đình huyện TiênDu, xây vào năm Minh-Mạng 14 (1833).

ĐÀN TIÊN-NÔNG

Ở ngoài cửa dòng tỉnh thành xã Y-Liễu huyện Vũ-Giang, xây năm Minh-Mạng 14.

ĐÀN SƠN-XUYÊN

Ở phía tây-nam ngoài tỉnh thành, xây năm Minh-Mạng thứ 6 (1825).

VĂN-MIẾU

Ở phía đông bắc tỉnh thành thuộc sơn phần xã Thị-Cầu huyện Vũ-Giang. Triều nhà Nguyễn năm Gia-Long thứ nhất (1802) tu bổ, năm Thiệu-Trị thứ 4 (1844), làm lại.

ĐỀN KHẢI-THÁNH

Ở phía tây-bắc Văn-Miếu, tu bổ năm Minh-Mạng thứ 6 (1825).

MIẾU HỘI-ĐỒNG

Ở ngoài của tây tỉnh thành thuộc xã Hòa-Đình huyện Tiên - Du. Năm thứ 21, đời vua Minh - Mạng nhà Nguyễn sửa lại.

MIẾU THÀNH-HOÀNG

Ở ngoài cửa tây tỉnh thành thuộc xã Hòa Đình huyện

Tiên-Du.

MIẾU KINH-DƯƠNG-VƯƠNG

Ở xã Á-Lữ huyện Siêu-Loại. Năm Minh-Mạng thứ 4 (1823) rước thờ sang miếu “Lịch Đại-Đế-Vương”. Biên vào lịch thờ các đế-vương các đời.

ĐỀN THẦN LẠC-LONG

Ở các xã Đại Bái, Bình-Ngô, Nghi-Khúc huyện Gia-Bình.
Thần là cháu vua Kinh-Dương, con vua Lạc-Long.

MIẾU VUA THỤC AN DƯƠNG VƯƠNG

Ở xã Cổ-Loa huyện Đông-Ngạn. Vào năm Gia-Long thứ 2 (1803) vua cho đặt miếu-phu, bắt dân xã sở-tại cấp vào.

MIẾU VUA TRIỆU VŨ-ĐẾ

Ở xã Xuân-Quan huyện Gia-Lâm. Vua tên hủy là Đà, người ở đất Chân Định, thuở đầu nhà Tần làm quan Lịnh Long-Châu, kế làm quan Ủy quận Nam-Hải, vào đời nhà Hán được phong làm Nam-Việt-Vương, sau Đà xung Đế, đi tuần du đến đây, đậu thuyền tại bến đòng-nam, chợt thấy con rồng vàng xuất hiện, nhơn đó dựng cung gọi là điện Long Hưng, sau khi mất, xã dân lập đền thờ. Ở xã Châu-Cầu huyện Quế Dương cũng có nhiều

miếu thờ.

MIẾU VUA TRIỆU VIỆT-VƯƠNG

Ở xã Trâu Lâm huyện Quế-Dương. Phía tả gần miếu Triệu Vũ-Đế.

ĐỀN VUA LÝ NAM-ĐẾ

Ở xã Trình-Quang huyện Gia-Lâm, nguyên xưa người xã ấy là Cao-Dương-Cong hộ giá vua Nam-Đế vào trong Liêu-Động, sau khi vua mất. ông trở về làng lập miếu thờ, trải đời vua được bao phong.

MIẾU THỜ 8 VỊ VUA ĐỜI LÝ

Ở xã Đình Bảng huyện Đông-Ngạn. Vào năm Gia-Long thứ 2 (1803) vua cho đặt miếu-phu, đem dân xã sở tại cấp vào, sang năm Minh-Mạng thứ 4 (1823) vua khiến rước thần vị Lý Thái Tổ, Thánh-Tôn và Nhân-Tôn liệt thờ vào miếu “Lịch Đại Đế-Vương”. Xét triều nhà Lý bắt đầu từ năm Canhtuất (1010) đời vua Thái-Tổ, cuối cùng đến đời vua Chiêu-Hoàng cộng 260 năm.

Miếu

vua Lý Thánh Tôn
Ở xã Ái . Mộ huyện Gia - Lâm
Miću vua Lê Uy - Mục Đế
Ở xã Phù-Chân huyện Đông-Ngạn.

ĐỀN ĐỒNG XUNG-THIÊN-THẦN

Ở xã Phù-Đông huyện Tiền-Du. Sách “Sử Ngoại-Kỷ” chép: đời Hùng Vương có binh nhà Ân (Trung-Quốc) đến xâm lăng, thần cưỡi con ngựa sắt đánh phá quân giặc thua chạy tan rã, khi về đến núi Vẻ-Linh Thần tự phi thăng lên không trung mất dạng. Vua Hùng-Vương bèn khiến lập đền thờ nơi làng ấy phụng tự. Vào đời vua Lê Đại-Hành thần hộ trợ cho quân Lè đánh quân nhà Tống, được vua phong làm Thượng Đẳng Thần. Đời Lê Thái-Tỏ được phong làm Xung-Thiên ThầnVương. Nay ở núi Vệ-Linh có đền thơ.

ĐỀN SINH-MẪU CỦA ĐỒNG-XUNG THIÊN-THẦN

Ở xã Thị-Cầu huyện Vũ-Giang. Thần người xã Phù Đổng, không lấy chồng, khi bà đi đạp lên dấu chân người lớn, nhơn đó có thai, đến ở chùa Điều-Sơn xã Thị-Cầu, giáp năm sinh ra Xung-Thiên-Thần, sau bà mất, người trong ấp lập đền thờ.

ĐỀN THIÊN-CHÂN-VŨ

Ở về sơn-phần xã Thụy-Lời huyện Yên-Thế, cũng gọi là đền Vũ-Đương-Nguyên-Quân. Trên đời truyền thuyết vua Thục An

« TrướcTiếp tục »