Hình ảnh trang
PDF
ePub

THỊ TẬP (chợ búa)

Chợ Phù-Lưu: ở huyện Đông-Ngạn, thương khách tụ-tập đồng đúc, làm 1 chợ lớn trong tỉnh. Và chợ Đao-Canh, phố Đinh-Bảng cũng đều ở trong huyện này.

Chợ Phù-Đổng: ở huyện Tiên-Du, và chợ Liêm cũng ở trong huyện này, buôn bán nhiều thứ lụa sống.

Chợ Nội-Trà : ở huyện Yên-Phong; và chợ Đông-Tảo, chợ Khúc-Toại, chợ Vạn-Phước cũng đều ở trong huyện này. Chợ Vạn-Phước gần sông Nguyệt-Đức, đối ngạn có chợ Yên-Viên, chợ Thổ-Hà huyện Việt-Yên, là chỗ thương-thuyền tụ tập. Ông Lè-qui-Độn có vịnh 4 câu thơ :

Lộ đạt hải tân ngư giá thiển
Địa lân đảo đã ủng Viên thậm
Quan tân thưởng hả chân như chức
Bác đắc dăng đầu kỷ khổ tâm.

Dịch nghĩa :

Chợ có đường thông tới bờ biển, nên giá cả bán rẻ.

Đất gần lò gốm, người thường dùng vô-ống nhỏ xây tường được dày.

Bến quan tàn ghe thuyền lên xuống đồng đúc như mắc cửi.
Thu được chút ít đồng lợi rất khổ tâm lắm.

Chợ Vũ Dương: ở huyện lỵ Vũ-Dương. Lại có chợ TriNhị cũng ở trong huyện này.

!

Chợ Xuân-Lôi : ở huyện Vũ-Giang. Và chợ Thị-Cầu có một tên nữa là chợ Đình-Kim, cũng ở huyện này.

Chợ Lạc-Thổ : ở huyện Siêu-Loại, gần bờ sông Thiên-Đức tiếp giáp chợ Đồng-Hồ, cũng gọi là chợ Hồ. Và chợ Khương Tự đều ở trong huyện này.

Chợ Đại-Bái : ở xã Đại-Bái huyện Gia-Bình, dân cư ở đấy hay đúc đồ đồng thau.

Chợ Lâm-Thao : ở huyện Lương-Tài.

· Chợ Công-Luận : ở huyện Văn-Giang gần huyện-lỵ lại có chợ Dan-Nhiễm, chợ Đồng Tỉnh, chợ Xuân-Cầu cũng đều ở huyện này.

Chợ Bát-Tràng : ở huyện Gia-Lâm, gần phía bắc sông NhĩHà, có ghe thuyền tụ tập, chợ nhóm cả buổi mai buồi chiều.

Chợ Như-Quỳnh : ở huyện Gia-Lâm. Lại có chợ Thanh-Am nơi quán Kiêu-Ky (1) có bán nhiều thịt trâu, xã dân ấy thường chuyên nghề dát làm vàng lá, được phép giết trâu lấy da nấu làm giấy keo, để dán vàng lá.

Chợ Ngọc-Hà : ở huyện Thiên-Phước. Lại gần nơi Phủ-ly có chợ Thương-Dã, hoặc gọi chợ Đình, và có phố Bình-Kỳ cũng ở huyện này.

Chợ Đức-Thắng : ở huyện Hiệp Hòa.

Chợ Phù-Lỗ : ở huyện Kim-Anh. Lại có chợ Đồng-Đồ cũng ở huyện này.

Chợ Trình-Kế : ở huyện Phụng-Nhãn, gần sông Nhật-Đức, thuyền bè qua lại, hóa vật đầy đủ, là chợ có danh tiếng trong tỉnh.

(1) Nguyên văn viết : Kiêu Kỳ trạm. là viết lạc.

[ocr errors]

Chợ Phú-Xuyên : ở huyện Bảo-Lộc, bên chợ có giếng nước rất tốt, xưa nay Sứ-bộ Tàu đến phải lấy nước giếng này đem sang tỉnh Lạng Sơn.

Chợ Vô-Tranh : ở huyện Lục-Ngạn.

Chợ Hữu-Lục : ở huyện Yên-Thế.

Chợ Canh-Nậu : ở huyện Hữu Lũng

Chợ Tiên-Nghiên : ở huyện Yên-Dũng, làm chợ lớn trong huyện.

Chợ Thổ-Hà : ở huyện Việt-Yên. Lại có chợ An-Viên cũng ở huyện này, thường nấu rượu trắng rất ngon.

་་

1

ĐẠI - NAM
NHẤT - THỐNG - CHÍ

TỈNH BẮC-NINH
(TẬP HẠ)

TÂN-LƯƠNG: Bến đò và Cầu nhỏ

BẾN ĐÒ SÔNG NHỊ-HÀ

huyện Gia-Lâm và Văn-Giang có 8 sở : 1) bến đò KyXá. 2) bến đò Hỷ Thụy. 3) bến đò Ái Mộ. 4) bế đò Phủ-Viên. 5) bến đò Lâm-Du. 6) bến đò Thạch-Kiều. 7) bến đò Thổ-Khối. 8) bến đò Kim-Quan. Lại có 2 bến đò dọc đều do tại 2 xã ĐôngDư và Thổ-Khối đi thẳng đến bến đò tỉnh thành Hà-Nội. Ở bèn bến đò Ái-Mộ có 1 tấm bia đá chạm 4 chữ: bến đò Nhị-Hà, bia dựng năm Thiệu Trị nguyên niên (1841).

BẾN ĐÒ SÔNG THIÊN-ĐỨC

[ocr errors]

Ở giới huyện Kim-Anh có 3 sở : 1) Xuân-Canh, 2) Ngâm Điền, 3) Lạc-Thọ.

[ocr errors]

BẾN ĐÒ SÔNG NGUYỆT-ĐỨC

Ở giới huyện Kim Anh có 17 sở: 1) bến đò Hà Châu. 2) bến đò Thù-Cầu. 3) bến đò Hương Đình. 4) bến đò Tiểu

Lễ. 5) bến đò Cẩm-Hoa. 6) bến đỏ Cầm-Bình. 7) Như-Nguyệt. 8) bến đò Tiểu-Lâm. 9) bến đò Dũng-Liệt. 10) bến đò Phù-Yên. 11) bến đò Phù-Cầm. 12) Đầu-Hàn. 13) bến đò Lương-Cầm. 14) bến đò Tháp-Cầu. 15) bến đò An-Ngô. 16) bến đò Bằng-Lâm. 17) bến đò Phổ-Lại. Ở bên bến đò Tháp-Cầu có 1 bia đá chạm chữ 5 “ Bến đò sông Nguyệt-Đức”, bia dựng năm Thiệu-Trị nguyên niên (1841).

BẾN ĐÓ NGÃ BA HƯƠNG-ĐÌNH

Ở huyện Hiệp-Hòa, ấy là sông nhánh của sông Nguyệt-Đức có 3 sở : 1) bến đò Hạ-Dã. 2) bến đò Bình-Kỳ. 3) bến đò Phù-La.

BẾN ĐÒ NGÃ BA HƯƠNG-LA

Ở huyện Yên-Phong có 6 sở : 1) bến đò Phù-Lai. 2) bến đò Thanh-Nhàn. 3) bến đò Lang-Thượng. 4) bến đò Phù-Lỗ 5) bến đò Thu-Thủy. 6) bến đò Lương-Phước.

BẾN ĐÒ SÔNG NHẬT-ĐỨC

Ở huyện Hữu-Lũng có 9 sở : 1) bến đò Đại-Sĩ. 2) bến đò Quang-Lệ. 3) bến đò Mỹ-Hỏa. 4) bến đò Hữu-Hạ. 5) bến đò Thọ-Xương. 6) bến đò Mỹ-Cầu. 7) bến đò Mỹ-Nương. 8) bến đò La-Sơn. 9) bến đò Phụng-Nhãn. Ở bên bến đò Thọ-Xương có 1 tấm bia đá chạm 5 chữ : bến đò sông Nhật-Đức, bia dụng năm Thiệu-Trị nguyên niên.

[ocr errors][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small]

Ở huyện Lương-Tài, có 2 sở : 1) bến đò Nhất-Tề. 2) bến đò Hương-Áng.

Cầu Yên-Thường, cầu Chu-Tháp và cầu Thọ-Khê đều ở huyện Đông Ngạn.

« TrướcTiếp tục »