Hình ảnh trang
PDF
ePub

Giang. 1 dòng cũng do nước đồng ruộng các xã Vụnông CồBi hội đến chảy vào nam 22 dặm, cũng đến xã Xuân-Lâm. 2 dòng hiệp lại chảy đến sông Kinh-Cầu, rồi tách riêng ra, 1 chi chảy xuống đòng 6 dặm đến xã An-Nhân huyện Đường-Hào tỉnh Hải-Dương, chuyển quanh qua huyện Văn-Giang 14 dặm đến cầu Yên-Xá huyện Cầm-Giang tỉnh Hải-Dương, rồi chảy trở lại địa giới huyện Văn-Giang 5 dặm hiệp nhất với sông Đào huyện Lương-Tài; 1 chi chảy vào nam 11 dặm đến sông Thanh-Nga rồi tách ra 2 dòng: 1 dòng chảy xuống đồng đến huyện Đường-Hào tỉnh Hải-Dương làm sông Đạo-Khê ; 1 dòng chảy vào nam đến giới huyện Đông-Yên tỉnh Hưng-Yên làm sông nhỏ Đông-Xả hiệp vào sông Nhị-Hà, vào niên hiệu Vĩnh Khánh nguyên niên đời vua Lê Dụ-Tồn bờ đê Cự-Linh cùng đê các ngã sông đều lở, vua khiến bọn Hồ-phi-Tích đào vét sông Nghĩa-Trụ cho thế nước được lưu thông.

SÔNG CŨ ĐẠI BI

Ở cách phía đông nam huyện Gia Lâm 24 dặm, sông này là sông nhánh của Nhị-Hà, từ xã Bát-Trường chảy qua các xã Giang Cao Thuận Tốn hiệp vào sông Nghĩa-Trụ, nay đã bồi lấp, có đắp bờ đê lên trên.

SÔNG KIM-NGƯU

Ở cách phía đông-nam huyện Văn-Giang 5 dặm, đầu nguồn từ sông Nhị-Hà chảy vào Sơn-Ho-Châu xã, do cửa đê Công-Luận chảy đến các xã Kim-Ngưu, Đa-Ngưu rồi chảy quanh trong huyện hạt 26 dặm đến các tổng Khố-Nhu, Bình-Dân, Yên Cảnh, Yên-Lịch và Đại Quan thuộc huyện Đông Yên tỉnh Hưng Yên, Thượng-lưu sòng này nay đã cạn hẹp, còn hạ lưu từ trước lưu thông với sông Xích-Đằng này đã bồi lấp. Sách “An-Nam-chi” gọi là Kim-Ngưu-trì, vì ở huyện Tế-Giang xưa có con KimNgưu (trâu vàng) từ châu Vũ-Ninh chạy sang, Cao Biền đời Đường sai người đào ra tìm trâu, nên thành lũng ao. Nay biên vào đây để tham-khảo. Lại xét : Sơn-ho-Châu ở ngoài bờ dè Công-Luận. Theo sử nhà Trần nói ; niên-hiệu Thiệu-Khánh

nguyên niên (Trần Nghệ-Tôn, 1370) lúc đi bình định nạn của Dương-Nhật-Lễ, vua giả-ngự đến Trữ-gia-tân, bầy tôi chúc mừng xưng-ho xạn-tuế, nhân đó gọi là Sơn-Ho-xã, nay gọi Sơn-Hộ châu-xã tức là chỗ này.

.

SÔNG CŨ HOẢN-KHÊ

17

Ở cách phía đông-nam huyện Kim-Anh 13 dặm, có lời truyền thuyết : bà Phi triều nhà Lý (vợ vua nhà Lý) người làng Phù Lỗ sức đào ra sông nầy, trên tiếp sông Phù-Lỗ dưới thông sông Nhị.Hà, nay đã bồi lấp thành ruộng, chỉ còn dấu sông mà thôi.

KINH QUẢNG-LÃM

Ở cách phía tây huyện Quế-Dương 11 dặm, nước kinh từ xã Lãm-Sơn đến, chảy vào nam qua kinh Chữ Thập xã YênĐộng 8 dặm, đến đây chảy vào sông Thiên Đức.

KINH VŨ-DƯƠNG

Ở cách phía tây huyện Quế-Dương 1 dặm, nước kinh từ xã Dũng-Vi huyện Tiên Du chảy xuống đông đến Cầu Kinh xã Chi-Nê và kinh Chữ-Thập cộng 31 dặm, đến đây chảy nhập sông Thiên-Đức.

KINH KIM.KHÊ

Kinh này ở xen giữa địa hạt 2 huyện Vũ-Giang và QuếDương, nước ở trong khe núi Lãm-Sơn và núi Vân-Mẫu chảy hội lại, và có những cống nước trong 3 huyện Tiên-Du, QuếDương và Vũ-Giang hiệp lưu rồi chảy vào sông Nguyệt-Đức.

KHE NĂM-HUYỆN

Ở 2 huyện Kim-Anh và Đông-Ngạn. Nước Khê từ trong đồng ruộng huyện Yên-Lãng tỉnh Sơn-Tây chảy ra, chảy đến 2 huyện (Kim-Anh Đông-Ngạn) lại chảy vòng quanh huyện Yên-Phong đến huyện Tiên Du cùng nước đồng ruộng hội hiệp chảy sang các xã Đặng-Xá Quả-Cảm rồi chảy vào sông Nguyệt

Đức.

ĐẦM CÔNG-LUẬN

ở cách phía tây nam huyện Văn-Giang 2 dặm, nguyên trước là đường sông Kim-Ngưu chảy qua đây, sau đắp bờ đê. Vào đời triều nhà Nguyễn năm Gia-Long thứ 3 (1804) bờ đê sụp lở, nước sông Nhị-Hà tràn vào thành một vũng đầm.

ĐẦM CỰ-LINH

Ở ngoài bờ đê, cách phía đông-nam huyện Gia-Làm 5 dặm, vì đè lở nước sông Nhị-Hà chảy vào chứa thành vũng đầm.

ĐẦM GIANG-CAO

Ở cách phía đông nam huyện Gia-Lâm 12 dặm, chỗ đây thuở trước lấy đất đắp đê, lỗ hãng sâu, nên nước thành chỗ đồng ruộng chảy nhóm đến.

ĐẦM PHƯỚC-LỘC

Ở cách phía tây huyện Đông-Ngạn 19 dặm, chỗ đây nguyên trước là bình địa, vào năm Quý-tỵ niên-hiệu Cảnh-Hưng nhà Lê (1773) bị lụt lớn xoi phá thành đầm rộng 20 trượng, sâu 2 trương, tục danh là Vực-Dê.

THÁC THAN

Ở trong phần sông xã Đại-Than huyện Gia-Bình, người ta truyền thuyết trong thác Than có 1 hang rồng rất sâu, thuyền người thương mãi qua đây hay bị chìm úp. Ở bên thác có đền thờ Cao-công, đến khấn vái thì được yên ổn.

XÀ KHÊ

Ở phía đông bắc huyện Hữu Lũng, có đường trạm đi kinh quá, người ta truyền thuyết khe này có muỗi độc.

[ocr errors]

VỊ KHÊ

Ở phía đông bắc huyện Hữu-Lũng, có đường trạm đi ngang qua. Tại xứ Ngũ-Liêm nước rất độc. Sách “Địa Dư-chí Địa.Du-chí của ông Nguyễn-Trãi” nói : vú Bắc-kỳ có 29 chỗ nước độc mà huyện Hữu-Lũng ở Bắc-Kinh là một chỗ vậy.

CỔ- TÍCH

THÀNH CŨ CỔ-LOA

Ở xã Cô-Loa huyện Đông-Ngạn. Sách Sử ký chép: thành này là do Thục-An-Dương-Vương đắp, rộng 1000 trượng, xây vòng quanh hình như cái ốc loa, nên gọi tên ấy, có 1 tên nữa gọi là Hắc-Long-Thành. Người nhà Đường hồ là thành CônLồn, ý nói thành rất cao vậy. Sàch Thanh-Nhất-Thống-chí nói : đây là cựu đô của An-Dương-Vương, gọi tên là Vương-Thành. Sách Sử-Kỷ chép: trước vua Ngô-Quyền cũng đóng đô ở đấy.

CUNG CŨ CỔ-BI

Ở xã Cô-Bi huyện Gia-Lâm, dựng vào khoảng niên-hiệu Bảo-Thái nhà Lê (Lê Dụ-Tôn. 1720-1728), sau bỏ hư, nay nền cũ phủ thành vẫn còn.

DINH CŨ BỒ-ĐỀ

Ở xã Lâm-Hạ và xã Phú-Viên huyện Gia-Lâm, bờ phía đồng Nhị-Hà. Xưa vua Thái-Tô nhà Lê cự chiến với tưởng nhà Minh là bọn Vương-Thông ở đấy, có đắp núi đất và xây từng lầu cao bằng tháp Báo-Thiên, hằng ngày vua ngồi từng lầu trên trông sang thành Đông-Quan để coi thế giặc, phán cho Thừa chỉ học-sĩ Nguyễn-Trãi ngồi ở từng lầu thử 2 soạn-thảo thơ từ qua lại.

THÀNH CŨ ĐIÊU-DIÊU

(Chữ Diêu, có chỗ viết chữ Hiếu)

Thành này ở huyện Gia-Lâm, do người nước Minh xây đắp. Đầu năm Đinh-Vị (1427) vua Lè Thái-Tổ khiến Lê-Chích

đánh phá được thành ấy, viên chỉ-huy nhà Minh là Trương-Lân và viên tri-phủ là Trần-Vân ra xin đầu hàng.

ĐIỆN CŨ XUÂN-QUAN

Ở xã Xuân-Quan huyện Gia-Lâm, do vua Triệu Vũ-Đế kiến trúc, nay xã dân nhơn chỗ cũ lập đền phụng tự.

TRẠM CŨ HOÀI-VIỄN

Ở bờ sông xã Cự-Linh huyện Gia-Lâm. Sách Sử-Kỷ chép : trạm này đặt vào niên-hiệu Minh-Đạo đời Lý năm thứ 3 (1044) để làm chỗ cho sứ thần ngoại quốc đến ở nghỉ. Sách “Địa-Duchí của ông Nguyễn Trãi” chép: những Lang-quan, Phụ-đạo ở các châu biên-bỉ không duyên cớ gì thì không được đến kinh đô, khi có triều-hội, cho ở nghỉ tại trạm Hoài-Viễn.

HỎA-CHÂU (cồn lửa) BÁT-TRƯỜNG

Cồn này ở vùng dân-cư xã Bát-Trường huyện Gia-Lâm, bờ phía bắc Nhị-Hà, trong niên-hiệu Vĩnh-Khánh nhà Lê (17291731) có cồn cát bồi vào địa phận xã ấy, trong có 1 khoảnh thường đun hơi nóng, đem cỏ bỏ vào chỗ ấy, lửa bắt cháy liền, chảy hết mới dứt ngọn lửa.

THÀNH CŨ LŨNG-KHÊ

Ở xã Lũng-Khê huyện Siêu-Loại. Sách An-Nam-chi nói Sĩ Nhiếp cai trị thành Luy-Lâu, tức là thành này. Sử-Kỷ nói : thành này tức thành Long-Biên.

THÀNH CŨ BÁT-VẠN-SƠN

Ở huyện Tiên-Du, do sứ-quân Nguyễn-thủ-Tiệp xây đắp (đã nói rõ dưới mục Bát-Vạn-Sơn).

BIA TRƯỜNG BẮN

Ở xã Dũng Vi huyện Tiên-Du, đây là trường tập bắn của Hồ-quý-Ly, bia đá nay vẫn còn, nhưng chữ khắc đã mòn hết không khảo cứu được.

« TrướcTiếp tục »