Hình ảnh trang
PDF
ePub

PHONG-CƯƠNG (gò gió)

Sách « An-Nam-chi-lược » chép: Gò này ở núi HuyềnĐinh huyện Lục-Ngạn, trong lúc tháng 5, 6 có gió từ trọng hang thổi ra, hơi gió làm cho ruộng lúa khô chết cả. Dân ở gần

núi thường bị tai hại.

SÔNG NGUYỆT-ĐỨC

Ở cách phía bắc huyện Vũ-Giang 10 dặm, có 2 ngọn nguồn: 1 nguồn từ sông Viên tỉnh Thái-Nguyên chảy vào hưởng nam đến giới huyện Hiệp Hòa rồi chạy quanh 12 dặm làm sông Hà-Châu, sông Trà-Lâm và sông Gia-Cát, lại chảy 24 dặm làm ngã ba sông Hương-Ninh, rồi chuyền qua đồng-nam 26 dặm đến sông Hương-La huyện Yên-Phong −1 nguồn từ sông Bạch-Hạc tỉnh Sơn-Tây chia dòng chảy sang huyện AnLãng và An-Lạc (cỏ nói rõ trong tỉnh chỉ Sơn-Tây) vào huyện Kim Anh rồi chuyển sang đồng 43 dặm làm sông Phù.. sông Hương-Da và sống Phù Lỗ, lại 23 dặm đến sông LươngPhước huyện Thiên-Phước rồi hiệp với sông Hương-La, ấy là sông Ngã-Ba, chạy thẳng đến các huyện Hiệp-Hòa, Yên-Phong, Việt Yên, và Vũ-Giang cộng 112 dặm đến sông Phổ-Lại huyện Quế-Dương vào sông Đại-Than huyện Gia Bình hiệp với sông Thiện-Đức chảy thông sông Phao tỉnh Hải Dương ; ấy là 1 chi sông của sông Lục-Đầu. Năm Tự Đức thứ 6 (1853) có liệt kê vào hạng danh-xuyên, biên chép vào Tự-điển.

SÔNG THIÊN-ĐỨC

Ở cách phía tây huyện Đông-Ngạn 27 dặm, đầu sòng chia dòng từ sông Nhĩ chảy vào xã Xuân-Canh trong huyện hạt, chuyển sang phía đông 19 dặm đến cầu Yên-Thường rồi quanh vào nam kinh qua các huyện Gia-Làm, Tiền-Du và Siêu-Loại cộng 66 dặm làm sông Lạc-Thỏ cũng gọi là sông Đông Hồ, (Trong «Sử-Ký, có chép : bến sông Đông-Hồ tức là sông này), lại chuyển theo huyện Quế-Dương 20 dặm đến huyện Gia-Bình

làm sông Đại-Than tiếp giáp 2 sông Nhật-Đức và Nguyệt-Đức rồi thông với sông Phao tỉnh Hải-Dương ấy là chi thứ 2 của sông Lục-Đầu.

Sách «An-Nam chi-lược» chép : sông này là do sông PhúLương phân tách ra ở bờ phía đông chảy xuống sông Bình-Than, buổi đầu niên hiệu Vĩnh-Lạc (đời Minh) cửa sông bồi lấp, Hoàng-Phúc khiến đào vét lại, ghe thuyền khi ấy đi được lưu thông. Sách «Đại-Thanh nhất-thống-chí, chép : sòng này có 1 tên là Diên-Hoa (?). Và 1 tên là sông Đông-Ngạn Sử.Ngoại ký» chép : Thục-An-Dương-Vương cùng triệu Việt Vương chia giới hạn phía nam phía bắc sông Bình-Giang để cai trị, tức là sống này. Đời Lý đổi châu Cổ-Pháp đặt làm phủ Thiên-Đức. nhơn đó cải làm tên sông Thiên-Đức. Triều nhà Nguyễn đổi lại làm sống Triêm-Đức.

Lại xét sông Triêm-Đức vào năm Tự Đức thứ 11 (1858) đào làm trung-giang, phía bên tả từ huyện Đông-Ngạn sang huyện Tiên-Du, đến huyện Quế-Dương; phía bên hửu từ huyện Gia Lâm sang huyện Siêu-Loại, huyện Gia-Bình đến thác Nguyệt Bàn, rồi hội hiệp với sông Lục-Đầu. Dòng sông quanh co, bề dài 12820 trượng, thân đê 2 bên bờ sông dài đến 30000 trượng

SÔNG CŨ TIÊU-TƯƠNG

2

Ở địa giới phủ Từ-Sơn, phát nguyên từ đầm lớn ở xã PhùLưu huyện Đông Ngạn chảy ra từ phía tây rồi chảy sang phía đông bắc đến xã Tiêu Sơn huyện Yên Phong chuyển đến 2 huyện Tiên-Du và Quế-Dương vào sông Thiên.Đức. Nay bị con đường quan đắp lấp hoặc lấp cạn thành ruộng, chỉ còn 1, 2 đoạn

nước sâu mà thôi.

SÔNH NHẬT-ĐỨC

: Ở cách huyện Phụng-Nhãn 20 dặm, có 3 dầu nguồn : 1 nguồn từ khe núi Ôn Châu tỉnh Lạng Sơn chảy vào huyện Hữu Lũng,

[ocr errors]

chảy sang tây bắc 12 dặm làm sông Hóa, lại chảy 32 dặm đến xã Chiêu-Lăng. Một nguồn từ khe núi huyện Vũ.Nhai tỉnh TháiNguyên chảy vào huyện Hữu-Lũng, chảy sang tây bắc 12 dặm làm sông Hóa, lại chảy vào nam 32 dặm làm sông Hòa, 52 dặm nữa cũng đến xã Chiêu-Lăng, nơi đây 2 sông hiệp lại chảy đến các huyện Bảo-Lộc, Hữu Lũng, Yên-Thế, Yên-Dũng cộng 108 dặm làm sông Thọ.Xương, lại chảy 41 dặm đến sông huyện Phụng-Nhãn. Một nguồn từ khe núi huyện Yên-Bắc tỉnh Lạng Sơn chảy sang Đông bắc đến sông Thủ-Dương huyện Lục-Ngạn, lại chảy 62 dặm đến huyện Bảo Lộc làm sông Quê-Hựu, lại chuyễn sang huyện Lục-Ngạn 48 dặm làm sông Mỹ-Nướng và sông La-Sơn, quanh qua đông nam vào huyện Phụng-Nhãn 36 dặm hiệp với sông Phụng-Nhãn làm sông Ngã ba rồi chảy đến sông Hàng-Quán huyện Yên-Dũng và sông Phổ Lại huyện QuếDương hiệp với sông Nguyệt-Đức, thông với sông Thiên-Đức và sông Phao tỉnh Hải Dương, Ấy gọi là sông Lục-Đầu vậy.

SỐNG LỤC-ĐẦU

Ở phía hữu huyện Quế Dương giáp đến địa giới huyện Chi Linh tỉnh Hải Dương, nước sông này từ 3 sông Thiên.Đức, Nhật Đức và Nguyệt-Đức chảy xuống ngã ba sông Phao tỉnh Hải Dương, gọi là sông Lục Đầu.

NGÃ BA SÔNG HƯƠNG NINH

Ở cách phía tây-bắc huyện Hiệp-Hòa 14 dặm, nối tiếp sông Ngọc-Long chảy đến đây ; lại có 1 chi từ phía nam sông Mão tỉnh Thái Nguyên chảy đến, gọi là Bảo-Giang; vào phủ Thiên-Phước 16 dặm làm sông Bình-Kỳ, rồi lưu thông đến ngã-ba sông Hương-Ninh.

SÔNG BÌNH KỲ

Ở cách phía tây phủ Thiên-Phước 17 dặm, trên nổi sông Bảo Giang chảy xuống sông Hương La, mùa đông sang mùa xuân nước cạn lội qua được, mùa hạ mùa thu phải đi thuyền

NGÃ BA SÔNG HƯƠNG LA

[ocr errors]

Ở xiên về phía đông bắc huyện Yên-Phong cách 7 dặm, (nguyên ủy đã chú rõ theo sông Nguyệt-Đức) gần đấy có sông Như-Nguyệt có 1 tên gọi là An-Giang. Sách « An-Namchi » chép : « trên tiếp giáp sông huyện Tư-Nông, chảy xuống sông Bình-Than », tức là sông này. Sử Ký chép: Vào năm thử 5 đời Lý Thái Tông (1032) Quách Quì đời Tống đến xâm lăng, ông Lý-thường Kiệt đón đánh ở sông Nguyệt-Đức phá tan được. Đời Trận niên hiệu Thiệu Bảo thứ 7 (1285) Thoát-Hoan đời Nguyên đến xâm lăng bị thất bại luôn, lui về đến sông NhưNguyệt, vua nhà Trần khiến đại binh đuổi theo, quân Nguyên chạy đến Sách-Giang chưa kịp qua sông, bị Hưng-Đạo-Vương đặt phục binh ở Vạn-Kiếp (tức nay là Vạn.Yên) đánh cho thất bại cả.

SÔNG THỊ-CẦU

địa hạt huyện Vũ-Giang. Sách «An.Nam.Chí» chép : «Đây là sông Thị Kiều hoặc gọi là sông Kiền Mãn, niên hiệu Chi. Nguyên đời Nguyên năm thứ 21 (1284), tức là niên hiệu Thiệu. Bảo nhà Trần năm thứ 7 Thoát Hoan đến xâm lăng bị quân ta đánh úp, quân ta lại đón đánh tên Phó tướng Toa Đô ở sống Kiền-Mãn, Toa-Đo chiến tử», tức là ở nơi sông này. (Cửu theo «Việt Sử» chép : chém Toa-Đỗ ở Tây-Kiết, Vậy An.Nam.Chi nói khác hẳn với Việt sử). Ở phía nam sông có 2 xã Tháp Cầu và Thị Cầu, dân cư đông đúc. Xã Thị-Cầu ở huyện Vũ Giang.

SÔNG XƯƠNG-GIANG

Ở cách phía tây-nam huyện Bảo Lộc 3 dặm, trên tiếp giáp sông Chiêu.Lăng, dưới thông sông Phụng Nhãn, đường ngựa trạm phải đi qua lại sông này. Sách “An-Nam.Chì» chép hạ lưu sông này hiệp với sông Thị.Cầu, có chợ Xương Giang. Buổi đầu niên hiệu Vĩnh Lạc (đời Minh 1403-1424) Trương Phụ đến xâm lăng, đóng binh ở chợ Xương Giang, làm cầu nổi cho quân đi sang, tức là nơi đây. Chợ Xương-Giang thuộc 2 xã Thọ-Xương và Châu.Xuyên.

SÔNG BÁI

Ở cách phía tây-nam huyện Gia Bình 3 dặm, sông này do nước đồng ruộng chảy vào 1 sông nhỏ chảy xuống đồng 14 dặm đến địa giới huyện Lương-Tài, chảy luôn 24 dặm làm ngã ba sông Gia-Phủ,

NGÃ BA SÔNG GIA-PHÚ

Ở cách phía đồng huyện Gia-Bình 14 dặm, tiếp nước sông Bái chảy xuống, tách riêng 1 dòng chảy xuống đồng 14 dặm đến ngã ba sông Kinh-Phổ thông với sông Lâu-Khê tỉnh Hải Dương, lại chảy sang đông nam 24 dặm đến ngã ba sông xã Nhất-Tề huyện Lương Tài, rồi thông vào sông Hoàng-Kinh tỉnh Hải Dương.

SÔNG ĐÀO

Ở cách phía tây huyện Lương Tài 14 dặm, trên giáp xã Cổ Biện huyện Gia-Lâm, do nước đồng ruộng chảy vào, chảy sang đông-nam 4 dặm đến xã Khương-Tự huyện Siêu Loại, lại chảy 24 dặm đến đây hấp thụ nước sông Nghĩa-Trụ chảy vào. lại chảy 45 dặm là sông Xuân-Án thuộc xã Nhất.Tề rồi chảy đến xã Uông Thượng huyện Thanh-Lâm tỉnh Hải Dương.

SÔNG BỒ-ĐỀ

Ở cách phía nam huyện Gia-Lâm 2 dặm, tức là ở phía tây bờ sông Nhĩ-Hà, gần đấy có chùa thôn Phú Viên, nguyên xưa có 2 cây bồ-đề, nên dùng gọi tên sông. Sông chảy đến huyện Văn Giang 100 dặm rồi thông xuống tỉnh Hưng-Yên. (Có nói rõ trong Hà-Nội tỉnh-chí).

SÔNG. NGHĨA-TRỤ

(Chữ trụ hoặc viết chữ quế (?) nầy)

Sòng ở cách phía nam huyện Gia-Làm 22 dặm. 1 dòng do nước đồng ruộng các xã Lê-Xá, Phú-Thị hội đến chảy sang đông nam đến huyện Siêu-Loại 28 dặm vào xã Xuân-Làm huyện Văn

« TrướcTiếp tục »