Hình ảnh trang
PDF
ePub

Lượng tu sửa đền thờ lại, Ân-Vương cảm bội ơn ấy, bèn khiến Ma-Cô-Tiền trao cho Lượng món thuốc tiên trị bịnh Ngọc-kinh-xà-lũ (loại ung sang). Ở bên núi có đền Ma-CoTiên, lại có 2 đền thờ Triệu-Vũ-Đế và Triệu-Việt-Vương. Sách «An-Nam-Chi » (của Cao Hùng Trung người Tàu) chép : núi Vũ-Ninh ở châu Vũ-Ninh, có Tỉnh-Cương (gò giếng) và có Thạch-Xà (rắn đá) gọi là Ngọc-kinh-tử, lại có mộ Việt-Vương. Sách « Sử-ngoại kỷ» chép: Triệu-Đà giữ núi Vũ-Ninh, giảnghòa cùng An-Dương-Vương, tức là ở núi này.

NÚI THIÊN THAI

Ở cách phía tây bắc huyện Gia-Bình 5 dặm, có 1 chót đứng cao chót vót đất đá lẫn lộn, tục truyền núi này có thứ sa-nhân đỏ như châu-sa, ở bên có những núi khác, chân núi sát dòng sông, trên núi có chùa được xưng là cảnh giai thắng. Núi này có tên nữa gọi là Đông-Cứu-sơn có tên nữa là Đông-Cao-Sơn. Sách « An-Nam-Chi » chép: Cao Biền có xây tháp trên núi này.

NÚI PHỤC-TƯỢNG

Ở cách phía đông huyện Gia-Lâm 12 dặm, có cô-bị cốthành nhà Lê ở đấy. Núi này làm tiêu biểu cho trong hạt.

NÚI SÓC

Ở xã Vệ Linh huyện Kim-Anh, cũng gọi là húi Vệ-Linh. Sách «Địa-du-chí của ông Nguyễn-Trãi » chép: Ở đất Kinh-do có sông Thiên-Đức và núi Vệ-Linh, Vệ-Linh tức là núi này. Tục truyền núi này là chỗ Đồng-Thần-Vương đánh ngựa phi thăng, nay có đền thờ. Thế núi rộng quanh, ở trước có 1 núi như là cái lư hương, cách bên bờ núi, cây cối xanh tốt, quang cảnh vắng vẻ.

NÚI THANH. TƯỚC

Ở cách phía tây huyện

Lãng tỉnh Sơn-Tây.

Kim-Anh 14, giáp giới huyện An

NÚI THANH NHÀN

Ở cách phía tây-bắc huyện Kim-Anh 4 dặm.

NÚI TAM-TẰNG

Ở Cách phía đông huyện Việt Yên 9 dặm, núi chồng chất có 3 từng, trên có chùa xưa, bèn núi có đường trạm. Trong niên hiệu Chiêu Thống nhà Lê, gặp loạn Tây-Sơn, Tổng-đốc Quảng-Châu (nhà Thanh) là Tồn-sĩ Nghị đến cứu viện, đóng binh ở núi này.

NÚI TIÊN-LÁT

Ở cách huyện Việt-Yên 2 dặm, có 1 tên gọi là núi NgũPhước, đất đá lẫn lộn, chân núi có cư dân.

THÙ SƠN

Có sách chép là Hòa-Sơn, ở cách phía bắc huyện HiệpHòa 17 dặm, có những cây tòng và tre xanh biếc, Vua Lê dựng Hành cung ở đây, trên núi có đền Sơn-thần.

NÚI VẠN-AN

cách phía đông-nam huyện Phụng-Nhãn 29 dặm; giáp giới xã Dược-Sơn huyện Chi-Linh tỉnh Hải-Dương, dưới núi có động Bắc-Đầu tương đối với động Nam-Tào ở Dược-Sơn, mặt trước liền sông Nhật-Đức, ở bên có đền Trần-Vương-Hưng-Đạo.

Xét sách «An-Nam-Chí» chép: Núi Vạn-Kiếp ở huyện Phụngnhãn gò đồi bao rộng, có thắng cảnh rừng rậm tre cao, tức là núi này.

NÚI YÊN-PHÚ

Ở cách phía đông huyện Phụng-Nhãn 27 dặm, núi có nhiều đá xanh, ở bên núi có giếng đá, trên mở 3 lỗ đá nước chảy không kiệt, bên giếng lại có Thần từ,

NÚI HUYỀN-ĐINH

Ở cách phía đông huyện Phụng-Nhãn 29 dặm, giáp giới huyện Lục-Ngạn, thế núi cao lớn liên lạc hình như cái định treo, nên gọi tên ấy. Núi này chạy dài rộng trong vài làng, làm trấn-sơn cho 2 huyện, thuở Tây-Sơn nhiễu loạn, vua ChiêuThống chạy về phía bắc có trú binh ở đấy.

NÚI CÔN SƠN

Sách «An-Nam-Chi» chép: núi này ở huyện Phụng-Sơn (tức nay là huyện Phụng-Nhãn) nơi Trần-nguyên-Đán về hưu ở đấy, trên núi có động Thanh-Hu, lưng núi có cầu Thấu Ngọc và am Bạch-Vân, cảnh vật thành u, cây cối rậm tốt, thật là 1 thắng cảnh nơi núi rừng vậy.

NÚI BẢO.ĐÀI

Ở cách phía đông-bắc huyện Vĩnh-Lộc 31 dặm, hình núi liên lạc làm thắng tích cho 1 địa phương. Sách “An-Nam-Chí» chép: «Núi Xách-Thổ ở địa hạt huyện Thiện Thệ phía tây phủ BắcGiang, núi Vạn Kiếp cao muôn nhận, sát tận trời (mỗi nhận 8 thước Tàu), dài vài trăm dặm». Chi-thơ chép: «Đất An-Nam phía tây đều rừng núi, có những núi kỳ-lang (?) Bảo-Đài, Phật-Tích, Mã Chiên ở trong địa hạt đều là cao lớn, nhưng cao trỗi hơn thì có núi Xích-Thổ vậy». Nay gồm biên vào đây để tham khảo.

NÚI PHÚ-LÃM

Ở cách phía đông huyện Bảo-Lộc 38 dặm, cỏ cây sầm uất, suối đá thanh u, đỉnh núi có am Hồ-Thiên.

NÚI CHUNG

Ở địa hạt huyện An Thế, có sản xuất nam-sâm và cỏ thị (cỏ này đời xưa dùng để bói rùa).

NÚI HẠC

Ở cách phía đông-bắc huyện Hữu-Lũng 8 dặm.

NÚI QUI

Ở cách đông-bắc huyện Hữu-Lũng 12 dặm.

NÚI NHAM-BIỀN

Ở cách phía đông-nam huyện An-Dũng 11 dặm, tiếp giáp huyện Việt.Yên dài dặt quanh quẹo đến vài mươi dặm.

NÚI LIÊN

Ở cách phía đông huyện Lục-Ngạn 61 dặm, mạch núi từ núi Công-mẫu ở tỉnh Lạng qua núi Thiều ải thẳng đến đây, trong có 1 con đường đi qua huyện Yên-Bác đến huyện Quảng Yên rất hiểm yếu.

NÚI THÁI-HỌA

Ở cách phía đông huyện Đông-Ngạn 61 dặm, mạch núi từ núi Điều tỉnh Lạng chạy đến, trong có khe chảy qua xã Hòa Lạc huyện Hữu Lũng rồi hiệp lưu tại sông Hóa.

NÚI DIỄN.CHỦY

Núi này ở huyện Lục-Ngạn, mạch núi theo từ núi TháiHoa đến, đỉnh núi đứng xiên xéo mà nhọn, hình như mỏ Diều-hậu, nên gọi là Diên-Chủy (Diên là con diều-hậu, chảy là cái mỏ), trong núi có một chỗ hủng, bề ngang độ 3 thước, sau độ 1 trượng, thường năm đến tháng 3 chim diều đến làm tổ, ấy cũng là một sự lạ vậy..

[ocr errors][merged small][merged small]

... Núi này ở phía tây huyện Lục-Ngạn, theo từ núi HuyềnĐinh chạy đến, các đồi núi liên lạc ngổn ngang hình như bày

voi nằm phục tại đấy, trong có hủng thấp, ấy là đường đi, chỗ đầu đường hủng ấy rất chật hẹp hiểm yêu, có thế một người địch được trăm người.

NÚI PHẬT

Ở cách phía nam huyện Lục-Ngạn 12 dặm, thế núi cao mà bằng phẳng, phía đông có núi Liên (ở xã Vĩnh Ninh) phía tây có núi Định (ở xã... Trì ?...), tiếp giáp tỉnh HảiDương, nơi đây cũng là 1 đường đi quan yếu.

Ở cách phía Nam

NÚI CHÚNG

huyện Lục-Ngạn 12 dặm, từ mạch núi Phật chạy đến, ở trước có núi Thừ-Sơn, phía tả La-Sơn, phía hữu Tiêu-Sơn, 3 mặt đứng cao như bức vách, chân núi có dân cư. nơi đây địa thế rất nham hiểm, bọn giặc cướp thường quần tụ ở đấy.

Ở phía nam huyện

NÚI AM

[ocr errors]

Lục Ngạn, mạch núi từ núi Phật núi có cái giếng, nước trong không kiệt, ở bên có 2 bàn đá, trên có nền chùa đời xưa.

Thử chạy đến, phía tả

NÚI ĐÁP

Ở cách phía đông huyện Lục-Ngạn 21 dặm, mạch núi theo từ núi Công Mẫu tỉnh Lạng Sơn chạy đến nỗi lên núi này và núi Ải, núi Tấu, đều là chỗ đường núi quan yếu tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, ở phía tây núi này có mỏ vàng Phong-Hanh,

NÚI ĐÀN.DƯƠNG

Ở phía đông huyện Lục-Ngạn, từ núi Đáp chạy đến, trên núi có ao, sâu rộng 3, 4 thước; từ xưa truyền thuyết có 1 con dê đực ở đấy ; mỗi lúc ban đêm như có tiếng trống chuông vang lên.

« TrướcTiếp tục »