Hình ảnh trang
PDF
ePub

SƠN-XUYỂN

NÚI NGUYỆT-THƯỜNG

Ở cách phía tây-nam huyện Tiên-Du 3 dặm, có tên nữa là Bạch Sắc-Sơn, cũng gọi là Trà-Sơn. Tương truyền vua Lý ThánhTông có ngự đến đây ban cho tên này (Nguyệt-Thường), núi hơi cao, đất đá xen lộn, ở trên có những cây liễu, ở dưới có đền thần Cao-Sơn. Triều nhà Nguyễn năm Tự-Đức thứ 3 (1850) liệt kê vào hạng danh-sơn, biên vào Tự-điển (điển lễ tế tự), đề 3 năm, nhà vua ban sắc cho 1 lần).

NÚI LẠN-KHA

Ở cách phía nam huyện Tiên-Du 4 dặm. Trên núi có ao Thủ-Long. Đỉnh núi Thất-Sơn có bàn cờ đá. Tương truyền :xưa có tiều-phu là Vương-Chất vào núi thấy 2 ông lão đánh cờ dưới bóng cây tùng: ông ta chống búa đứng xem. Khi tan cuộc cờ, không hay cán búa đã mòn. Ở dưới núi có động Vạn-Phước, cảnh trí u nhàn thanh nhã, người đời truyền thuyết động ấy do đời nhà Lý sáng tạo. Sách Sử-ký chép : Triệu-Đà đóng quân ở núi Tiên-Du, chống đánh cùng An-Dương-Vương, tức là nơi đây. Sách «Truyền-kỳ-lục» chép : Từ-Thức cởi áo cừu tặng cho tiênnữ, cũng ở núi này. Núi này có 1 tên nữa là Tiên-Du Vũ-Sơn. Lại xét sách «Lễ-Minh-chí» chép : núi Tiên-Du là 1 danh-sơn trong 21 danh-sơn ở An-Nam. Niên-hiệu Hồng Vũ nguyên niên (đời Minh 1368) Vua Minh hạ chiếu đem núi này cùng núi sông ở Trung-quốc hiệp tế ở Giao-Đàn. Năm thứ 3 (1370) vua Minh sai sử qua xét lại khiến vẽ hình thế núi này và các núi Vũ-Ninh, Phổ-Lại cùng Vạn-Kiếp đem về. Sách Cao-hùng-Trung An-Nam

chi chép : Vua nhà Trần sáng tạo, thu-viện Lạn-A, dùng danhnho Trần-Tôn làm sơn trưởng, giáo-thụ sinh-đồ, lại thường đến tiết Trùng-Dương đến thăm viếng. Cách phía tây vài dặm có chùa Vĩnh-Phước, lại cách vài dặm nữa có am Nguyệt-Thường phía bắc góc núi có chùa Kim-Ngưu, tức là nơi Cao Biền đào giếng thấy có con trâu vàng chạy ra, nên gọi tên ấy, nơi đây sắc đá đỏ như vàng, ban đêm có hảo-quang, nên cũng gọi là núi Kim-Ngưu.

NÚI BÁT-VẠN

Ở cách phía đông-nam huyện Tiên-Du 2 dặm, người ta truyền thuyết : Cao-Biền đời Đường sáng tạo tháp Bát-Vạn để trấn yểm, nên gọi tên ấy. Sách Sử Ký nói: Sứ quân Nguyễnthủ Tiệp chiếm cứ núi này, có đắp thành ở dưới núi, sau Tiệp mất, người nơi ấy lập đền phụng sự.

NÚI BỒ-SƠN

Núi này ở trong địa giới huyện Tiên-Du, đất đá xen lộn, trên núi có chùa, cũng đặt theo tên núi.

NÚI TAM-SƠN

Ở cách phía tây bắc huyện Đông-Ngạn 10 dặm, ở giữa nơi ruộng bằng đột khởi lên 3 ngọn hình Tam-Thai (1) giống như chuỗi hạt ngọc tròn, trong xã nhơn đó gọi tên vậy, nơi chân núi có 1 dãy đá nhọn như ngòi viết, chạy dài khuất khúc như hình con rồng rắn, trên đỉnh có một chỗ hủng gọi là mũi rồng ; trong làng có hai họ danh tiếng : Ngô và Nguyễn, tổ mộ táng tại đấy, nối đời phát đậu khoa giáp, và khoa danh ở huyện Đông-Ngạn, duy có xã ấy chiếm được Tam-Khôi

mà thôi.

NÚI TIÊU-SƠN

Ở cách phía tây-nam, huyện An-Phong 11 dặm, trên núi có chùa Thiên-Tâm và chùa Trường-Liệu (?). Bà mẹ Vua Lý.

(1) (Tam-thai: tên ngôi sao, có thượng thai, Trung-thai và Hạ-thai, cộng có 6 cái, cứ 2 cái liên hệ làm 1, thành thử gọi là Tam-thai. (Từ-Nguyên-thượng).

Thái-Tổ thường đến chơi ở chùa Tiêu-Sơn, giao cảm với Thần nhân rồi sinh ra Vua Thái-Tổ. Quốc-sư nhà Lý là Tăng Vạn-Hạnh có giải đoán lời sấm « mộc-miên » là do truyền ra tại nơi đấy. (1)

NÚI THẤT-DIỆU

Ở phía tây huyện An.Phong xiên về phía bắc cách 10 dặm núi đất liên lạc nổi lên 7 cụm. «Sử-ngoại-kỷ» chép: nơi đây An-Dương-Vương đắp thành bị hư lở, Vương bèn trai giới cầu khấn để đắp lại. vừa có người thần bảo rằng : « Muốn đắp phải đợi có Thanh-giang-sử (tức là con rùa) đến ». Ngày sau thấy có con kim-qui (rùa vàng) bơi sông đến, kim-qui nói ra tiếng người tự xưng là Giang-sứ. Vương đem việc thành bị lở hỏi kim-qui, kim-qui đáp : « Đó là do con Vua đời trước (con Hùng-Vương) báo cừu thù vậy, hiện nay ẩn tại núi này phụ họa với Sơn-linh làm ma-my. lại tại quán Ma-Lôi ở bên núi có bạch-yêu-khi hóa thành sơn-quỉ, hiệp nhau làm điều quái-nghiệt, cho nên thành phải hư lở ». Rồi Vương cùng kimqui đến núi diệt trừ yêu-quái, bắt giết được 1 con gà và đào dưới núi bắt gặp đồ nhạc khi xưa và hài cốt người đem đốt ra tro (2), từ đấy yêu-khi đoạn tuyệt, thành đắp nửa tháng

vừa xong.

(1) Mộc-niên : cây gòn. Đời vua Ngọa-Triều nhà Lê ở làng Diên-Uần châu CôPháp có cây gòn nứt ra, người làng ấy nhận rõ chỗ dấu nứt có sấm-văn lược rằng : « Hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành P... v.v, khi ấy Tăng Vạn Hạnh tự đoán ra rång: Lạc nghĩa là rụng ngã, chết. chữ thành nghĩa là nền, thạnh). Có lẻ họ Lê suy vong, mà họ Lý phát thạnh ». Đương thời Lý-công-Vân làm Thân-Vệ, sợ việc ấy tiết lậu ra bị họa ; khiển người anh đem giấu Tăng Vạn-Hạnh ở núi Tiêu-Sơn Sau quả nhiên Lý-công.Uàn lên làm vua, kiến nguyên là Thuận-Thiên (Đại-Việt sử ký toàn thư, quyền nhất, trang 31).

(2) Theo trong sách Đại-Việt-sử-ngoại-kỷ chép rõ như thế này:

An-Dương-Vương hỏi lý do vì sao thành bị lở ? Kim-qui đáp : * đó là linh khí của sơn-xuyên bản thồ, mà con vua đời trước phụ vào đề báo thù cho nước, hiện ấn trong núi Thất-Diệu, trong núi lại có tử thi người nhạc sĩ đời trước chôn ở đấy, sau hóa ra gni. Lại ở bên núi có 1 cái quán, chủ quán tên là Ngộ Không có 1 con gái và 1 con gà trắng, ấy là dư khí của sơn-tinh, người nào qua lại ngủ đêm ở quán, quỉ hại chết, sở dĩ chúng nó tụ hội thành 1 bầy phá hư thành ấy, nếu giết được con

NÚI VŨ-ĐƯƠNG

Ở phía tây nam huyện An-Phong 17 dặm, đỉnh núi có đền Vũ-Đương nguyên-quân, nên dùng gọi tên núi. Sách Địa-duchí của Lê-đại-Cương nói : Núi này có 1 đỉnh liền với núi ThấtDiệu.

HÀM-SƠN

Ở cách phía tây-nam huyện An-Phong 11 dặm, có 1 chót cao nhọn tốt đẹp, có đền thần Quí-Minh ở đấy.

NÚI PHỔ-LẠI

Ở cách phía đông huyện Quế-Dương 17 dặm, ngó xuống sông Lục-Đầu, trên núi có chùa, các Vua đời nhà Trần thường đến viếng cảnh. Sách «An-Nam-chi-lược chép: núi này ở huyện Từ-Sơn (tức nay huyện Quế-Dương) mặt trước giáp Bình-Than, sông Nguyệt-Đức quanh phía tả, sông Ỏ-kiều ôm phía hữu, cảnh vật tốt đẹp làm thắng cảnh trong 1 địa phương.

LÃM SƠN

Ở cách phía tây huyện Quế-Dương 7 dặm. Tương truyền Cao-Biền đời Đường có trồng trụ đá để trấn yểm. Sách “An Nam chí lược» chép: trong huyện Từ-Sơn có núi Đại-Lãm, núi ấy có chùa Thần-Quang, trước giáp sông Thiên-Đức, có những cây tòng bách xanh tốt, mỗi năm ngày 8 tháng 4, sĩ nữ hội đến hát múa ở đấy. Người nhà Trần có vịnh câu thơ :

gà trắng ấy và trừ hết tinh khí, thì thành đắp được vững bền ». Khi ấy Vương đem Kim-qui đến quán giả làm người ngủ đỗ, chủ quán bảo : * Nên đi ra cho mau, đừng ở đây sẽ bị họa ». Vương cười nói : « Chết sống có định, quỉ my làm gì được ). Vương ở ngủ tại quán, ban đêm nghe bọn tinh quỉ đến kêu mở cửa, Kim-qui hét lên, quỉ không dám vào, đến lúc gà gáy chúng qui đều chạy tan cả, Kim-qui bảo Vương đuôi theo đến núi Thất Diệu, tinh-khí đều thu tàng cả. Vương trở về quán, sáng ngày chủ quán tưởng Vương đã chết rồi, kêu người đến quán lo việc chôn cất, không ngờ Vương còn cười nói như thường, chúng đều la-bái, bảo rằng: « Lang quân làm thể nào được như thể, ắt là bực thánh nhân vậy ). Thể rồi Vương xin nhà chủ cho con gà trắng giết ra cúng tế, sau khi gà bị giết, người con gái ấy cũng chết. Vương khiển người đào núi bắt gặp đồ nhạc khí xưa và hài cốt của người, Vương đốt nghiền ra tro, dem rải xuống sông, từ đấy yêu-khí đoạn tuyệt, mà việc đắp thành nửa tháng

vừa xong.

Phiên âm :

Tục đa biến Thái Vân thương cầu,
Tòng bất tri niên tăng bạch đầu

Dich :

Tục đời «Vân cầu» thường hay đổi (1)
Tông đã lâu năm, tăng bạc đầu

Ông Lê-qui-Đôn cũng có vịnh 2 câu thơ như sau :

Phiên-âm :

Toàn vân lục nhiễu tam thiên thọ
Bàn lãnh thanh hoàn thập lục hương.

Dịch :

Ba ngàn cây mây xanh bao kín.
Mười sáu làng núi biếc vây quanh.

NÚI THẮNG SƠN

Ở cách phía tây huyện Quế-Dương 12 dặm, có tên nữa gọi là Mộc-Hoàn-Sơn. Triều-đình Trung-quốc bảo nước ta có núi Nhật-Nguyệt trấn thủ, cho nên Trung-quốc không thôn-tinh được.

TRÂU-SƠN

Có 1 tên nữa là núi Vũ-Ninh, ở cách phía đồng huyện Quế-Dương 12 dặm, hình núi liên tiếp, trên núi có Nguyệt tỉnh. Tục truyền đời Hùng Vương, vua nhà Ân (Trung-Hoa) đến xâm lăng, đóng binh ở dưới núi, Đồng-Thần-Vương đánh phá, Ân-Vương chết tại núi này, người nơi ấy lập đền thờ, lâu năm đền bỏ hoang, đến đời Trần có Thôi

(1) Chữ Vân : mây. Chữ cấu là chó. Đỗ-Phủ có câu thơ : thiên thượng phù vân như bạch y. Tư tu biển huyền vi thương cầu. Mây nồi trên trời như chiếc áo trắng, giây lát biển thành con chó xanh. Ý nói việc đời hay thay đổi không lường được vậy,

« TrướcTiếp tục »