Hình ảnh trang
PDF
ePub

HÌNH THỂ

Hình thể tỉnh này, phía đông-bắc dựa núi, phía tây-nam giáp sông, địa hạt nhiều nơi cao ráo. Danh-sơn có nguyệt-thường Nham-Biền, Vệ-Linh đều làm tiêu biểu trong hạt. Đại-Xuyên có Thiên-Đức, Nhật-Đức, Nguyệt-Đức liên lạc ở giữa, chảy dồn về sông Lục-Đầu làm giới hạn bèn tả. Các phủ Từ-Sơn, ThuậnAn thì ruộng đất bằng thẳng. Các phủ Lạng Giang, Thiên-Phước thì cùng tỉnh Thái-Nguyên Hải-Dương tiếp giáp, ranh giới liền nhau. Núi rừng xen lộn, khe động sâu thẳm hiểm trở, bọn bất đắc-chi thường thường ra vào làm loạn, nên trách nhiệm nhà cầm phòng rất là quan yếu. Huyện Đông-ngạn và huyện Hữu Lũng được xưng là nơi phồn-thạnh ; quan ải như Cần-Địch Hương-La và chợ phổ Vạn-Phước, An-Viên, Trình-Kể và BátTrường đều có ghe thuyền tụ tập, thương khách vãng lai, cũng là nơi đông người tụ hội vậy.

KHÍ HẬU

Khí hậu đại khái giống như Hà-Nội, tháng 9, 10 loại hỏatrùng (con rươi) xuất hiện (ở Gia-Bình và Lương-Tài) thì ắt có gió mưa. Đất tỉnh này nhiều ruộng mùa mà ít ruộng Chiêm, ruộng mùa thu tháng 6 cấy, tháng 10 gặt, ruộng Chiêm tháng 12 cấy, tháng 5 gặt, lại có ruộng tháng 3, 4 gieo tỉa, tháng 7, 8 gặt, gọi là lúa bát-ngoạt, các huyện ở Thượng-du (Yèn-Thế, HữuLũng, Bảo-Lộc, Lục Ngạn) thường nhiều khi lạnh (ban đêm lấy 1 chiếc đũa xấu 1 tiền kẻm, tức là 60 đồng, cắm trên mặt đất, đến sáng ngày trong thấy khí đất bốc lên ướt đến 30 đồng), trong tháng 3 và tháng 9 khi trời nóng nực, thì khi chướng lệ (khí độc trong rừng núi) rất trầm trọng, lại có danh hiệu Khẻ ác thủy » : Khe rắn nước độc.

[ocr errors]

PHONG TỤC

Trong toàn hạt, người chuyên nghề sĩ, và nông có 3 phần, chuyên nghề thương mãi chỉ có 1 phần, phong tục cũng hơi giống như ở Hà-Nội. Như làng Phù-Đồng có tiếng là làng trung nghĩa, (Trong niên hiệu Cảnh-Hưng (1740-1786) có bọn giặc cỏ nỗi lên, người xã Phù-Đồng là Trịnh-công-Diễn (đậu Tiến-sĩ khoa Đinh-vị) đốc xuất người trong tổng xã hạn định tuần phòng cần mật phả tan đảng giặc, quan địa-phương tàu lên Triều-đình ban thưởng cho tấm biển khắc 3 chữ « Trung-Nghĩa-Dân» (dân trung nghĩa), để biểu dương công trạng, lại ban cho các xã Đổng-Viên Đồng-Xuyên và Phù-Dục trong tổng, mỗi xã 1 tấm biển, nay vẫn còn». Xã Đăng-Yên thì giả thủ không cầu thả (xã Đảng-Yến thuộc huyện Hữu-Lũng, con trai không cưới người hóa chồng con gái không gả người hóa vợ, phong tục được tốt như thế), xã Trần-Xá thì chuộng điều nghĩa biết lẽ phải (xã Trần-Xá ở huyện Yên-Phong, trong niên hiệu Minh-Mạng (1820-1840) có đảng cướp hơn 200 người vây đánh Xả ấy, người trong xã ra sức chống cự 1 ngày đêm, đảng cướp không làm hư hại được, quan tỉnh đem việc ấy tàu lêu, nhà vua ban thưởng cho tấm biển khắc chữ « Hiếu-nghĩa tri-phương » (chuộng điều nghĩa biết lẽ phải) và ban cho hơn 200 quan tiền cùng rượu «Hồng-hoa dương-tửu ». Như trên đã nói thì phong tục ấy cũng gần được trung hậu vậy. còn như những câu ca-dao trong hàng xóm cũng đều có quan hệ đến phong-hóa, như vậy cũng hầu có tánh tình đoàn chính vậy. Như những câu sau đây :

[blocks in formation]

Lang xuất qui phụ, hà nhẫn tương vương. (Vong),
Lang bi hài đề. tur hữu bi thương.
Luyến tử lang phụ, thượng khả hạ đường.
Huống như thiếp thân, hựu yên cảm vương.

Dịch nghĩa :

Anh đề bỏ vợ, sao

nỡ quên tình.
Con anh bồng bế, phủ mặc trời xanh.
Vợ anh ân ái, còn bỏ đoạn đành.
Huống chi thân thiếp, đâu dám trong anh.

Bài thơ này là chê người nọ có ác ý chán cũ ham mới vậy :

[blocks in formation]

Khởi bất dạ hành, ủy thử sài hồ.
Khởi bất trú hành, ủy ngã phụ mẫu.

Như duyệt ngã hề,

Dịch-nghĩa :

xuất môn tương cấu.

Sao chẳng đi ban đêm, sợ hùm beo ra.
Sao chẳng đi ban ngày, sợ cha mẹ la.
Như yêu mến ta, sẽ gặp trước cổng nhà.

[blocks in formation]

Cổ bỉ trung đường, hữu nương dữ da.
Khởi cảm dữ nhân, tư tương nguyệt hoa.

Dịch-nghĩa :

Nhìn ở giữa nhà, có mẹ cùng cha.
Há dám cùng ai, riêng việc nguyệt hoa.

Trên đây là đều những lời của con trai con gái hẹn hò gặp nhau vậy.

Tuy nhiên, tập tục dũng hãn, và hay kiện tụng nhau, bởi do phong khi còn chưa được thuần vậy.

THÀNH TRÌ

(MỤC NÀY NGUYÊN BẢN THIẾU 2 TRANG)

« TrướcTiếp tục »