Hình ảnh trang
PDF
ePub

HUYỆN QUẾ-DƯƠNG

Ở cách phía đông Phủ 24 dặm, huyện hạt từ đồng đến tây cách 35 đặm, tử nam đến bắc cách 6 dặm, từ huyện-ly sang phía đồng đến giới huyện Chí-Linh tỉnh Hải Dương 22 dặm, sang phía tây đến giới huyện Tiên-Du 13 dặm, sang phía nam đến giới huyện Gia-Bình phủ Thuận.An 2 dặm, sang phía bắc đến giới huyện Vũ.Dương 4 dặm

Huyện này vốn đất châu Vũ-Ninh, đời Minh-thuộc gọi là : Từ-Sơn huyện, đời Lê Quang Thuận đặt làm huyện Quế-Dương, triều nhà Nguyễn năm Minh-Mạng thứ 9 (1828) đặt riêng phân phủ Từ Sơn kiêm lý huyện Quế-Dương,, năm Tự Đức thứ 5 (1852) giảm phân phủ, lại đặt chức Trị-huyện, lãnh coi9 tổng 46 xã, thôn.

HUYỆN VŨ-GIANG

Huyện này ở xiên về phía đông bắc cách phủ 20 dặm, từ đông sang tây cách 30 dặm, từ nam sang bắc cách 12 dặm, từ huyện lỵ sang phía đông đến giới huyện Quế-Dương 27 dặm, sang phía tây đến giới huyện Tiên-Du 3 dặm, sang phía nam đến giới huyện Quế-Dương 2 dặm, sang phía bắc đến giới huyện Việt-An thuộc phân-phủ Lạng Giang 10 dặm.

Từ đời Trần về trước gọi là Vũ-Ninh huyện, đời Minh-thuộc do Vũ-Ninh-châu thổng lãnh, lệ thuộc phủ Bắc Giang, niênhiệu Quang-Thuận đời Lè cải thuộc phủ Từ Sơn sau lúc nhà Lê trung-hưng cũng nhơn theo cũ, triều nhà Nguyễn năm Minh Mạng 13 (1832) đem huyện này thuộc phân-phủ Từ Sơn thống hạt, năm Tự-Đức thứ 5 (1852) giảm phản phủ, việc phủ do Tri huyện kiêm nhiếp; huyện lãnh 6 tầng, 14 xã. Huyện lỵ ở xả ĐỗXá, nay bỏ rồi.

PHỦ THUẬN AN

Ở xiên phía đông-nam Tỉnh thành cách 31 dặm, phủ hạt từ đòng đến tùy cách 54 dặm, từ nam đến bắc cách 20 dặm, từ phủ

ly sang phía đông đến giới huyện Thanh-Lâm tỉnh Hải-Dương 35 dặm, sang phía tây đến giới huyện Gia-Lâm phân phủ Thuận An 19 dặm, sang phía nam đến giới huyện Cầm-Giang tỉnh HảiDương 7 dặm, sang phía bắc đến huyện Tiên-Du phủ Từ Sơn 13 dặm.

» Huyện này đời Hán-thuộc là đất huyện Long-Biên, đời Lý là Gia-Lâm quận, đời Trần là Bắc Giang lộ, đời Minh thuộc là đất của 2 huyện thuộc phủ Bắc-Giang và 3 huyện thuộc châu Gia Lâm, đời Lê niên-hiệu Quang-Thuận (1460-1469) đặt tên phủ này, lãnh coi 5 huyện (đã nói ở trước đây) lệ thuộc Bắc-Giang Thừa tuyên, sau thuộc Kinh-Bắc trấn, đời Mạc đồi thuộc về tỉnh HảiDương, đời Lê niên hiệu Quang-Hưng phục lại tên cũ. Triều nhà Nguyễn đầu niên-hiệu Gia Long nhơn theo như cũ, năm Minh Mạng thứ 13 (2832) chia 2 huyện Văn-Giang và Gia Lâm đặt làm Phân.phủ, còn phủ này lãnh coi 3 huyện.

HUYỆN SIÊU-LOẠI

Địa hạt huyện này từ đông đến tây cách 27 dặm, từ nam đến bắc cách 9 dặm, từ huyện lỵ sang phía đông đến giới huyện Lương-Tài 7 dặm, sang phía tây đến giới huyện Gia-Lâm thuộc Phân-phủ 6 dặm, sang phía bắc đến giới huyện Gia Bình 3 dặm.

Huyện này đời Hán-thuộc là đất huyện Luy-Lâu. Trong «Sử Ký» chép : Sứ- quân Lý-Lãng Công chiếm cứ đất Siêu-Loại, tức là nơi đây. (Xét theo niên-hiệu Thiên-Huống Bảo-Tượng nhà Lý (1068) đổi tên làng Thổ-Lỗi làm làng Siêu-Loại, biên vào đây để tham-khảo), sau đặt làm huyện này, đời Minh thuộc thuộc phủ Bắc Giang, niên hiệu Quảng-Thuận nhà Lê đổi thuộc phủ này (Thuận-An) và do phủ kiêm-Lý, triều nhà Nguyễn nhơn theo cũ, nay lãnh coi 6 tổng. (8 xã, thôn.

HUYỆN GIA-BÌNH

Ở phía đông phủ hơi xiên về phía bắc, cách phủ 20 dặm. huyện hạt từ đòng sang tây cách 42 dặm, từ nam sang bắc cách

7 dặm, từ huyện lỵ sang phía đông đến giới huyện Chí Linh tỉnh Hải-Dương 17 dặm, sang phía tây đến giới huyện SiêuLoại 25 dặm, sang phía nam đến giới huyện Lương-Tài 2 dặm, sang phía bắc đến giới huyện Quế.Dương phủ Từ-Sơn 5 dặm.

Huyện này thuở xưa là đất huyện An-Bình Nam-Định, từ đời Trần về trước gọi là huyện An-Định, đời Minh thuộc do châu Gia-Lâm thống lãnh, thuộc phủ Bắc-Giang, niên hiệu Quang-Thuận nhà Lê đặt làm huyện Gia-Định, đổi thuộc phủ này (Thuận-An), triều nhà Nguyễn năm Minh-Mạng nguyên niên (1820) đổi tên là Gia-Bình, lãnh coi 8 tầng, 66 xã, thôn.

HUYỆN LƯƠNG TÀI

cách phía đông Phủ 18 dặm, huyện hạt từ đồng đến tây cách 28 dặm, từ nam đến bắc cách 13 dặm, từ huyện lỵ sang phía đông đến giới huyện Thanh Lâm tỉnh Hải Dương 17 dặm, sang phía tây đến giới huyện Siêu-Loại 11 dặm, sang phía nam đến giới huyện Cẩm-Giang tỉnh Hải-Dương 3 dặm, sang phía bắc đến giới huyện Gia-Bình 13 dặm.

Huyện nầy đời Trần gọi là Thiện-Tài, đời Minh-thuộc do châu Gia-Lâm thống lãnh, thuộc phủ Bắc-Giang, đời Lê niênhiệu Quang-Thuận đổi thuộc phủ này (Thuận-An), và đổi lại tên hiện nay (Lương-Tài), triều nhà Nguyễn nhơn theo như đời Lê, năm Tự.Đức thứ 5 (1852) giảm chức Tri-huyện; Việc huyện do huyện Gia-Bình kiêm nhiếp, lãnh coi 9 tầng, 75 xã, thôn. Huyện lỵ ở xã Kim-Đào, nay đã dẹp bỏ.

PHÂN-PHỦ THUẬN-AN

Ở cách phía tây-nam Tỉnh-thành 50 dặm, phủ hạt từ đồng đến tây cách 20 dặm, từ nam đến bắc cách 28 dặm, từ phủ lỵ sang phía đông đến giới huyện Đường-Hào tỉnh Hải-Dương 15 dặm, sang phía tây đến giới sông huyện Thanh-Trì tỉnh Hà-Nội 9 dặm, sang phía nam đến giới huyện Đông-An tỉnh Hưng-Yên 11 dặm, sang phía bắc đến giới huyện Tiên-Du và huyện Đông Ngạn phủ Từ-Sơn 17 dặm.

Phủ này đặt ra năm Minh-Mạng (triều nhà Nguyễn) thứ 13 (1832), được lãnh coi 2 huyện.

HUYỆN VĂN-GIANG

Huyện hạt từ đồng đến tây cách 24 dặm, từ nam đến bắc cách 14 dặm, từ huyện lỵ sang phía đông đến giới huyện ĐườngHào tỉnh Hải-Dương 15 dặm, sang phía tây đến sông huyện Thanh-Trì tỉnh Hà-Nội 9 dặm, sang phía nam đến giới huyện Đông-An tỉnh Hưng-Yên 11 dặm, sang phía bắc đến giới huyện Gia-Lâm 3 dặm.

Huyện này từ đời Trần về trước gọi là Tế-Giang, trong sách Sử-ký chép: Sứ-quân Lữ-Đường chiếm cứ Tế-Giang, tức là đất này. Đời Minh-thuộc do châu Gia-Lâm thống lãnh, thuộc về phủ Bắc-Giang: đời Lê niên-hiệu Quang-Thuận đổi thuộc phủ Thuận An, đến sau mới đồi làm tên nầy (Văn-Giang). Triều nhà Nguyễn năm Minh Mạng 13 (1732) đặt riêng Phân-phủ kiêm lý huyện này, huyện lãnh 9 tầng, 61 xã thôn.

HUYỆN GIA-LÂM

Ở cách phía tây-bắc Phân-phủ Thuận-An 20 dặm, huyện hạt từ đồng đến tây cách 29 dặm, từ nam đến bắc cách 21 dặm, từ huyện lỵ sang phía đông đến giới huyện Siêu-Loại 27 dặm, sang phía tây đến giới Nhĩ Hà Hà-Nội 2 dặm, sang phía nam đến giới huyện Văn-Giang 16 dặm, sang phía bắc đến giới huyện Đông-Ngạn phủ Từ.Sơn 5 dặm.

Huyện này đời Lý là Gia-Lâm quận, sau đổi làm huyện, đời Minh-thuộc thuộc phủ Bắc-Giang, đời Lê niên-hiệu Quang-Thuận đổi thuộc phủ Thuận-An. Triều nhà Nguyễn thuở đầu niên-hiệu Gia-Long nhơn theo đời Lê, năm Minh-Mạng 13 chia đặt Phânphủ thống hạt huyện này, lãnh 10 tổng, 88 xã thôn.

PHỦ THIÊN-PHƯỚC

Phủ này ở phía tây Tỉnh-thành hơi xiên về phía bắc, cách Tỉnh 28 dặm, phủ hạt từ đồng đến tây cách 50 dặm, từ nam đến

bắc cách 30 dặm, từ phủ-lỵ sang phía tây đến giới huyện An Lãng tĩnh Sơn-Tây 37 dặm, sang phía nam đến giới huyện An Phong phủ Từ-Sơn độ 1 dặm, sang phía bắc đến giới 2 huyện Tư-Nông và Phổ-An tỉnh Thái-Nguyên 27 dặm. Phủ nầy đời Trần là đất Bắc-Giang-lộ, đời Minh-thuộc gọi là Bắc-Giang-châu lãnh 3 huyện (đã chú ở trước) thuộc Bắc-Giang phủ, đời Lê niên hiệu Quang-Thuận gọi là Bắc-Hà-phủ lãnh 4 huyện (có chú ở trước) lệ thuộc Bắc Giang Thừa-tuyên, sau đổi thuộc Kinh-Bắc trấn, triều nhà Nguyễn niên hiệu Gia-Long nhơn theo như cũ. năm Minh-Mạng thứ 2 (1821) đổi tên là Thiên-Phước, năm thứ 13 (1832) gồm 2 huyện Việt-Yên và Hiệp-Hòa đặt riêng làm Phânphủ, năm Tự-Đức thứ 5 (1352) giảm Phân-phủ, năm thứ 6 (183) lại đem Việt-Yên thuộc-phân phủ Lạng-Giang, vậy là phủ nầy hiện lãnh 3 huyện.

[blocks in formation]

Huyện hạt từ đông đến tay cách 12 dặm. từ nam đến bắc cách 30 dặm, từ huyện lỵ sang phía đông đến giới huyện Hiệp. Hòa 4 dặm, sang phía tây đến giới huyện kim-Anh 8 dặm, sang phía nam đến giới sông huyện An-Phong phủ Từ-Sơn độ 1 dặm, sang phía bắc đến 2 huyện Tư-Nông Phổ-An tỉnh Thái Nguyên 29 dặm.

Đất huyện này đời Trần gọi là Tân-Phước, đời Minh-thuộc do châu Bắc-Giang thống lãnh, thuộc phủ Bắc-Giang, đời Lê niên-hiệu Quang-Thuận đổi thuộc phủ Bắc-Hà, niên-hiệu Hoằng Định đồi tên là Quang-Phước, Thiên-Phước nay là Đa-Phước, triều nhà Nguyễn nhơn theo như trước, thuộc phủ kiêm lý, lãnh 7 tồng, 40 xã thôn.

HUYỆN HIỆP-HÒA

Ở phía đông bắc phủ cách 4 dặm, huyện hạt từ đóng đến tây cách 6 dặm, từ nam đến bắc cách 38 dặm, từ huyện lỵ sang phía đông đến giới huyện Việt-Yên 5 dặm, sang phía tây đến giới sông Thiên-Phước 1 dặm, sang phía nam đến giới sông

« TrướcTiếp tục »