Hình ảnh trang
PDF
ePub

như trong cửa ngõ ; Không phải viễn-du mà bết cả sáu cõi (1) như trước thềm hè. Có phải đâu như : Sách Hoàn-Vũ-Kỷ (2), tự khoe là sách thái bình ; Sách Quận-Quốc-Chi (3), chỉ bày những lời lợi hại ; mà thôi.

Xét lãnh-thổ Việt-Nam, ngay phần sao Ngưu-tú † a : Cổthời từ Hồng-Bàng về sau, Tây-Sơn về trước, phong cương chỉ ở phía bắc Thạch-Bi (4) ; Bản-triều khi Xuân-Kinh chưa phục, ThăngLong chưa thu, giới-hạn còn chia phía nam Hoành-lãnh. May trời mở cho thời-kỳ nhất-thống; Đất rộng ra bờ cõi bốn phương. Địa hạt phiên bình ở 4 gồm trọn Lào, Qua, Xiêm, Lạp ; Vương-thần quốc thổ, hơn cả Đinh, Lý, Trần, Lê. Đồ bản rạng thiên Vương-hội (5) ; Địa-chí gồm cõi Thiên-Nam (6). Biên-bức trực trường, thông nơi Vũ-Tích L (13) ; Diện-tích rõ-rệt, vẽ ở họa-đồ.

(1) Sáu cõi, nguyên chữ lục hiệp. Nghĩa là đồng tây nam bắc và trên trời dưới đất.

(2) Hoàn-Vũ-Ký: tên sách của Nhạc. Sử đời Tống, biên chép nhân vật, nghệ văn trong nước Trung Hoa, cũng gọi là Thái-Bình-Hoàn-Vũ Ký Từ-Nguyên).

(3) Quận-Quốc-Chí: tên sách của Cổ.Viêm-Võ đời Thanh, biên góp lại những việc lợi hại trong các tỉnh mà trong các sách của danh nhân đã biên chép. Nguyên tên là Thiên-Hạ-Lợi Bịnh-thơ (Từ-Nguyên).

(4) Thạch-Bi: bia đá. Bia này do vua Lê Thánh Tôn đánh Chiêm thành mở đất đến Đại-lãnh (giới-hạn tỉnh Phú-Yến giáp tỉnh Khánh Hòa) có chạm chữ vào vách đá ở trên đỉnh núi đề phân giới hạn (Địa-chí Phú-yên).

(5) Vương-Hội Đ ) : tên sách Lạc ấp, triều các Chư-Hầu, các nước Chư

Chu-Công nhà Chu kinh dinh đất

hầu đến cống hiến, Chu-Công muốn lưu-truyền chế độ ấy cho đời sau, bèn làm ra thiên Vương-hội (Từ.Nguyên).

(6) Thiên-nam : Trời-nam, chỉ nói nước Việt-nam.

(7) Vũ tích : Dấu chân vua Hạ-Vũ. Hạ-Vũ, khi bị nước lụt, đi khắp 9 châu ở Trung-Hoa, nên gọi tắt 9 châu ấy là Vũ tích.

Nhưng thời-thế trước sau biến chuyển ; Địa-danh thay đổi khác thường. Hoặc phân hoặc hiệp, hoặc bớt hoặc thêm ; Thì sự nghe thấy truyền thuyết khác lời ; E ở sử-biên còn thiếu sót chưa đủ. Nếu không soạn biên để bảo tồn sự thật. Dầu có sách cũ cũng mờ-mịt khó tìm. Vậy muốn ngày sau biết việc đương-kim ; Thì có sách này làm bằng khảo-cô.

.

Trong niên-hiệu Thành-Thái (1889-1906), sau khi châm-chước theo chúng-nghị, vua bảo rằng : Cần có sách nhất-thống, để làm chúng muôn đời; Nên đặc chuẩn phải trùng-tu, cho hoàn-toàn bộ sách.

Chúng tôi chức chưởng tải-bút; Trách-nhiệm tu-thơ. Kính vâng Thánh ý; Gắng hết tinh-thần. Phỏng theo phàm lệ của Quang-Định (1) đã vạch bày ; Tham-khảo thể-thức trong sử-thành (2) đã ghi chép. Ngược theo dòng tìm đến nguồn ; Bỏ chỗ phiền và nơi thiếu. Gần trong các trấn Trực kỳ (3) còn nhưng cựu, thì hiệu-chính lại cho hiệp tân-thời ; Xa ngoài 2 kỳ Nam Bắc đã canh-tân, thì hiệp-biên lại cho còn cựu tích. Đầu chép thiên-văn, cuối cùng sản-vật, lớn nhỏ không sót môn nào ; Trong từ kinh-quốc, ngoài đến biên thùy, xa gần đều tóm biên cả. Như là :Thành-trì viên hựu, núi sông, hồ đầm ; Chợ quán, quan ải, cầu cống, chùa quán. Cho đến thuế ruộng nhiều it, số định đông thưa, núi biển bằng thẳng, hiểm trở, lý lộ xa gần, và nhân-tài sản-xuất, hóa-vật phát sinh. Đều biên từng điều mục ; Mong chép rõ được sự tình.

Ôi! Chữ « thống » nghĩa là tổng quát gồm đủ ; Chữ « chí » nghĩa là biên chép sự tích. Kìa như Sơn-Hải-Kinh 4 ca của Cảnh 山海經 Thuần ra đời Tấn, chỉ nói viên-vong việc ngoài biên cương ; Quận-Huyện-Chi * H * của Cát-Phủ * ầ đời Đường, chưa tìm tường tận việc trong cảnh-vực. Vậy thì muốn xem phong

(1) Lê.Quang-Định phụng sắc làm bộ Hoàng-Việt Nhất-Thống Địa Dư. Chí năm Gia Long thứ 5 (1806).

(2) Sử-Thành k k kho chứa sử sách.

(3) Tả trực * * là Quảng-nam, Quảng-ngãi ; Hữu trực thu là Quảng-trị, Quảng-bình.

tục phải đợi có thi-ca (1) ; Nói đến hải dương phải nhọc có phủ-thể (2), hay sao ? Nên thế nào : Dở đồ ra mà biết nơi hiểm yếu ; Nhóm gạo (3) lại mà thấy rõ cơ-nghi. Trang-sức thành thiên ; Bày bố hiệp cuộc. Xóm làng liệt-biên trên giấy, không đến nơi mà thông hiểu cả dân-phong ; Núi sông thuộc chảo trong lòng, ngồi yên chỗ mà hoạch trù được địa-thắng. Như bộ sách ngày nay vậy.

Nhưng nay Hoàng-Đế Bệ-Hạ : Hành-động tuân theo sách vở ; Quan-niệm chủ trọng văn-chương. Lòng thanh-tĩnh như nước không chao, như gương không bụi ; Đức anh minh mỗi ngày thêm mới, mỗi tháng thêm tươi. Nay trong thấy giảng-ốc (chỗ vua đọc sách) mới mở ; Xin phụng đệ tân-biên (sách Nhất-Thống-Chí) dâng lên. Tân biên này chia làm 17 quyển, gồm hơn 20 điều : Hồng-đồ khai thác mấy trăm năm, công-nghiệp cao dày trông còn đồ sộ ; Toàn bức cao xanh ngàn vạn dặm, non sông gấm vóc ngắm vẫn rõ ràng. Tuy không-gian vũ trụ bao la, dẫu viết không hết lời, vẽ không hết ý ; Mà lịch-đại phong-cương chỉ rõ, như áo dính vào bâu, lưới dính vào giường. Nay giáo-hóa đã thấm khắp cả bắc nam ; Thì đồ thơ cần lưu-truyền trên lãnh thổ. Nước lấy đó làm báu ; Sách vì vậy phải làm.

Kính mong tài định sửa sang ; Phó giao ấn-loát. Đem : Trận tàng (4) nơi quán-các (5) sung vào đông-bích đồ-thơ (6); Ban-bố (1) Kinh-lễ : Mạng Thái-sử bày thi ca các nơi đề xem phong tục dân

gian. (2) Vương-Xán : người đời Tam quốc làm bài phú (đi chơi biển) và Trương Dung người nước Tề cũng làm bài phú Thương hải (Từ nguyên).

(3) Vua Quang-Võ nhà Hán sắp đem quân đi đánh Ngỗi-Ngao, Mã-viện đứng trước Quang-Võ lấy gạo nhóm lại từng đóng, rồi chỉ chỗ này là gò núi, chỗ này là hổ hang và chỉ những đường đi qua lại chỗ nào khúc triết bày tỏ cho Quang Võ biết (Hán thơ).

(4) Trân-Tàng ; chữ trân là báu, chữ tàng là chứa: chứa làm của báu. (5) Quán các : là chỗ tàng thơ. Việt-Nam có Quốc sử quán và nội các. Trung Hoa đời Tống có 3 quán : Chiêu Văn có Sử Quán và Tập Hiền-Viện, 3, các: Bí-các, Long đồ và Thiên chương.

(6) Đông-bích : tên sao, sao này chủ việc đồ thơ ở thiên hạ, có câu : Đông-bích đồ thơ phủ : kho đồ như Đông-bích (Tấn thư).

khắp gần xa, dùng làm nam-xa phương-hướng (1). Như vậy thì : Địađạo hoàn toàn, khác gì thơ tịch Tày-thanh (2), ngàn năm báu quí; Thiên-thơ phận-định, trọn cả non sông Nam-quốc, muôn thuở vững bền. Tốt đẹp lắm thay !

[blocks in formation]

(1) Nam xa : xe chỉ nam. Đời Chu, nước Việt.Thường ta qua cổng hiển Trung Hoa, sứ giả quên đường về, ông Chu Công chế xe chỉ nam đề coi phương hướng mà đi (Việt-sử).

(2) Tây-Thanh : (1) câu phú của Tư Mã Tương Như : Tượng-dư uyền đạn vu Tây-Thanh (xe voi hành động ở Tây Thanh). Chú : Tây-Thanh là nơi tiềnđường giáp liền với hậu thất, là chỗ thanh tịnh trong chái nhà. (2) Tây Thanh là một thơ phòng riêng biệt phía nam trong cung nhà Thanh (Từ-Nguyên).

« TrướcTiếp tục »