Hình ảnh trang
PDF
ePub

PHÀM. LỆ

(30 NGUYÊN - TẮC)

1.− Sách này phụng chuẩn biên chép từ năm Thành-Thái 18 (1906) về trước, cho nên những việc từ năm 19 (1907) về sau đều chưa đăng tải.

2.– Phân - dã thiên - văn và khứ cực độ-số đi từ s k xa xỏi mù mịt khó cứu, và thuyết-giả lại khác nhau, không biết theo đâu chiêm-nghiệm, nên đây tạm y theo thuyết cũ đăng lục. Vả lại trong toàn-kỳ Ề Đ cũng đại lược giống nhau, chỉ ở Thừa - Thiên và Thanh-Hóa 2 hạt ấy phải biên rõ, vì Thừa-Thiên là chỗ Đế-đô, ThanhHóa là chỗ khai Vương-tích ± Đ, còn các tỉnh khác đều sơ-lược cho khỏi trùng điệp.

3.– Kinh-sư là căn-bản trọng-địa, phải đặc-biệt biên chép để tỏ sự long-trọng.

4.— Đầu bộ sách trước hết vẽ một toàn đồ trong Hoàng-thành kinh-sư, vẽ rõ thành quách, cung điện, làu-các, bộ-thu và quân xá là thống qui về chỗ chi-tôn vậy.

5.– Trọn cả nước vẽ chung một bản đồ Đại-nam-quốc, 1 bản đồ riêng xử Trung-kỳ, trong bản đồ vẽ đại thế các núi sông biển dã trong nước, ghi rõ các phủ tỉnh và ranh giới các nước. Còn các phủ huyện châu thì đã vẽ rõ trong bản đồ các tỉnh, nên trong bản-đồ này phải tỉnh bút cho tiện.

6.– Mỗi tỉnh, đạo đều vẽ toàn đồ ở đầu quyển sách tỉnh ấy, trong đồ vẽ các danh-sơn đại-xuyên, ở các miền sông biển hạ-du và ghi rõ chỗ tỉnh thành cùng các ly-sở phủ huyện châu, các con đường, các chỗ cổ tích như là cô thành cổ-lũy v. v.., còn các tổng xã thôn không ghi vào để cho bớt việc.

7.– Việc kiến-thiết thay đổi các tỉnh hạt đều biên đủ cả đầu đuôi, theo từng khoản kê-cứu, nhưng có địa-hạt đã phàn ra mà sự thể còn thống thuộc nhau, cũng đều biên vào, không ngại sự trùng phúc, để cho độc giả dễ nhận xét.

8.– Khí-hậu Trung-kỳ đều ở gần ôn-đới, không khác nhau lắm ; duy có Tả-kỳ (từ Bình-Định đến Bình-Thuận) gần đường xích

đạo nên khi-hậu có hơi khác. Trong sách này nói về kỳ làm nông và buổi nước lên nước ròng, có chỗ nói rõ, chỗ nói lược qua, độc giả nên tham khán.

9.– Phong-lục có quan hệ về sự giáo hóa, văn hiến ở trungchâu tuy đại-lược giống nhau, nhưng cũng theo từng tỉnh ghi chép. Duy nơi man thổ bị nhốt vào tập tục, đều giống nhau cả, chỉ các miền thượng-du, 2 hạt Thanh-Hóa và Quảng-Trị thì biên rõ, còn các tỉnh thì đều lược biên, độc-giả nên theo từng loại suy xét.

10.– Các chỗ thành-trì, có chỗ trước nói nguyên-ly, sau nói hiện lý, hoặc trước nói hiện-kim, sau nói chỗ Nguyên-thiết, ấy là tùy theo văn-thế, cần được rõ ràng chứ không phải phân biệt chi cả. Trong ấy chỗ nào có những thành lũy thì biên đủ qui-thúc, kỳ dư chỉ nói lỵ-sở, cho bớt phiền văn. Ngoài ra, những chỗ chỉ có tên thành mà không phải là trị sở thì biên riêng ra ở dưới điều-khoản phụ-thuộc (như Trấn-Hải-thành, Định-Bắc, Trường thành thì biên ở dưới mục « Quan-lấn », Phật-Thệ-thành, Đồ Bàn-thành thì biên ở dưới mục « Cổ-tích »)... Chi như các phủ huyện thuộc hóa ngoại không có trị-sở nhất định thì bỏ thiếu không biên là vì sơ-lược nơi xa vậy (như phủ Trấn-Man và huyện Sầm-Na ở Thanh-Hóa, phủ Trấn-Biên và các huyện xa ở Nghệ An).

11.− Ngạch số đinh điền trước đây thêm bớt không nhất định, nay chiếu cứ theo nghị-định mới cải năm Thành-Thái 11 (1899) và theo thiệt số trưng thâu năm Thành-Thái 18 (1906) mà chiếu từng hạng đăng-ký để biết đại-hkái... sau này hoặc thêm bớt thế nào chưa ấn định được.

12.– Núi sông sở dĩ nêu rõ cương vực, hạt nào nhiều sơn phần và giang-phần thì biên những chỗ lớn mà chỗ nhỏ cũng lấy sở-cận biên phụ theo, hạt nào ít núi sông thì tuy núi sông nhỏ cũng biên vào để nêu sở hữu của địa-hạt ấy. Trong ấy gọi núi là sơn hay là lãnh, gọi sống là giang hay là hà, ấy là nhơn theo cựu danh mà gọi, chứ ý nghĩa chẳng phải có phân-biệt gì lắm. Đến như các man-phần thượng-du có đến muôn khe ngàn núi không thể biên chép cho hết, nên phải lược qua.

13.– Chỗ giói-hạn 2 hạt tiếp giáp nhau mà có núi sông thì

cũng đều biên vào cả, nhưng biên lược trong tỉnh này, thì biên tường trong tỉnh kia, lại chú rõ ở dưới chỗ ấy để tiện tham-khảo (như núi Cù-Mông ở Bình-Định thì nói rõ trong địa-chí Phú-Yên, sông Lam-Giang ở Hà-Tĩnh thì nói rõ trong địa chí Nghệ-An, HoànhSơn thì nói rõ ở địa chí Quảng-Bình).

14.– Các loại gỗ rừng, cồn đảo, hồ ao, khe đầm, chỗ nào có con đường ngang qua hay là có lợi cho dân sở tại thì lựa biên vào, kỳ dư bỏ qua để khỏi phiền toái.

15.– Các cô-tích niên-đại lâu xa, hoặc chỗ còn di-chỉ, hoặc chỗ đã san bằng, đều nhưng cựu ghi vào đề tồn cổ-tích.

16. Từ miếu tự quán chỗ nào cũng có, không xiết biên cho hết, duy chỗ có lệ quốc tế, hoặc phụng ngự tử biển ngạch và chỗ có linh ứng, xưa nay gọi là danh-thắng, thì mới biên vào đề biểu thị

linh-di.

17. – Các đàn sơn xuyên xã tắc, qui-chế nói rõ ở Địa chí Kinh sư, kỳ dư các tỉnh chỉ ghi chỗ sở-tại, còn qui-chế không khác gì lắm, nên nói lược qua.

18.– Những thần từ nào có sự tích đáng ghi chép thì đều chủ-thích rõ ràng, còn đồng một vị thần mà nhiều chỗ phụng-tự thì biên lược chỗ này mà biên rõ chỗ kia, nhưng có chua nói: « tường kiến chỗ nào đó », để tiện kê khảo.

19.– Mục quan-tấn có nói đến các chỗ đồn bảo yếu-hiểm, tuy nay hoặc đã triệt bỏ, nhưng cũng nhưng cựu biên vào, đề thấy hình thắng sở tại. Đến như mấy chỗ tuần-ải trong niên hiệu Minh-Mạng thứ 17 (1836) chuẩn cải làm chư « quan » B cả, và các yếu-địa đồn bảo ở sơn-nguyên 4 Z cũng đều nhơn theo loại ấy mà phụ-biên vào.

20.− Những trạm-dịch nào ở theo đường thiên-lý, thì số dặm đều biên rõ ràng, chí như các trạm, mới đặt là trường hợp tùy-nghi thì số dặm những đường ấy dài vắn không đồng, nên biên dài mấy trượng, mấy thước, hoặc đi mấy tiếng đồng hồ, mấy nhật trình, đều chiếu theo tư văn của các tỉnh để biết đại-khái xa gần đó thôi (Lý lộ ở sau đây cũng đồng như thế).

21.– Bến đò là đường đề đi qua lại, cho nên những tên hiệu xã thôn sở tại ở hai bên bờ sông đều có biên rõ đề tiện nhận xét, 22.– Theo đường quan nào có bến đò, có đôi chỗ mới làm cầu qua, nhưng cũng để y tên cũ (như bến đò Hương-giang ở ThừaThiên, bến đò Nại-giang ở Hà-Tĩnh) mà chưa rõ tên mới đồi ở dưới chỗ ấy.

23.– Đê đập theo thời chứa nước hay tháo nước ra là quan hệ ích lợi cho nhà nông, duy một hạt Thừa-Thiên và ở các tỉnh nào có quan đê (đề của quan) hoặc phụng chuẩn cho sở tại tự-túc thì kê làm một điều trong sách này, kỳ dư tỉnh nào không có hạng để ấy, hoặc do dân địa-phương đắp riêng đê nhỏ thì không cần liệt kê.

24.− Các sở kiều-lương, thước tấc trường hoành là cứ theo tuvăn của các tỉnh, tựu-trung có chỗ dùng thước nam, có chỗ dùng thước tây chưa được nhất-luật, đây cứ theo mỗi chỗ dùng thước nào điền chú ở dưới để cho phân biệt; trong số ấy hoặc là cầu sắt hoặc cầu gỗ đều có chủ rõ, duy cầu xe lửa toàn dùng bằng sắt, thì bất tất viết thêm chữ thiết (sắt) làm gì.

25.– Các cầu ở đường quan không luận dài vắn, đều biên chép đủ cả, còn các thôn lạc hẻo lánh, khe suối nhiều ngả, biên sao cho hết, nên không biên vào.

26. Phổ thị nhiều chỗ lấy hiệu của thôn xã chỗ ấy, cũng có chỗ gọi theo tục-hiệu thì ở đây cũng ghi theo tục hiệu ấy, nhưng có chú hiệu xã tuôn sở-tại ở dưới chỗ tục-hiệu, còn những nơi tụ-tập linh tinh thì đều bỏ không biên, và những chỗ đã đổi dời hoặc đã bỏ rồi thì cũng không biên (như phố Phù-thạch ở La-sơn, Hà-Tĩnh, chợ Cựu.lãng ở Nghệ-an Hưng-nguyên, chợ Cổ thành ở Triệu phong, Quảng-Trị v.v..),

27.– Nhân-vật, người nào có công nghiệp rõ rệt, và có tiết nghĩa đáng khen, thì bất cần quan-chức lớn nhỏ đều theo sự thật biên chép, nhưng lấy niên-đại trước sau làm thứ tự, chứ không nệ quan-chức lớn nhỏ.

28.– Các vị danh thần ở bản-triều đều đã chép rõ trong bản truyện, nay đều trích-biên đại-khái để tỉnh-tiết phiền-văn, còn vị nào

[ocr errors]

chưa có bản-truyện mà về hưu trước ngày tháng phụng chuẩn này (1) thì tuân theo thể lệ chính-biên liệt-truyện năm Đồng-Khánh thứ 3 (1888) mà thứ tự đăng-tải (như Trần-Đình-Túc ở Quảng-Trị, Võ Trọng-Bình ở Quảng-Bình v.v...) Đến như những hạng hiếu-tử, thuận tôn, nghĩ-phu, tiết-phụ và liệt-nữ cao-tăng có danh tiếng trên đời đủ làm gương khuyến-lệ, cũng đều theo từng loại phụ-biên vào.

29.– Thổ-sản món gì đem thượng-tiến và có ngạch thuế cùng những vật theo thổ-nghi ngon hơn thì đều chủ rõ ở địa-phương ấy. Kỳ dư các vật thực-dụng nên dùng làm thuốc, mà ở các tỉnh đều có thì tra theo bản thảo và tham-gia tục danh của ta, chép rõ từng thứ trong quyền Thừa-Thiên-Chi, còn những vật không rõ thì đều lược-biên.

30.– Kinh-sư là gốc trong nước, đô-thành ở phủ Thừa-Thiên, nên giữ thứ tự bộ sách này phải để Kinh-sư ở đầu, thứ 2 đến Thừa Thiên, thứ 3 đến Tả-Trực (Quảng-Nam, Quảng-Ngãi, thứ 4 đến Hữu Trực (Quảng-Trị, Quảng-Bình),thứ 5 đến Tả-Kỳ (Bình-Định đến BìnhThuận), thứ 6 đến Hữu-Kỳ (Hà-Tĩnh đến Thanh-Hóa), thứ 7 Bắc-Kỳ (thập tam tuyên), thứ 8 Ngoại-quốc thuộc-địa phụ chép ở sau, ấy là cỏ ý cư-trung chế-ngoại vậy (2). Tựu-trung Nam-Kỳ đã về nhượng-địa, Bắc-Kỳ nhiều nơi phân-thiết mới mẻ, đã thương tòa khâm sứ khảo cứu, mà chưa phúc đáp, không do đâu tra xét được, phải tạm biên lục như cũ đề cho biết những nơi thống-thuộc, đợi sau sẽ tiếp tục.

y

(1) Phụng chuẩn nghĩa là vàng theo chỉ vua chuẫn y cho làm Nhất Thống Chí này.

(2) Ở Trung-ương khống chế các tỉnh ngoài.

« TrướcTiếp tục »