Hình ảnh trang
PDF
ePub

CỐC LOẠI * * (loại ngũ cốc)

LOAI CANH DAO 抗稻類

Tục danh lúa « tẻ » « Bản thảo » nói : lúa không dẻo gọi là canh 4. Niên hiệu Minh-Mạng 17 (1836) đúc 9 cái đỉnh có chạm hình cây lúa này vào Cao đỉnh.

HƯƠNG ĐẠO đi th

Tục danh lúa « nhe vàng», hột lúa hơi dài, sắc gạo rất trắng mà thơm và mềm cơm, tháng 10 cấy, tháng 3 chín, sản xuất ở tổng xã An-Cựu, huyện Hương.Thủy, thường năm có cống hiến.

ĐIỀU TRẢO ĐẠO K tử

Tục danh lúa « móng chim », hột lúa hơi dài có mang « mũi nhọn», gạo trắng mềm dẻo, tháng 11 cấy, tháng 3 chín, ở các tỉnh cũng đều có (các thứ lúa sau đây các tỉnh cũng đều có).

CHIEM DAO 占稻

Tục danh lúa « châm », hột tròn hơi vàng, gạo trắng, tháng 10 cấy, tháng 3 chín.

MAN DAO 漫稻

Tục danh lúa « man », hột tròn lớn mà vàng, có cái mang. gạo hơi đỏ, tháng 11 cấy, tháng 4 chin.

CÀN-XA ĐẠO * * t

Tục danh lúa « càn-xa » hột lúa hơi lớn, có mang, gạo hơi đỏ, tháng 10 cấy, tháng 4 chin, sản xuất miền hạ bạn huyện Hương Thủy.

HÀM-THỦY ĐẠO nha t

Tục danh lúa « nước mặn » hột lớn có mang, gạo đỏ, tháng 11 cấy, tháng 4 chín, ưa cấy ruộng sâu và ruộng có nước mặn lên xuống.

TAM NGUYÊT DAO 三月稻

Tục danh lúa « ba trăng », hột tròn mà hơi vàng, gạo hơi đỏ, tháng 5 cấy, tháng 8 chín.

[merged small][ocr errors]

Tục danh lúa « bát nguyệt », hột lúa đỏ, gạo trắng trong, tháng 5 cấy, tháng 8 chín, mùi thơm và ngọt.

CHIĒN DAO 氈 稻

Tục danh « lúa chiên », hột lúa hơi dài, gạo đỏ, thơm, mềm, tháng 10 cấy, tháng 2 chín, ưa đất ráo.

DIỆP-BÍNH ĐẠO ĐỂ ĐI tổ

Tục danh « lúa nhe bánh lá » hột lúa hơi nhỏ, gạo trắng cơm mềm mà không thơm, tháng 5 gieo, tháng 10 chín.

THÖC DAO 秃稻

Tục danh « lúa thốc », hột lúa trắng có cái mang, gạo đỏ mà cơm cứng, tháng 5 gieo, tháng 10 chin.

VIÊN-ĐẠO TỪ

Tục danh « lúa viên », hột lúa hơi dài, gạo trắng, tháng 10 cấy, tháng 3 chín, sản xuất ở huyện Hương-Thủy.

CÚ-HINH ĐẠO ĐẢ

Tục danh lúa « củ-hinh » hột lúa hơi dài, mà có cái mang, sắc gạo hơi đỏ, tháng 10 cấy, tháng 3 chin, sản xuất ở huyện Hương Thủy.

TRÌ-TRÌ DAO 遲遲稻

Thử lúa này chín muộn, nên gọi tên ấy, hột lúa hơi lớn, gạo

trắng mà mềm cơm, tháng 4 gieo, tháng 12 chín.

Các thứ lúa trên đây có 15 loại, các tỉnh đều có nhà nông tùy theo thổ-nghi thử lúa nào gieo cấy trước mà chín sau, thử nào gieo cấy sau mà chín trước, đề mà gieo cấy. Ngoài ra các thử lúa còn nhiều tục-danh, không thể biên cho hết.

Số

Xét « Sĩ-hoạn-tu-tri-lục » của Nguyễn-Công-Tiệp - 2 đề biên gao lúa: Ở Thừa-Thiên mỗi thăng có 79.900 hột. Nam-kỳ mỗi thăng có 72.246 hột. Bắc-kỳ mỗi thăng có 56.323 hột.

LOẠI NỌA-ĐẠO thi đâ

Tục danh « gạo nếp ». « Bản thảo » nói : thử gạo nấu dẻo là nọa *. Năm Minh-Mạng 17 (1836) đúc 9 cái đỉnh có chạm hình thử lúa này vào Nhân-đỉnh.

CU-NOA E

Tục danh “nếp voi », thân cây cao, hột dài mà lớn, làm được nhiều gạo, cơm mềm, tháng 10 cấy, tháng 3, 4 chín ; giống nếp này ban đầu sản xuất ở Nghệ-An, nay các tỉnh đều có.

VIEN-NOA 圓糯

Tục danh « nếp cau », thân cây cao mà hột tròn, gạo trắng, rất mềm dẻo, tháng 10 cấy, tháng 3 chín.

HOÀNG-NỌA để t
黄糯

Tục danh « nếp bò », cộng rạ cứng, bông dày hột, hột hơi tròn, lớn, vỏ vàng, đầu nhọn hơi đen, gạo trắng ít thơm, tháng 11 cấy, tháng 3 chin.

VĂN-NOA 紋 糯

Tục danh « nếp chốt » # P*, vỏ hột có rắn mà gạo trắng ; tháng 5 cấy, tháng 10 chín.

NIÊM NỌA * đ

Tục danh « nếp-bọt », hột nếp hơi dài, gạo trắng mà dẻo lắm; tháng 11 cấy, tháng 4 chín,

[merged small][ocr errors]

Tục danh « nếp hương-bầu », cây lên thấp, hột nếp hơi dài, gạo trắng, có mùi thơm lắm ; tháng 4 cấy, tháng 8 chín.

BACH-NOA #

Tục danh « nếp-lũ », cây lớn, hột nhiều, bông cao, hột dẹp hơi lớn mà vàng, gạo trắng cơm mềm ; tháng 5 gieo, tháng 10 chín, các tỉnh đều có ; giống nếp này sản xuất từ Thừa Thiên, cho nên từ Quảng-Nam trở vô Nam đều gọi là nếp Huế.

HĂC-NOA 黑糯

Tục danh « nếp-đen », vỏ hột đen, gạo trắng mà dẻo ; giống này nguyên xuất tự Quảng-Nam, cho nên người Thừa-Thiên gọi là nếp Quảng.

KY-LÂN-NOA 麒麟糯

Tục danh « nếp kỳ-lân », hột nhỏ mà vàng, gạo trắng mà thơm, mới nấu thì mềm, để lâu thì cứng, tháng 5 gieo, tháng 10 chín.

[merged small][ocr errors]

Tục danh « nếp-tây », hột tròn lớn, vỏ dày, gạo trắng rất thơm, tháng 5 cấy, tháng 8 chín ; giống nếp nầy sản xuất ở Tây-Dương nên gọi tên ấy.

LAP-NOA蠟糯

Tục danh « nếp-sáp », lại có tên là « nếp-thơm », vỏ, hột nếp hơi vàng, gạo không trắng lắm ; tháng 5 cấy, tháng 10 chín.

[merged small][ocr errors]

Tục danh « nếp-than », vỏ hột nếp hơi đỏ, gạo tim ; tháng 5 gieo

[blocks in formation]

Tục danh « nếp một », vỏ nếp và gạo đều trắng, gạo nhỏ mà cơm cứng ; tháng 11 cấy, tháng 2 chín.

[blocks in formation]

NOÀN-DAO 邮稻

Tục danh « nếp-trứng », ngồng cao, hột lúa tròn, vỏ mỏng, sắc gạo trắng; tháng 11 cấy, tháng 4 chin.

LÃO-NOA 老糯

Tục danh « nếp-già », hột nếp tròn lớn mà có mang (mũi nhọn), gạo trắng, cơm thơm và mềm ; tháng 11 cấy, tháng tư chín ; các tỉnh đều có.

THUẦN-NỌA Ề K

Tục danh “ nếp cút », hột hơi trắng, gạo đỏ, ưa gieo đất ráo ; tháng 5 gieo, tháng 9, 10 chín,

TÂN-NOA 北糯

Tục danh « nếp-cái », hột hơi lớn, gạo trắng, hạp cấy đất thấp ướt; tháng 5 cấy, tháng 8 chín.

THỬ NỌA % t

Tục danh « nếp-chuột », hột hơi nhỏ, gạo hơi vàng ; tháng 5 gieo, tháng 10 chín.

Những giống nếp trên đây có 18 loại, các tỉnh đều có, nông dân đều theo thổ nghi mà trồng tỉa, nhưng còn nhiều giống nữa, không thể biên chép cho hết được.

BAI-TŮ种子

thử lúa tắc * Để, gieo 1 đấu gặt Cấy năm giống lúa không được 4 (đề tức là giống Ô-hòa Ky *). Vua Hiền-Vương nhà Chu dùng

Tục danh ở lúa-ma ». « Bản-thảo » nói : thủ lúa này mọc rải ngoài đồng ruộng chỗ nào cũng có, nó làm cho lộn hư giống lúa cần dùng. Cây lá bông hột đều giống như lúa được 3 thăng, cho nên có câu (1): mùa, thì không bằng lúa đề-bại 4 Sách « Nông-chính toàn-thơ » nói: lúa ấy để cứu hoang (cửu nạn đói). « Bản-thảo » nói : dùng lúa ấy giã gạo nấu cháo ăn rất ngon, hoặc xay làm bột miến.

(1) Câu này là xuất trong sách Mạnh-Tử về thiên Cáo tử.

« TrướcTiếp tục »