Hình ảnh trang
PDF
ePub

lấy Quảng Nam, Dật đem binh bản bộ đánh úp quân Tây-Sơn tan rã. Dật được thăng Tả quân Đại-đô-đốc Du-quận-công A p + 3 đ * * 2. Dật làm tướng, hay đem quân số ít đánh quân số đông, trải qua trên 10 trận đều thắng cả quân địch cả sợ ; ở trong đám quân sánh ông với Hàn-Kỳ 4 Hy và Phạm-Trọng Yêm (1) vậy. Năm Giáp-Ngọ (1774) quân Trịnh đến xâm nhiễu, Duệ-Tôn chạy vào nam, Dật đem chiến-thuyền hộ tùng, gặp gió úp thuyền chết. Năm Gia-Long thứ 9 (1810) thờ vào miếu Trung tiết công thần. Năm Minh-Mạng thứ 5 (1824) tặng chức Thái-bảo ; năm 21 (1840) truy tặng Tả quân Đô-thống-phủ Chưởng phủ-sự, phong Thăng-Hoa quận công, thờ vào Thái-Miếu. Đầu niên-hiệu Thiệu Trị cải phong Thăng Bình Quận-công.

NGUYỄN-CỬU-TUẤN * 1

Cháu 5 đời của Cửu-Kiều, lấy chân Ấm.ton ra cầm binh. Năm Bính thân (1776) theo Thể-Tổ dẹp giặc Chân-Lạp có công Năm Đinh-dậu (1777),Tây-Sơn vào đánh Gia.Định, Tuấn đồn binh ở Ký Giang * ¿ cự chiến, tử trận, được tặng chức Đô-đốc-phủ Chưởngphủ-sự. Đầu niên hiệu Gia-Long được thờ vào đền Hiền-Trung, năm thứ 9 (1810) liệt thờ vào miếu Trung tiết công thần.

TRƯƠNG-PHÚC-PHẤN 3 ỉ t

Người ở qui huyện Tống-Sơn. Nguyên xưa là họ Trương. Công, sau vua đổi cho chữ Phúc, bèn xưng là họ Trương-Phúc; thân phụ tên là Ca » đem gia quyến theo vào nam lập nhà ở Phong Lộc, sau dời vào Thừa-Thiên. Phẩn có võ lược hơn người, làm Cai cơ,

(1) Hàn-Kỳ : tự Trí-Khuê, người đời Tống, ở An Dương, đậu Tấn Sĩ. Phạm- Trọng- Yêm: tự Hy-Văn, người đời Tống, ở Ngô-Huyện, đậu Tấn Sĩ. Thuở vua Nhân-Tấn, Tây-Hạ làm phản, Hàn và Phạm đem binh cự chiến ở luồn trong hàng quân, triều đình lấy làm ỷ trọng ; nên có câu ca dao : quân trung hữu nhất Hàn, Tây đặc văn chi tâm đảm hàn; quân trung hữu nhất Phạm, Tây-tặc văn chi kinh phá đảm (Trong quân có 1 ông Hàn, giặc Tây hạ nghe tiếng lạnh tâm đảm; Trong quân có 1 ông Phạm, giặc Tây hạ nghe tiếng sợ bề mật).

Triều vua Hy-Tôn (1613-1634) ra làm Trấn-thủ dinh Bố Chính (tức Quảng-Bình ngày nay). Đời vua Thần Tôn năm thứ 12 (1647) quân Trịnh đến lấn, Phấn cùng con là Hùng l giữ lũy Trường-Dục, quân Trịnh bắn lũy sụp lở vài trượng, Phấn đốc binh đắp lũy, súng đạn của địch bắn đến như mưa, mà Phấn cứ ngồi ngay thẳng không rung động, quân địch cho là thần, bèn rút lui, lại gọi là Phấn-CổTri奮固持 (1).

Hùng người dũng cảm có tài đánh giặc, giống lề lối ông cha, khi làm Cai-cơ, cùng địch giao chiến thì Hùng tự ra hãm trận trước, đến đâu giặc phải tan rã, người bắc kiêng sợ gọi là Hùng-Thiết ZY (2). Đầu niên hiệu Gia.Long, cha con ông Phấn đều được liệt vào hàng Công thần nhị đẳng.

TRƯƠNG PHÚC THẬN 3 ỉ

Cháu xa đời của Phúc-Phấn, khởi đầu làm Chưởng-cơ, thuộc quân-đội của Tổng-Phước-Hiệp, Khi vua Duệ-Tôn chạy vào nam, Thận cùng Nguyễn Khoa Thuyên hộ giá vào Gia-Định. Năm Đinh Dậu (1777) Tây-Sơn vào đánh Sài-Gòn, Thận đem binh cứu viện. Duệ-Tôn chạy ra Long xuyên, Thận theo hộ tòng, quân Tây-Sơn xâm phạm Long-Xuyên, cha con ông Thận đều chết.

NGUYỄN-DƯƠNG HƯU - # l

Người quí-huyện Tống-Sơn, sau dời vào nam, nhập tịch ở Thừa-Thiên. Cha ông là Nghĩa làm đến Thống suất Quảng-Bình dinh. Dương-Hưu lấy chân ấm được giữ binh-đội, đời vua Thái-Tôn năm Giáp-dần (1674) thăng Cai-cơ đạo Nha-Trang, đánh dẹp Chân-Lạp có công được thăng Trấn thủ dinh Bình-Khương, lại được trao Chưởng-phủ-trấn, lãnh Tham-tướng Thủy-dinh Quảng Bình.

Cháu ông là Chính * làm chức Chưởng-cơ, cuộc binh biến năm Giáp-ngọ (1774) đánh với quân Trịnh ở cánh đồng Vân-Trận

(1) Phấn cổ trì: ý nói Phẩn cổ giữ được bền chặt.

(2) Hùng thiết : hùng là mạnh, cứng; thiết là sắt; ý nói mạnh cứng như sắt.

[ocr errors][merged small][merged small]

* , bị trận vong. Năm Gia - Long thứ 9 (1810) được thờ vào miếu Trung-tiết Công-thần.

NGUYỄN-ĐỨC-BẢO T

Người quí huyện Tổng-Sơn, cha của ông là Đức-Tráng ở Hà vào Nam nhập tịch ở Thuận Hóa. Triều vua Thái-Tôn (1648-1687) làm đến Chưởng-cơ, ra làm Trấn-thủ Quảng-Nam, thăng Hữu quân Đô-thống-phủ Tả-đo-thống Chưởng phủ-sự Quận-công .Ông Bảo trấn ở Quảng-Nam lâu ngày, vỗ yên được nhân dân, triều đình hạ tỷthơ (1) khen tưởng, ban cho ấn đồng kiệu đen, để nêu rõ công lao khác thường ; khi mất được tặng chức Thiếu bảo.

BÙI-CÔNG-KẾ 裴公繼

Người ở quí - huyện Tổng - Sơn, sau huyện Tổng - Sơn, sau di cư vào Thuận Hóa ; có sức mạnh, giỏi võ-nghệ ; triều vua Duệ-Tôn (1765-177) làm Nhưng-bính-thuyền Cai-đội 13 ta hà K, đánh dẹp Cao-Man có công, thăng Chưởng-cơ, lãnh Trấn thủ Bình-Khương. Năm Ất-Vị (1775), Tây-Sơn xâm lược địa hạt, Kế đem binh theo đường núi đánh úp bại trận, bị quân Tây-Sơn bắt, dụ ông đầu hàng, nhưng ông không chịu khuất phục, cứ chửi mắng rồi chết ; được vua tặng chức Chưởngcơ, cho thờ vào đền Hiển-Trung và miếu Trung-Tiết Công thần.

NGUYỄN-ĐĂNG ĐỆ Fr ể

Người huyện Hương-Trà, thi đậu Sinh-đồ Ł t ; triều vua HiềnTôn (1691-1724) bổ chức Huấn-đạo rồi làm Tri huyện Minh-Linh, được đổi sang văn-chức. Đăng-Đệ nguyên là họ Trịnh, người Nghệ-An, được vua sắc cho quốc-tánh (họ nhà vua) mới đổi lại làm họ Nguyễn-Đăng, liền thăng Ký-lục Quảng-Nam, sau triệu về làm Chính-dinh Ký-lục. Ông về hưu trí rồi mất, được tặng chức Vinhlộc Đại phu.

NGUYỄN ĐĂNG-THẠNH – B

Người huyện Hương-Trà, tự là Hương *, hiệu là Chuyết-Trai

(1) Tỷ thơ I * : Thơ của vua ban khen có đóng ấn của vua. Tỷ là cái

ấn của vua.

* *, thi đậu Hương-tiến (1), làm Tri-huyện Hương-Trà được đồi vào văn-chức, sung chức Thanh-cung Thị-giảng, sau dời qua chức Đô-tri, ra làm Ký-lục Quảng-Nam ; sau triệu về thăng Lễ-bộ kiếm Lại-bộ. Năm Giáp-Tý (1744) vua Thế-Tôn lên ngôi vương, tất cả chế độ đổi mới đều do ông sáng định. Sau ông mất, được vua tặng chức Tham-nghị. Ông Thạnh làm thơ hay, có để lập lại tập - Chuyết-Trai Vịnh-Sử thi -tập »

NGUYỄN-CƯ-TRINH - Ê

Tự là Ngh. hiệu là Đạm - Am là *, con út ông Nguyễn-Đăng Đệ, đậu Hương-cống (2) khoa Canh-Thân, ra làm Tri phủ TriệuPhong, sau thăng Tuần Vũ Quảng Ngãi, có công dẹp mọi, được triệu về thăng Kỷ lục dinh Bố-Chánh. Khi Chân Lạp sang lấn biên cảnh, vua trao cho chức Tham mưu, cùng Thống-suất Thiện-Chinh điềukhiển tướng-sĩ 5 dinh dẹp yên. Khi vua Duệ-Tôn nối ngôi, triệu về thăng Lại bộ, quản Tào vận-sử, sau mất, được tặng chức Tham. nghị. Năm Minh-Mạng 21 (1840) truy lục công trạng của ông và phong Tân.minh hầu j un f*, thờ vào Thái.Miếu.

Ông Trinh là người có tài lược, hay mưu đoản, tham gia nhung vụ ở miền nam, mở đất dai, yên biên cảnh, có công nghiệp danh vọng, lại dỏi về nghề thi văn. Ông có làm cuốn « Đạm AmTập » để đời.

[ocr errors]

Con ông là Cư-Dật G, người có khi khái, đời vua DuệTôn thứ 9 (1774), khi quân Trịnh đến xâm phạm, sự thế rất gấp, Dật nghĩ nhà mình đã trải mấy đời hưởng lộc nước, bèn xin ra liều chết để báo ơn nước; vua trao cho chúc Cai đội đem binh cản ngụ, bị binh Trịnh bức đánh, Dật lội qua sông Phú-Lễ chết đuối. Cháu ông là Cu-Sĩ, người có hiếu-hạnh, làm quan đến Bố chính Gia-Định.

HỒ-QUANG-ĐẠI * * *

Có tên nữa là Hán-Châu * **, người huyện Hương Trà, có

(I) Hương tiến : thi Hương đậu, được tiến cử đi thi Hội, cũng như thi đậu Cử nhân vậy.

(2) Hương-cống cũng như Hương tiến.

văn học ; triều vua Thái-Tôn (1648-1686) thi đậu Thủ-khoa, bồ Văn. chúc làm lần đến Phủ Huyện ; ông làm việc ôn hòa thanh thỏa, bỏ bớt những việc phiền hà, chuyên làm thế nào cho được êm thấm, lại dân đều xưng tụng. Sau vua triệu về thăng chức Thị-giảng. Khi mất, được tặng Phước-đức Quốc-sư thể lớp.

Cháu ông là Hồ-Phước-Đào 3 ra đây làm chức Cai-cơ, có người con gái được tuyển vào cung ; vua cho họ là Tổng, sau con cháu có người xung là họ Tống-Phước, có người xưng là họ TốngHồ.

NGUYỄN-ĐĂNG ĐÀN H h tr

Người huyện Hương Trà ; tánh thông minh cường kỷ, sách nào ông đọc qua thì nhớ thuộc lòng, có tiếng giỏi về môn Lý-học; triều vua Thế-Tôn (1738-1764) lấy tư cách là chàng thư sinh áo vải đến của khuyết hiến sách (1), vua khen ngợi, muốn trao cho quan chức. Đàn cố từ xin về, làm lều ở núi Thanh-Thủy dạy học trò ; sau mất, người đương thời xưng là Siêu-Quần Tiên-Sinh * * t.

HOÀNG-QUANG t

Người huyện Hương Trà; siêu việt có khi thức, khi nhỏ siêng học, nghĩa lý yêm bác, hay văn chương, sở trường quốc-âm. TâySơn Nguyễn-Huệ vời, ông không đến, vì thấy ngụy-chính phiền hà, và nhân tâm còn mến đức chính cũ (Triều Nguyễn), bèn làm ra Hoài Nam-Khúc * in *, từ ý rất bi tráng, người đều truyền tụng.

NGUYỄN ĐĂNG TRƯỜNG - Để t

Cháu Nguyễn Đăng-Đàn, có tiếng hay văn-chuơng ; cuộc binh biển năm Giáp-Ngọ (1774) ông được vua dùng làm Tham-tán. Khi vua Duệ-Tôn vào Gia Định, Đăng-Trường không thể đi theo, sau ông mới do đường biển đi vào đến Bình-Định gặp gió trở ngại, bị quân địch bắt được, Nguyễn-Huệ cầm ở lại, Đăng-Trường xin từ vào Gia-Định. Sau lại bị Nguyễn-Huệ bắt nữa, ông không khuất

(1) Hiën sách 獻策 cúng nhu hiën kě 獻計.

« TrướcTiếp tục »