Hình ảnh trang
PDF

ở hạt Sơn-viên và Trình xá. Đô-đốc Tuyết bắt được ông ở nhà trọ, đem về thành Thăng-Long, bảo ông tự làm bài biểu, ông viết rằng : Tôi là tội thần nhà Lê tên Nguyễn-Mỗ, ăn lương triều Lê. mặc áo triều Lê, mà không giữ được xã tắc cho nhà Lê, thì thật là một người có tội với triều Lê. Ngoài ra tôi không có nói gì nữa. Đến năm Mậu-ngọ (1778) ngày tháng 3, giặc định giết ông. Khi ấy có Đô-đốc Mỗ vốn trọng tiếng ông, đưa thuốc độc để khuyên ông tự tận, ông nghiêm nghị mà nói rằng : người trượng-phu gặp lúc đáng chết thì cứ chết, chết thì trời đất cùng biết, việc gì phải chết một cách ám muội. Lúc làm hình ông vẫn tự nhiên, nét mặt vẫn không thay đổi, rồi ông cầm bút viết quan hàm rằng : “Hoàng Lê triều tử ất sửu tam giáp Tấn sỹ, Binh bộ Thượng-thư kiêm Đài đô Ngự sử Bút-phong Nguyễn Công tự Trung-lượng» viết xong ông quăng bút mà chịu hành hình. Lúc ấy là ngày 26 tháng 3 năm Nhâm-tỷ (1792), hưởng thọ được 57 tuổi, những người tới xem ai cũng phải rỏ nước mắt, khách các nơi đến thăm viếng, không ngày nào là ngày không. địch phải bắt cấm không cho ai đến nữa.

Lúc trước tướng của giặc là Tiết-chế-Nhiệm vào Kinh-đô ồng phải lánh ở chỗ rừng núi, đến lúc quân Tây-Sơn ra, thì người thân sinh ra vợ hai của ông là Nguyễn-Viện đem con gái nhỏ của ông dàng cho giặc. Đến lúc quân cứu viện của nhà Thanh tới, vua Chiêu-thống về kinh, Nguyễn-Viện vào chầu, ông to tiếng trách rằng: Như ông đời đời chịu ơn nặng của nước, quan to lộc hậu không ai vi kịp. Nay đã hơn 70 tuổi còn tiếc gì một cái chết, mà phải chịu củi đầu co gối mà nhờ kẻ khác đề xấu hổ tới nghìn muôn đời sau ư ? Nguyễn-Viện chỉ ngồi lặng ngắt, không nói được câu gì. Lúc ông bị giam ở trong ngục có làm 2 bài thơ rằng

Phiên âm chữ Hán:

(1)

Tịch nhật vi quan kim nhật tù,
Nhất sinh tăng chiếm lưỡng phong lưu.
Lập triều cửu vị thù ngô chí,
Tại ngục thùy năng tả ngã sầu.

[blocks in formation]

phi lục lục,
nhiệm du du.

tầm

Thử thân hành chỉ
Tòng lại hưng phế thường sự,
Đãn đắc ngô tâm vô oán vuu.

Tạm dịch Nôm:

Ngày trước là quan nay là tù,
Một đời hai thủ hưởng phong lưu.
Ở triều chưa được theo lòng muốn,
Tại ngục ai hay dãi mối sầu.
Kìa sự héo tươi thây kẻ tục,
No thân lui tới mặc trời cao.
Cuộc đời dâu bể xem thường lắm,
Cốt ở lòng này chẳng oán vưu.

Phiên âm :

(2)

Nhĩ lai vị Quốc vị thân gia,
Quốc phá thàn tồn thả nại hà.
Đãn thức cương thường song trọng Ký,
Ninh tri quan phủ lưỡng Kình già.
Hận vô Vương-Chúc trung thần kiếm,
Lãng tụng Văn-sơn Chính khi ca.
Hồng nhật đài đầu di miếu tại,
Thử thân nguyên dĩ thuộc hoàng gia.

Tạm dịch Nôm

Vì thân, vì nước, vị bên nào?
Nước mất thân còn, biết tinh sao ?
Chỉ biết cương thường hai gánh nặng;
Nào hay tù ngục một gông đeo.
Gươm trung thần giận ta không có;
Ca Chính-khi buồn tớ đọc reo.
Ngẩng thấy bóng hồng soi miếu cũ.

Thân này đã thuộc với vua Chiêu. (Chiêu-Thống)

Cải chí khi trung nghĩa của ông, đến chết cũng không đổi. Người ta ví ông cũng được như ông Bắc-sơn vậy.

Đời Nhà Trần có bà Lê-thị-Tả ở phường Tây-Giai bên hữu tỉnh thành. Chồng bà là Phạm-Mưu đi sứ sang nhà Nguyên bên Trung-Hoa, bị bệnh mất. Bà nghe tin thương nhớ quá, không chịu ăn, được 3 ngày cũng chết theo, việc tàu lên, vua TrầnAnh-Tôn ban cho tiền lụa để tỏ lòng khen ngợi.

Triều Nguyễn có bà Lê-thị-Bản người huyện Thượng-Phúc là vợ ông Tạ-bá-Khởi. Năm 17 tuổi về nhà chồng, mới được 4 tháng thì chồng chết. Bà ở vậy thờ bố mẹ chồng, từ lúc còn đến lúc mất, ở hết đạo làm dâu. Bà ở góa thả tiết, Năm Minh-Mạng thử 17, (1836) được vua ban khen.

Bà Nguyễn-thị Quyên người huyện Thanh-Tri, là vợ ông BùiBỉnh-Thuần, về nhà chồng được 1 năm, thì chồng chết, không có con cái gì. Đến năm 24 tuổi, bố chồng là ông Bùi-huy-Bich (Cổ Lê Tham-tụng) cho phép bà về nhà cha mẹ đẻ, đẻ xem bà lập chí thế nào. Bà lấy dao cạo hết tóc mà thề rằng : “Nếu không thủ tiết thờ chồng cho trọn đời, thì cũng nguyện như mở tóc này). Từ đấy bà chỉ ở nhà chồng. Đến năm Thiệu-Trị nguyên niên, (1841), Bà được vua ban khen.

TĂNG-THÍCH

Về đời nhà Lý có ông Từ-Lộ tên tự là Đạo-Hạnh, người huyện Thanh Trì đến tu ở chùa Phật tích, hạt An-sơn.

THỔ SẢN

Di-đạo là Nếp đường. Thông-đạo là Nếp-Thông.
Ngũ Liêm hoa đạo. Là Nếp Hoa Khế.

Trĩ đạo là Nếp-tẻ. Hương đạo là Nếp-hương.

Sài đường đạo : Nếp Sài-đường Bạch-canh đạo: Nếp cứng. Từ đây trở lên là các thứ nếp không được dẻo mà chín muộn, tức là «canh-đạo».

Hoàng hoa đạo : Nếp hoa-vàng. Mã xỉ đạo. Nếp răng ngựa.
Dong đạo : Nếp rồng. Cao-đạo : Nếp cau. Lê chi đạo. Nếp vải.
Từ đây trở lên là hạng nếp tẻ.

Long vĩ lương: Kê đuôi sóc. Ngọc thục thử : Lúa ngô.

Ti khoáng : Tơ bông. Nam đoạn. (Phường Kim-Liên thuộc huyện Thọ-Xương dệt).

Nam trừu, do các làng ở huyện Từ-Liêm dệt.

Thể la : Là. The hoa người làng An-Thái và làng Trích sài thuộc huyện Vĩnh-thuận hay dệt.

Nam Đại. (Chữ «Đại» Tự-điển không có), Người Làng LaKhê làng Một-cầu thuộc huyện Từ Liêm hay sản xuất, và phải nộp thuế.

Băng hoàn : Lụa trắng mỏng. Người hai làng Thụy-Chương và Đức-lạm thuộc huyện Thượng-Phúc thường sản xuất.

Hoa quyến : Lụa hoa. Làng Bất-Nạo thuộc huyện Phủ-Xuyên và làng Cao-Lãm thuộc huyện Sơn-Minh thường sản xuất.

Bạch quyến: Lụa trắng. Làng Kim-Bài Làng Cao Bộ thuộc huyện Thanh.Oai dệt rất khéo.

thuộc huyện Vĩnh Thuận thường sản xuất, sách Địa-Dư ông Nguyễn Trãi có chép : Làng Thụy-chương làng Nghi-Tàm thường dệt thử lụa này.

Bạch-bố : Vải trắng. Làng Nguyễn-Xả thuộc phủ Hoài-Đức thường sản xuất, rất rộng và nhỏ sợi.

Sa luyện vảy nhỏ. (Tế lần sa luyện) do Làng La-Khê, làng Một.Cầu (thuộc huyện Từ Liêm thường sản xuất.

Giây tơ. (Ti điều) do làng Triều-Khúc thuộc huyện ThanhOai sản xuất.

Sắc chỉ : Giấy sắc do Làng An-Thái làng Trích-Sài thuộc huyện Vĩnh-Thuận sản xuất. Sách Địa-Dư chí của ông Nguyễn Trãi có chép ; «An-Thái chỉ chương » là giấy làng An-Thái.

Các hạng giấy và Quạt tre. Các thử giấy và quạt này cũng sản xuất ở làng An-Thái và làng Trích-Sài. Có biên ở sách ĐịaDư-chi của ông Nguyễn-Trãi.

Bồng lạp : Nón lá do làng Phương-Trung làng Đôn-Thu làng Tri-Lễ, làng Động-Cửu làng Trường-Xuân làm ra.

Thổ ngõa : Ngói, Oa : nồi, Phẫu : chõ, Trà : Chè. Các làng Bài-Lễ, Kim-Bảng đều có. Nhưng sản xuất ở hạt Chương-Đức thì tốt hơn cả.

Diêm' tiêu, Xích-mật : Mật đỏ. Hai thứ này sản xuất ở làng Hà-châu, thuộc huyện Từ-liêm, và làng Mộc-hoàn làng An-hòa làng Lãnh-trì. Làng Từ-đường làng An-xả làng Tường-lân thuộc huyện Phủ-Xuyên.

Đường Thạch-khối : vôi. Những thứ này sản xuất ở huyện Vĩnh-thuận. Sách Địa-Dư-chí của ông Lê-đại-Cương chép Phường Thạch-khối thường có lò nung vôi. Địa-du-chi của ông Nguyễn-Trãi chép : “vôi ở Hà-Tân», tức là chỗ này.

« TrướcTiếp tục »