Hình ảnh trang
PDF

Vĩnh-Thuận) là nơi ông Từ-đạo-Hạnh hàng ngày tu luyện ở đó. Nay trong chùa có thờ ông Từ-đạo-Hạnh ; Lại có thờ cả vua Lý. Thần Tôn. Chùa này còn giữ được cả cái hòm gỗ, và đồng-diệp. phạm-thư (lá đồng viết chữ phạm) là di tích từ trước còn để lại.

Chùa Lưu-Khánh.

Chùa này ở thôn Vị-văn thuộc huyện Thọ-Xương. Tục truyền bà Quang-Thục-Hoàng-hậu sinh vua Lê Thánh-Tôn (con vua Lê Thái Tôn) ở đây, sau lập ngôi chùa ngay ở đất này.

Chùa Báo-Thiên.

Chùa này ở thôn Tiên-Thị thuộc huyện Thọ-Xương, đời xưa gọi là phường Bảo-Thiên, dựng từ đời vua Lý Thánh-Tôn. Lại đắp cả tháp Đại-thắng-tư thiên, cao đến vài mươi trượng, Kiều tháp làm cao 12 tầng, vua cho 12.000 cân đồng, đẻ đúc quả chuông to. Đến đời Nhuận-Hồ tháp rơi mất đầu, Quan An-Phủ ở Đông-đô vì không báo cáo tai biến nên bị giáng chức. Đến đời Tây-Sơn phá lấy gạch ngói xây đắp việc khác. Những hòn gạch ấy có khắc niên hiệu đời Lý. Nay còn những hòn đá xanh có dáng như hoa sen là đã xây ngọn tháp, còn những hòn có 8 góc, là đá xây bệ tháp, đều là vật dấu cũ còn lại vậy.

Chùa Quán Sứ

Chùa này ở thôn An-Tập, thuộc huyện Thọ Xương, về đầu đời nhà Lê, các thuộc quốc như nước Chiêm Thành, Vạn-Xượng Nam-Chưởng lại cống, thì đều ở Quản này. Vì quốc tục các nước đều theo đạo phật, nên mới làm chùa cho Sứ thần các nước ở, nhân thế mới gọi là chùa Quán sứ.

Chùa Liên-Trì

Chùa này ở thôn Cựu-Lâu thuộc huyện Thọ-Xương. Nơi này là chỗ cũ lầu ngũ-long triều Lê. Ở đây từ cửa tuyên-đức ở Đô phủ chắn ngang hồ Thủy-quân có xây cầu đá để thông ra bến Tây-long trường súng và sưởng sưởng thuyền đều đặt ở đó ;

đã bỏ hỏng nát, có 3 khẩu súng Thần công đặt nằm ở đường thuộc thôn Cựu-súng, 2 súng lớn to 1 thước, dài 5 thước, còn l súng hơi nhỏ hơn, gọi là Lôi-tướng-quân, không ai dám động đến, dân thôn ấy có dựng đền để thờ. Đến đời Minh-Mạng triều Nguyễn, vì dân cư thôn này ở thưa thớt quá, mới cho sáp cả vào thôn Hậu-Lâu và đổi làm thôn Cựu-Lâu. Thiệu-Trị năm thứ 6 (Bính-Ngọ 1846), quan Tông-đốc Hà-Ninh là Nguyễn-đăng Khải khởi công làm chùa, lớn nhỏ tới 36 tòa, thông tỉnh là 188 gian, nhà thờ Phật rộng rãi tráng lệ, tám mặt đều khai cừ trồng sen, đặt tên là chùa Liên-trì, đến nay bỏ, chỉ có cửa tháp đẳng trước hãy còn (chùa này ở đường bên hồ Hoàn kiếm).

Chùa Hương-Tích.

Chùa này ở núi Hương-Tích, huyện Hoài-an. Tục truyền đức Quan-thế-âm Bồ-tát khi tới nước Nam có trụ trì ở chùa này, pháp tượng trang nghiêm, đèn hương nghi ngút. Chùa nhờ có cảnh núi mà thành danh thắng. Thực là một chùa có tiếng nhất ở Hà Nội. Đã chua rõ ở mục núi.

Chùa Tuyết-Sơn.

Chùa này ở núi Tuyết-Sơn, thuộc huyện Hoài-An, trên có tượng phật bằng đá thếp vàng, đã chua rõ ở mục núi.

Chùa Vân-Mộng. Chùa Thắng-Lãm,

Hai chùa này đều ở trên núi Bát-cảnh, thuộc huyện Kimbång.

Chùa Bồ-Tát.

Chùa này ở làng Quang-trác, thuộc huyện Kim-bảng. Tục gọi là chùa Ông, dân vùng ấy đến cầu tự, vẫn có linh ứng, Triều Lê các vua thường tới chơi, có cho cái biển đề bốn chữ « Bảo ngã tử tôn ». đến nay vẫn còn. Các triều đại đều có phong tặng.

Chùa Đại-Bi.

Chùa này ở vào địa phận hai làng: Bối-Khê và ThanhKhê, thờ đức Thiện-Truyền Chàn-nhân. Truyện Trích-quái chép : Chân nhân họ Nguyễn tên tự là Bình-An người làng Bối-khê, đi tu từ hồi còn bé, trụ trì ở ngay chùa làng, khi lớn thì đến tu ở chùa Quảng-lăng, tỉnh Sơn-tây, khi trở về làng dựng chùa Đại-Bi. Sau khi ông mất, hai làng này tạc tượng đề thờ, các triều đều có phong tặng, đã chép rõ ở bản SơnTây Tỉnh-Chỉ.

Chùa Pháp-vân, Pháp-vũ, Pháp-lôi, Pháp điện.

.

Các chùa này ở vào địa phận hai làng Văn-giáp và Giaphúc thuộc huyện Thượng-phúc. Sự tích có chép rõ ở bản Bắc-Ninh-Tỉnh-Chi (Lại có chùa ở Bảo thôn làng Châu-cầu, thuộc phủ Lý nhân.

[merged small][ocr errors]

Chùa này ở vào địa phận các làng Đông - phù - Liệt và làng Đông-Trạch. Tục truyền có hai công chúa triều Lý đến tu ở chùa này, vua nhà Lý sai đốt chùa để bắt công chúa về, nhưng hai công chúa lại trốn sang tu ở chùa Hung-phúc ở về địa phận các làng Tương-trúc, làng Tự-Khoát, cùng thuộc về tổng ấy. Vua Lý thấy công chúa thật lòng qui phật, mới cho sửa lại các chùa đã đốt trước để cho ở. Lại cho 200 mẫu ruộng ở về các làng ấy, để cung việc đèn nhang, rồi hai công chúa để một mẫu ruộng ở thôn Đồng-Quan thuộc làng Ninh-Xá ở tiếp cận đấy, để sửa một hầm làm phần mộ. Đến ngày 15 tháng 3 niên hiệu Hội-Phong năm ất-hợi thử 4 đời Lý-Nhân-Tôn (1095), hai công chúa cùng hai hầu gái cùng xuống hầm này rồi hóa cả. Sau cứ hàng năm đến ngày tháng 2, thường có đám mây từ phía đông lại, rồi mưa to, có tiếng sấm vang, đến khi tạnh thì thấy những cỏ leo trên mặt hầm khô đi và nằm rạp cả xuống, có ngấn tích như dáng con Du-Long, nhân dân có lòng nhớ đến công chúa, nên dựng chùa vẽ tượng để thờ.

Quán Chân-Vũ.

Quán này ở phường Thụy-Chương huyện Vĩnh-Thuận, thờ đức Trấn-thiền-Chân-vũ-đế-quân, dựng từ niên hiệu Vĩnh Trị

sửa lại, và đúc tượng đồng cao 8 thước 2 tấc ta, nặng 6600 cân, tay mặt thì chống gươm trên lưng con rùa, có con rắn quấn chung quanh. Thần rất linh thiêng. Ông Trạng-nguyên Đặng-công Chất có soạn bài văn khắc vào bia. Đây trước nguyên là Trấnvõ quán, đến triều Nguyễn năm Minh-Mạng thứ 2, (1821) vua ra Bắc tuần, có cúng vào đền 50 lạng bạc. Năm Minh-Mạng thứ 21, (1840) mới đồi là Chân-võ quán, và sai quan đến tế, lại cúng một áo tơ lông vàng. Đến năm Thiệu-Trị thứ 2 (1842)), vua lại ngự xa giả tuần hành ra chơi, có cúng 1 đồng tiền vàng, và một áo tơ lòng vàng, lại cấp cho một biển đồng khắc bài thơ ngự-chế, và củng một đôi câu đối vóc. Xét ở Việt-Sử thời vua An-Dương vương nước Thục, có con tinh gà trắng và phục-quỷ cử thường lui tới ở núi Thất-diệu sơn. Thần liền hiển thánh ở núi Xuânlỗi thuộc tỉnh Bắc Ninh trừ hết được những quái đảng ấy, nhà vua bèn lập miếu ở cửa bắc đô thành để thờ thần ; phía sau quán có đền thờ đức Văn-Xương đế-quân.

[ocr errors]

Quán Huyền-Vũ.

Quản này ở phường Đồng-Xuân, huyện Thọ-Xương, thờ đức Huyền-Thiên Đế-quân. Đến năm Thiệu-Trị thứ 7 (1847) mới sửa lại. Có bia đá, đến nay vẫn còn.

Hội quán Việt-Đông.

Quản này ở phường Hà-khẩu, huyện Thọ-Xương. Triều Nguyễn năm Gia-Long thứ 2 (1803), những người Tàu ở làng Minh-Hương đều quyên tiền để dựng, thờ đức Thọ-đình hầu Quan-Công, bên tả có ông Quan-Bình, bên hửu có ông ChâuXương đứng hầu. Thờ cả Thượng-nguyên Trung-nguyên Hạnguyên Tam-quan Đại đế và Mã Phục-ba đại nguyên súy; Trên -gác thờ đức Thiên - hậu Nguyên quân. Có Thuận-phong nhỡn thần-tưởng đứng hầu ở bên tả. Thiên-lý nhĩ Thần tưởng ĐôThiên-chi-phủ-Tài-bạch-Tinh-quân đứng hầu ở bên hữu.

[ocr errors][merged small]

Lý Ông-Trọng. Người huyện Từ-Liêm, làm quan đời Tần bên Trung-họa, giữ chức Tư-lệ hiệu-ủy. Vua Tần Thủy hoàng sai đem quân đi giữ Lâm-thao. Uy danh của ông chấn động Hung-Nô. Đến khi tuổi già, ông về quê nhà rồi mất, vua Thủy hoàng cho ông là một người khác thường, mới đúc đồng-tượng ông đặt ở cửa Tư-mã đất Hàm-dương. Hung-Nỗ cho là Lý Hiệu ủy còn sống, không dám phạm đến nữa.

Lý Thường-Kiệt, Người huyện Vĩnh-Thuận, là người tĩnh-thân (không có bộ sinh dục). Làm Thống suất hoàng-môn Chi-hậu ; nhiều mưu lược, có tài tướng súy, trải thờ ba triều vua, đánh nước Tổng, bình nước Chiêm, huân nghiệp rực rỡ. Lúc mất được tặng là Việt-quốc-Công. Đến triều Nguyễn năm Minh-Mạng thứ 4 (Quí-vị 1823) cho ông được tòng tự vào miếu Lịch-đại-đế-vương.

Mục-Thận người huyện Vĩnh-Thuận, làm nghề đánh cá. Nhân lúc vua Lý-Nhân-Tôn ra chơi đầm Dâm-đàm, cưỡi thuyền nhỏ đi xem cá, chợt có sương mù sa xuống, trong lúc mờ mịt, nghe có thuyền tới, tiếng mái chèo chan chát, vua ấy giáo ném theo, chốc lát cơn sa mù tan hết, thì thấy trong thuyền có con hỗ. Chúng sợ tái cả mặt cùng nói việc nguy cấp quá rồi ! Mục-Thận liền lấy lưới trùm lên mình con hổ, té ra là quan Thái-sư Lê-văn-Thịnh. Vua mới thưởng cho ông Thận quan tước và của cải. Lại cho khu đất ở Tâyhồ để làm thực ấp, sau làm quan đến chức Thái-ủy. Nay có đền thờ bên Hồ-Tây.

Chu-Văn-An. Ở đời nhà Trần, tên tự là Linh-Triệt,

« TrướcTiếp tục »