Hình ảnh trang
PDF

trời, chợt mưa ầm ầm xuống, nước mưa đen ngòm. Đến sáng ngày ra coi, thì thấy 5 xã 7 thôn nước đầm dìa cả, lúa mạ đều được sống lại. Sau người học trò ấy xin từ biệt. Ông VănTrinh mới nói cho dân làng biết việc đó, thì làng ấy có dựng đền ở bên chằm để phụng sự, nhiều đời có sắc phong làm Thượng-đẳng-thần.

Đền Trưng-Nữ-Vương. Ở làng Đồng-Nhân, huyện Thanh Trì. Tục truyền vua Trung-Nữ-Vương gieo mình xuống sông Nhị-hà. Sau hóa thành 2 tượng đủ đứng giữa dòng nước, thường lóe ra lửa sáng, rất linh hiển. Triều Lý-Anh-Tôn năm Đại-Định thứ 3 (1142), trời đại hạn, làm lễ kỳ đảo thì lập tức mua ngay. Vua mới cho dựng đền ở bờ sông để thờ. Sau vì nước sông chảy xiết, nền sắp vỡ lở, dân làng mớt dời đền vào dựng ở thôn Xuân-Viên.

Đền Thần núi Tản-Viên. Đền này ở làng Phúc-Am huyện Thanh-Trì. Sự tích đã chép rõ ở quyền Sơn-Tây Tỉnh-Chí.

Đền Thần Bộ Đầu. Đền này ở làng Bộ-Đầu, thuộc huyện Thượng-Phúc. Bản Công-du-tiệp-ký có chép : Thần là người làng Bộ-Đầu. Mẹ bị thuồng luồng hãm hại. Thần lấy chân đá chết con thuồng luồng, rồi chợt hóa đi mất. Sau người làng lập đền thờ. Trước nhà Lê có sửa sang miếu vũ, dựng thần tượng cao 3 trượng 6 thước, bụng to đến mấy quầng, hai chân đạp lên đầu con thuồng luồng, 8 vị tượng Kim-cương đứng bày hàng hai bên. Cứ hàng năm đến tháng 9 thì có đại hội tế thần.

Đền Thần Đông Hải. Đền này ở làng Mộc-Hoàn, sự tích đã chép rõ ở quyền Hải-Dương-Tỉnh-Chí.

Đền thờ Sĩ-Vương. Đền này ở làng Già-Cầu. Sự tích đã chép rõ ở quyển Bắc-Ninh-Tỉnh-Chí.

Đền thờ Lê-văn-Trinh : Đền này ở làng Mộc-Hoàn, huyện Phú-Xuyên, thần họ Lê, tên là Trọng-Thử, người làng Duyên hà, là cha ông Bảng nhãn Lê-qui-Đôn, đỗ Tấn-sĩ triều Lê, làm

quan đến Hình bộ Thượng-thư về trí sĩ, khi thuyền về qua bến đò Mộc-Hoàn thấy có người làng nói rằng : Đêm vừa rồi có nằm mộng thấy thần bảo rằng : Ngày mai có vị Thần bản thổ đi qua sông này thì nên sửa lễ đón vào trong đền. Sau khi ông mất, người làng mới dựng đền thờ.

Đền Thần Trung Thành.

Đền này ở làng Đa-Chất huyện Phú-Xuyên, Tục truyền Thần là Thủy-thần ở sông Tam-Kỳ huyện Bạch-hạc. Sự tích đã chép rõ ở tập Sơn-Tây-Tỉnh-Chi. Đời vua Lý-Thái-Tôn kỷ đảo rất linh ứng nên vua phong tặng hai chữ «Trung-Thành». Nay làng Bất-Nạo làng Đường-Xuyên làng Lương-Xá làng Thần qui làng An-Khoái làng Văn-Trai ở huyện này, và các làng Đông Lỗ, Thanh-Hội ở huyện Sơn-Minh đều có đền thờ.

Đền Thần Quảng-Bác.

Đền này ở làng Thịnh-Đức, huyện Phú-Xuyên. Tục truyền Thần là Thủy-thần ở ngã ba sông Sa-giang. Đời vua Lê-Thần Tôn đi đánh giặc, sai quan làm lễ kỷ đảo, thần hiển linh giúp đánh được giặc, khi khải hoàn, vua cho dựng đền để thờ. Các triều có phong tặng.

Đền Nữ-thần Nguyệt-Nga.

Đền này ở làng Hương-lâm huyện Phủ-Xuyên. Tục truyền thần là một vị thiên-tiên, có hiển linh ở bến Tam-Kỳ sông Châu-Lương thuộc thôn này, nên mới dựng đền thờ. Đời Lê vua Thánh-Tôn đi tuần du qua đấy, chợt bị gió to, vua cho kỳ đảo, thì gió im ngay, mới phong là Thượng-đẳng-thần. Các triều có bao tặng. Nay làng Mỹ-Lâm huyện này, và làng LạcTràng huyện Kim-bảng cùng có thờ.

Đền thờ My-Ê phu nhân

Đền này ở về địa phận hai làng Lý-nhân và Lam-cầu thuộc huyện Nam-Xương. Phu nhân là vợ Sạ-Đầu vua nước ChiêmThành, vua Lý Thái-Tôn đánh Chiêm-thành, giết Sạ-đấu, phu

điện phủ Lý nhân, cho gọi Phu nhân đứng hầu. Phu-nhân rất phẫn uất ngầm lấy mảnh Chiên tự quấn vào mình, rồi nhảy xuống sông mà chết. Vua khen là người trịnh tiết, phong cho là Hiệp-chính-hựu-thiện phu-nhân. Sau dân ở đấy thường đêm nghe có tiếng khóc ở bên sông, họ mới lập đền thờ. Các triều có phong tặng. Việc đã chép rõ ở Sử-Ký.

Chùa Hoằng-Ân.

TỰ QUÁN.

Chùa này ở phường Quảng-Bá, huyện Vĩnh-Thuận. Về Triều Lê năm Vĩnh-Tộ thứ 10, (năm Mậu thìn 1628), Công chúa Ngọc-Tú triều Lê (là vợ Trịnh-Tráng) mới lập lên. Trước nguyên tên là chùa Long-Ân, đến năm Minh-Mạng thử 2 (1821) mới đồi là chùa Sùng-Ân, tới năm Thiệu-Trị nguyên Niên (1841) lại đồi là chùa Hoằng-Ân như tên gọi ngày nay. Năm Thiệu-Trị thứ 2, có cấp tiền kẽm 200 quan, và sai Từ thần làm văn bia để kỷ niệm việc đó.

Chùa Trấn-Bắc.

Chùa này nguyên trước là chùa Trấn-Quốc ở bên Hồ tây, thuộc phường Yên-phụ huyện Vĩnh-thuận, dựng từ khoảng năm Hoằng-Định đời Lê Kính Tôn (1600–1618). Đến năm Vĩnh Tộ đời Lê Thần-Tôn (1619-1623) có sửa lại cho rộng rãi hơn, cảnh trí cũng đẹp. Có bài bia của Trạng-nguyên NguyễnXuân-Chính làm, đến nay vẫn còn. Năm Minh Mạng thứ 2 Triều Nguyễn, có ban cấp cho 20 lạng bạc. Đến Năm ThiệuTrị thứ hai (1842) vua ngự giá ra chơi chùa, có cúng 1 đồng tiền vàng lớn, và 200 quan tiền kẽm. Lại đổi biển đề là chùa Trấn-Bắc.

Chùa Một-Cột.

Chùa này ở thôn Thanh-bảo, thuộc huyện Vĩnh Thuận. Nơi này có cái hồ vuông, giữa hồ có một cột đá, cao đến 1 trượng

hoa sen mọc trên nước. Sách Sử-ký chép rằng : vua Lý-TháiTôn trước có nằm mộng thấy đức Phật Quan-âm ngồi trên đài hoa sen, có dẫn vua lên đài. Khi thức dậy, vua kể truyện đó với bày tôi, cũng có người cho là điềm không tốt, có vị sư thôngtuệ khuyên vua nên làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao, rồi làm đài Liên-hoa đức Quan-âm lên trên, như đã thấy ở trong chiêm bao, và tìm các sư đứng chung quanh tụng kinh để cầu cho vua được sống lâu, vì thế nên lại có tên là chùa Duyên hựu. Đến đời vua Lý Nhân-Tôn, niên hiệu Long-Phù thứ 5 mới sửa lại, dựng Tháp viết manh (ngờ là chữ Nhật-Lệ) và đài Lăng-liên-hoa cùng ao Linh-Chiều. Ngoài ao có xây hành. lang vòng quanh. Ngoài hành lang lại có ao Sơ-Bích có bắc cầu đề đi thông vào. Trước sân có dựng bảo-tháp. Hàng tháng cử ngày mồng-một (ngày sóc) ngày mười-rằm (ngày vọng) và tháng 4 tháng 8, vua thường đến chơi đặt lễ kỷ-tộ, (là cầu hưởng phúc lâu dài), và bày những nghi thức tắm phật, năm nào cũng thế. Lại đúc chuông lớn để treo ở chùa. Chuông đúc xong rồi, nhưng đánh không kêu, mới quăng ra ruộng Quyđiền ở chùa, ruộng này thấp, thường sản xuất nhiều Rùa, nền gọi chuông ấy là Quy-điền-chung. Đời vua Lê-Thái-Tô (niên hiệu Tuyên-đức năm đầu nhà Minh) có tướng nhà Minh là Vương-Thông giữ thành Đông-Quan, bị vua Thái-Tổ vây chặt quả, Vương-Thông ở trong thành, quân khi tan nát mất cả, phải phá chuồng Quy-điền đề đúc súng đạn.

Chùa Địa-Linh

Chùa này ở phường Tây-hồ thuộc huyện Vĩnh Thuận. Lập từ niên hiệu Vĩnh-Tị năm thứ 4 (Nhâm-tuất 1622) đời Lê Thần Tôn. Đến đời Minh-Mạng năm thứ 2 triều Nguyễn (năm Tân-ty 1821), vua có ân tử 30 lạng bạc.

Chùa Chiêu-Thuyền.

Chùa này ở trại An-Lãng, thuộc huyện Vĩnh-Thuận, (nguyên trại này trước thuộc về huyện Thanh-Trì, nay đổi thuộc về huyện

« TrướcTiếp tục »