Hình ảnh trang
PDF

PHONG TỤC

Tử dân (là sĩ, nông, công, thương) đều có chuyên nghệ, mà nghề nông thì nhiều hơn cả, còn sĩ, công, thương thì tham bản, ở nơi thành thị, những người công thương tụ tập nhiều, có lẫn cả người Tàu, ưa thói xa-hoa. Còn dân ở những nơi thôn dã, thì hay sẻn nhặt, chất phác. Đến tháng làm ruộng người chồng phần nhiều chè chén tối ngày, còn việc cày cấy, đều do đàn bà làm cả. Tết Nguyên-đán, tết Đoan-dương, có tế thần lễ tổ, bà con thân thích cùng đi lại ăn uống, 3 tháng xuân thì hay mở hội thiết tiệc, hát xưởng để lễ thần, tháng 8 treo đèn để trông trăng ở sân. Tháng 10 (âm-lịch) làm lễ thường-tân. (Tục gọi là lễ cúng cơm mới). Tháng chạp họp cả họ đi tảo-mộ. (Dẫy cỏ và đắp mồ mả tiên nhân), gặp những khi có việc tang việc tế thường làm rất xa-xỉ, tranh nhau làm cỗ bàn cho to để khoe khoang. (Bánh có cái bề mặt to đến 1 thước), và mời làng xóm đến ăn uống. Nếu rượu thịt không được đầy đủ, thì có thể bị chê trách. Đó cũng là một thói quen ủy mỷ vậy.

Tỉnh thành Hà-Nội chu-vi hơn 432 trượng. Cao 1 trượng, 1 thước 2 tấc, hào rộng trên dưới 1 trượng. Thành có 5 cửa, ở vào đất 2 huyện Thọ-Xương và Ninh-Thuận. Từ đời nhà Lê trở về trước, đều đóng đô ở đây. Có tên gọi là thành Phụngthiên, ở trong thành Đại-la, lâu ngày đỗ nát. Đến khi Tây-Sơn chiếm giữ, mới nhân nền cũ đắp thành quanh suốt từ cửa Đông-Hoa đến cửa Đại-Hưng, đời vua Gia-Long triều Nguyễn lấy nơi đó làm Bắc-thành-Lý-sở. Năm (Gia-Long) thứ 3, các quan đinh-thần bàn rằng thành này đời Tây-Sơn làm không hợp qui củ, tàu xin sửa lại, sang năm thứ 4, bèn sai quan khởi sự kiến trúc, trong thành dựng 2 tòa hành-cung chính-điện, bên tả bên hữu mỗi bên làm 1 nhà giải-vũ. Mặt sau dựng 3 tòa Nội-điện, bê tả bên hữu đều có 2 nhà giải-vũ, sau điện có dựng lầu Tĩnh bắc. Trong Nội-điện bốn mặt đều xây tường gạch. Lại ở trước sân chính điện lấy đá xây một con đường Dũng-đạo, thẳng ra của Đoan-môn, cửa ngách có khắc vào đá 2 chữ Đoan-môn, là di-tích của triều Lý, ngoài cửa có xây một Bi-đình để dựng bia, và xây một Kỳ-đài để cắm cờ, qui-chế rất rộng rãi. Đến năm Minh-Mạng 12, phân hạt, đặt nơi này làm tỉnh thành. Năm thứ 16, vì cho là thân thành quá cao, nên hạ thấp xuống 1 thước 8 tấc. Vào khoảng năm Gia-Long, Minh-Mạng Thiệu-Trị, đều dùng nơi này làm chỗ bang-giao.

Phụ-lục bài Bi-minh ở Thành Thăng-Long:

Tướng bỉ Long-đỗ, Hình thẳng tư tại,

Tản-viên thị duy, Phủ-lương vi đái,

Lịch đại hữu tác,

Trạch tư sảng khải.

Vần vật đệ thiên, Sơn hà bất cải,

Hách hách minh mạnh, dụng quyền ngã hoàng.
Nghĩa lữ tây bình, Thiên thanh bắc dương,
Lục phi tấn tất, Quan dân tỉnh phương.
Mạnh thần kiến tiết, Chức thử phong cương,
Dao trượng thần hoạch, Tu thử thành dịch.
Tải lượng sự công, Trùng tân qui hoạch,
Tử châu nga nga, Bách điệp dịch dịch.

Hoàng huy tĩnh trấn, Vương độ tăng khuếch,
Bảo chướng chi hùng, Vĩnh điện Giao phong.
Đảng bình tuân đạo, Bức tấu đồng phong,
Thành dĩ danh hiền, Địa dĩ đức long.
Nùng-sơn Nhị-thủy, Trường minh thánh-công.

TẠM DỊCH NGHĨA

Kia xem hình thẳng, ở đất Long-Đỗ này :

Núi Tản-viên làm dường cột, Sông Phú-lương làm cân đai. Trải bao đời những bậc vua chúa ở những nơi sáng sủa này. Vật đổi sao dời, nhưng non sông vẫn còn như cũ, rạng rỡ mệnh trời, có lòng quyến luyến vua ta. Quân nghĩa bình miền tây. Tiếng tăm triều đình vang tới miền bắc. Sáu ngựa theo ruỗi nơi cảnh tất (chỗ vua ngồi có đặt hàng cảnh hàng tất), đi xem dân- phong và xét các địa phương. Sai quan đến kiến tiết (là dựng cờ tiết, nghĩa là đến để cung chức), đề cai trị hạt đó. Nhờ những kế hoạch thần diệu, đề sửa sang lại thành này, xếp đặt công việc. Quy hoạch lại dược đổi mới, bốn mặt chót vót, trăm điệp (là hàng trăm nữ tường ở trên mặt thành, xây van vật như hình chữ nữ) xan xát. Oai vua tĩnh trấn, chế độ vua thêm rộng rãi. Bảo chướng (đây ỷ nói Hà-Nội là một nơi bảo chướng hùng vĩ) mạnh mẽ nên khắp cõi Nam-giao được vững vàng. Theo đường bằng phẳng. các nơi bức tấu nhóm về cùng một phong tục. Thành lấy tên mà hiền hách. Đất lấy đức mà thịnh vượng. Núi Nùng sông-Nhị, ghi nhớ thánh công.

Thành này đắp bằng đất, chu-vi 203 trượng 2 tấc, cao 7 thước 2 tấc, hào rộng 2 trượng 5 thước, có 3 cửa, Trước ở thôn Tiên-thị, huyện Thọ-Xương đến đời Minh-Mạng triều Nguyễn năm thứ 14, mới dời ra xã Dịch-vọng huyện Từ-Liêm.

THỌ-XƯƠNG HUYỆN TRỊ

Huyện trị Thọ-Xương nguyên trước đặt ghẻ ở mặt đông nam thành. đến năm Thiệu-Trị thứ 2 triều Nguyễn mới dời về thôn Tiên-thị, tồng Thuận-Mỹ.

THƯỜNG TÍN PHỦ THÀNH

Thành đắp bằng đất, chu-vi 203 trượng 2 thước, cao 7 thước 2 tấc, hào rộng 3 trượng, có 3 cửa, Thành đắp ở làng Vân-Trai, huyện Thượng-phúc. (Trước ở làng La-phủ). Đến năm Gia-Long thứ 7 triều Nguyễn mới dời sang làng Hà-hội. Năm Minh-Mạng 13, lại dời sang phủ-ly ngày nay.

THANH-TRÌ HUYỆN TRỊ

Huyện đóng ở làng Phù-liệt, trước ở làng Quỳnh-đô, sau lại dời sang làng Đông-Phù-Liệt. Năm Gia-Long nguyên niên triều Nguyễn, lại dời sang chỗ huyện trị ngày nay,

PHÚ-XUYÊN HUYỆN TRỊ

Huyện đóng ở làng Mỹ-lâm (Trước ở làng Nam-Phú), đến khoảng năm Gia-Long Triều Nguyễn mới dời về làng Mỹ-lâm.

ỨNG-HÒA PHỦ THÀNH

Thành đắp bằng đất, chu vi 271 trượng 2 thước cao 7 thước 2 tấc, hào rộng2 trượng 2 thước, có 3 cửa, ở làng Phương-đình huyện Sơn-minh. Thành này đắp từ năm Minh-Mạng thứ 11.

CHƯƠNG-ĐỨC HUYỆN TRỊ

Huyện trước đóng ở làng Quảng-bị. Đến năm Thiệu-Trị nguyên niên, mới dời sang làng Hoàng-xá.

THANH-OAI HUYỆN TRỊ

Huyện trước đóng ở địa phận làng Thượng-Thanh và làng Ninh-dương. đến năm Gia-Long thứ 17 mới dời sang làng Bảo Đà.

LÝ-NHÂN PHỦ THÀNH

Thành này đắp bằng đất, chu vi 327 trượng, cao 7 thước 2 tấc, hào rộng 5 trượng, có 3 cửa, ở làng Châu-cầu huyện Kim-bảng. Nguyên trước là Thành Sơn-nam-thượng-trấn, xây đắp từ năm Gia-Long thứ 3. Đến năm Minh-Mạng thứ 13, lấy thành này làm phủ thành Lý-Nhân. Sau lại đem cả hai huyện Thanh-Liêm và Duy-tiên cùng đóng ở đây.

NAM-XƯƠNG HUYỆN THÀNH

Thành này đắp bằng đất. chu vi 186 trượng 6 tấc. cao 7 thước 2 tấc. hào rộng 1 trượng 5 thước, có 3 cửa, ở về địa phận hai xã Nga-khê và Nga-thượng. Trước kia thành này ở làng Chì-long, đến năm Minh-Mạng thứ 10, dời đắp sang chỗ huyện thành ngày nay.

BÌNH-LỤC HUYỆN THÀNH

Thành này đắp bằng đất chu-vi 271 trượng 6 thước, cao 7 thước 2 tấc, hào rộng 4 trượng, có 3 cửa, hai bên xây bằng gạch, ở làng Cô-thọ. Trước kia ở làng An-dương. Năm GiaLong thứ 7 triều Nguyễn, đồi làm Lý-nhân phủ Kim-lý, và dời đến nơi đóng ngày nay. Năm Minh-Mạng thứ 6, lại đắp thêm ra. Đến năm Minh-Mạnh 13, lại đồi, lấy huyện Kim-bảng làm Phủ Kiêm-lý, lại dời phủ-ly đến thành Sơn-nam-trấn trước, còn thành phủ-ly này chỉ làm huyện thành (Bình-lục), đến nay vẫn đề như thể.

« TrướcTiếp tục »