Hình ảnh trang
PDF

đến năm Ming-Mạng thứ 3, mới đổi tên như ngày nay, và cho lệ vào trấn Sơn-Nam. Năm thứ 12 lại cải lệ? Năm thứ 13, trích 2 huyện Nam-Xương và Bình-Lục đặt làm phân-phủ. Đến năm Tự-Đức thứ 5 bỏ phân-phủ phục-hồi lĩnh trị 5 huyện, Nay đặt làm tỉnh Hà-Nam.

Mặt đồng mặt

Huyện KIM-BẢNG

tây cách nhau 20 dặm, Mặt nam mặt bắc cách nhan 22 dặm. Mặt đồng đến 2 huyện Duy-Tiên và Thanh Liêm dài 3 dặm. Mặt tây đến địa giới huyện Thượng-đức (Thuộc phủ Ứng - hòa) cùng địa giới huyện An-hóa (thuộc tỉnh Ninh-Bình) dài 17 dặm. Mặt nam đến địa giới huyện Thanh-Liêm dài 3 dặm. Mặt bắc đến 2 huyện Sơn-Minh và Hoài-an (thuộc phủ Ứng-hòa) dài 10 dặm. Từ đời nhà Trần trở về trước gọi là Cô-bảng. Đến hồi thuộc nhà Minh đề thuộc lĩnh trị châu Lợi-nhân, lệ vào phủ Giao-Châu. Đời Lê Quangthuận (Thánh-Tôn) mới đồi là Kim-bảng như tên gọi ngày nay và lệ vào phủ hạt; đời Tây-Sơn đổi làm trị sở của Sơn-Nam Thượng trấn. Đời Gia-Long triều Nguyễn cũng vẫn theo thế, đến năm Minh-Mạng thứ 13, đồi đặt làm phủ-Kiêm-lý. Lĩnh trị 6 tổng. 57 xã thôn, trang, sở.

Huyện DUY.TIÊN

Ở về mặt đông bắc phủ 13 dặm, đông tây cách nhau 22 dặm. Từ huyện thành cũ ở làng Ninh lão về phía đông đến địa giới huyện Nam-xương dài 9 dặm. Mặt tây đến địa giới huyện Kim-bảng dài 4 dặm, mặt nam đến địa giới hai huyện BìnhLục và Kim-bảng dài 11 dặm. Mặt bắc đến địa giới huyện PhúXuyên (thuộc phủ Thương-tín) dài 11 dặm. Đến năm Quangthuận nhà Lê, mới đặt là huyện Duy-tân lệ vào với phủ (Lýnhân). Sau hồi Trung hưng (Lê-Trang-Tôn) tránh tên hủy nhà vua, mới đổi là Duy-Tiên như tên gọi ngày nay. Đến triều Nguyễn cũng để nguyên tên như thế. Huyện này nguyên thống hạt vào phủ. Đến năm Tự-Đức thứ 5, bớt huyện đi, để thuộc vào phủ kiêm nhiếp, lĩnh trị 6 tổng, 60 xã, thôn, trang, sở-tại huyện cũ ở làng Ninh-lão. Đến năm Minh-Mạng thứ 18 đặt ghé vào phủ thành. Nay bỏ.

Huyện THANH-LIÊM

Ở về mặt nam phủ 7 dặm. Đồng tây cách nhau 30 dặm. Từ cựu sở ở xã Hương-nghải đến huyện dài 3 dặm. Mặt nam đến phần song huyện Gia-Viễn (thuộc tỉnh Ninh bình) và đến địa giới huyện Ý-yên (thuộc tỉnh Nam-định) dài 25 dặm. Mặt bắc đến địa giới 2 huyện Kim-bảng và Duy-tiên dài 5 dặm. Từ đời Trần trở về trước gọi là Thanh-Liêm, hồi thuộc nhà Minh, thì châu Lợi-nhân kiêm lĩnh, và lệ vào phủ Giao-châu. Đến năm Quang-thuận đời Lê-Thánh-Tồn mới đổi là Thanh-liêm lệ vào phủ hạt. Triều Nguyễn cũng đề như thế. Năm Tự-Đức thứ 5 bỏ chức Tri-huyện cho vào huyện Bình-Lục kiêm nhiếp, lĩnh trị 8 tầng 63 xã, thôn, trang. Huyện sở trước ở làng HươngNgải, đến năm Minh-Mạng thứ 20 đặt ghé vào phủ thành (LýNhân). Nay đời sang làng Mễ-Trường.

Huyện NAM XƯƠNG

Tục thường gọi là Nam-Xang ở về mặt đồng-nam phủ 50 dặm. Mặt đồng mặt tây cách nhau 22 dặm. Nam bắc cách nhau 17 dặm. Mặt đồng đến địa giới hai huyện Kim-động và Tiên-Lữ (thuộc tỉnh Hưng-an) đối ngạn sông Nhị-hà dài 8 dặm. Mặt tây đến địa giới hai huyện Duy-tiên và Bình-lục dài 14 dặm. Mặt nam đến địa giới hai huyện Thượng-Nguyên và Mỹlộc (thuộc tỉnh Nam-định) dài 14 dặm. Mặt bắc đến địa giới huyện Phú-xuyên (thuộc phủ Thường-tín) dài 3 dặm. Năm Quang-thuận triều Lê đặt lệ vào phủ hạt. Triều Nguyễn đề nguyên như thế. Đến năm Minh-Mạng thứ 13, biệt lập và đặt là phân-phủ kiêm-lý. Năm Tự-Đức thứ 5 lại bỏ đi mà đặt chức Tri-huyện do phủ thống hạt, có 9 tỗng, 86 xã, thôn, trang sở.

Huyện BÌNH-LỤC

& mạn tây nam phủ 23 dặm. Đồng tây cách nhau 8 dặm. Mặt đồng đến địa giới huyện Nam-xương dài 5 dặm. Mặt tây đến địa giới huyện Thanh-liêm dài 3 dặm. Mặt nam đến địa giới huyện Ý-yên (thuộc tỉnh Nam-định) dài 16 dặm. Mặt bắc đến địa giới 2 huyện Nam-xương và Duy-tiên đối ngạn sông

nguyên tên cũ, đến hồi nội thuộc nhà Minh, thì để châu Lợinhân kiêm lĩnh, lệ thuộc vào phủ Giao-chỉ. Đời Lê QuangThuận đổi lệ vào phủ hạt. Đời Tây-Sơn đổi tên là Bình-Lục. Đầu Thời Gia-Long đổi lại tên như cũ: tới năm (Gia-Long) thứ 7 đặt làm phủ-kiêm-lý. Đến năm Minh-Mạng thứ 13 sửa đổi lại và đặt chức Tri-huyện. biệt lập làm hạt-phân-phủ. Năm Tự-Đức thử 5 bỏ phân-phủ cho qui vào phủ thống-hạt, có 4 tổng cộng 37 xã thôn.

HÌNH THỂ

Đất Hà-Nội ở vào giữa các tỉnh Bắc-kỳ. Các dãy núi ở mặt tây nam, tới đây là hết, thành ra những cánh đồng bằng phì nhiêu. Sông Nhị-hà chảy qua bao bọc về bên tả, sông Hát-giang có một ngách chảy bọc về bên hữu. Mặt nam suốt đến hạt Ninh-bình Nam-định. Mặt tây thông đến hạt Sơn-tây Hưng-hóa Tuyên-quang ; mặt bắc thì giáp tỉnh Bắc-ninh ; mặt đông thì liền với tỉnh Hưng-yên. Đường thủy đường lục hội họp cả vào đây. Tỉnh thành ở nơi sống quanh bọc này mà trong ra bình-nguyên, thì có thể khống chế được mọi hạt. Đời trước cho là danh-đô, tới sáu bảy trăm năm. khi núi sông phát-tiết đã hết. Nay cũng còn đủ làm xứng đáng là một trấn hùng vĩ vậy.

[ocr errors]

Hàng năm tháng giềng hay có mưa nhỏ, tiết trời hơi lạnh thường nhiều gió đông (xuân). Đến tháng 2 tháng 3 khi trời ấm áp. Tháng 4 tháng 5 thì nắng nhiều. Từ tiết tiểu-mãn trở về sau, nước sông Nhị-hà dần lên to. đến tuần Thượng-phục (1) mới mưa nhiều sang đến tuần Trung-phục (2) mạt-phục (3) thì hay có nước lụt, việc đề phòng rất là đáng lo, cứ thượng tuần tháng 7, thường là ngày mồng 3, mồng 8 hay có mưa, tục gọi là mưa ngâu, cũng là nhân truyện Ngưu-lang với Chức nữ qua sông mà ngoa truyền lại vậy. Xưa hay cử nghiệm ngày mồng 9 tháng 9 có mưa, thì biết năm ấy được mùa, ngày ấy mà không mưa thì biết năm ấy sẽ mất mùa,. Nên ngạn-ngữ có câu rằng: « 9 Mồng 9 tháng 9 có mưa, thì ta sắm sửa cày bừa làm ăn.. Mồng 9 tháng 9 không mưa, thì ta bản cả cày bừa mà ăn ». Sau tiết sương-giáng thì hết nước lũ, nhiều gió đồng-bắc, gió bấc lạnh rét, gặp có sương muối, thì cỏ cây bị hại nhiều. Đại đề trong một năm, mùa hạ mùa thu hay nhiều mưa. Mùa đông mùa xuân hay tạnh. Lúa đạo (tục gọi là lúa ba-giăng gặt về tháng 9) lại chín. Ruộng cao thì mùa hạ cấy đến mùa đồng gặt; ruộng thấp thì mùa đồng cấy, mùa hạ gặt. Từ tháng giêng đến tháng 8 đều nuôi tằm được cả.

« TrướcTiếp tục »