Hình ảnh trang
PDF
ePub

Sa-Đôn làm Thổ-tri-châu, đặt cho họ là Thiết kì. . có địa-phận, nhưng có ruộng ở chỗ ngụ-cư 6 xứ, người, đến niên hiệu Tự-Đức chỉ còn 78 người.

Khi đầu không dân số hơn 200

châu là 10.793

Xét rõ, năm Minh-Mạng thứ 8 (1827) định số 9 châu là người, ruộng 922 xứ, từ khi liệt biên vào hộ tịch ngày cảng lưu tán, trong niên hiệu Tự-Đức định số chỉ còn 786 người, ruộng 612 xử, hiện nay thuế lệ do tỏa sử Lào thâu biên. Còn định số thêm bớt thế nào chưa rõ.

HÌNH-THẾ ĐÃ Đ
形势

[ocr errors]

Phía đông đến biển nhỏ, phía tây giáp nhiều núi rừng, thế nước bao quanh, hình núi ôm bọc : Danh sơn thì có núi Tá Linh tk k ư, động Ba-Màn e thay 6 ; đại xuyên thì có sông Thạch-Hãn 石捍江,song Vinh-Dinh 永定河; son bão thi có Trán-lao 鎮牢, Cam-Lộ t} *; hải tấn thì có Tùng-Luật * fỀ, Việt-Yên * *. Lại có sa-động dài lớn theo bờ biển chạy vào phía nam, nghiễm nhiên làm một sa-thành ủng hộ. Thật là một nơi hình thắng ở chốn Kỳ phụ về vậy.

[ocr errors]

(1) Kỳ-phụ: Kỳ là kinh-kỳ *, Phụ là Tam-phụ = *, ỷ nói gần chốn

kinh-sư.

KHÍ-HẬU *

Bốn mùa khi trời ấm nhiều lạnh ít. Tháng giêng tháng 2 khí xuân ôn hòa, thỉnh thoảng có gió đông-bắc. Tháng 3 khi nắng lần gắt, tháng tư về sau có gió nam mạnh (tục gọi là nam-bạo, đi ghe phải răn ngừa). Nắng rất nóng nực, tháng 6, 7 gió nam còn mãnhliệt; tháng 8 có gió mát ý đến, khi lần thư thới. Thỉnh thoảng có gió lụt bất trắc. Tháng 9, 10 gió đông nổi lên, kế có gió bão thạnh phát, nước lụt dưng tràn. Sau tiết lập-đông mưa lạnh nhiều, gặp có gió bấc thì trời lần tạnh, bớt lạnh rét, khi nào thấy có mặt trời thì lần ấm lại. Địa thế liên tiếp với Thừa Thiên nên khí hậu cũng lược đồng. Mỗi năm có 2 mùa lúa, tháng 11 cấy, tháng 4 gặt gọi là hạ-vụ, tháng 5 cấy, thắng 8 gặt gọi là thu-vụ. Duy huyện Hải Lăng có nhiều ruộng thu vụ, lại có ruộng hạn-vụ (mùa nắng), tháng 6 gieo, tháng 10 gặt. 3 huyện Cam-Lộ, Do-Linh, Vĩnh-Linh thì thổ-nghi hợp về hạ-vụ và thu vụ hơn.

PHONG TUC風俗

Tỉnh hạt dọc theo miền núi, nhiều chỗ đất cứng xấu, nơi gần biển thì đất phù sa. Tục chuộng kiệm ước, ít có xa hoa. Ở gần Đế đô thấm gội giáo hóa được trước, nên phong tục chất phác thuần lương : nông lo làm ruộng, sĩ chăm việc học, những nhà sĩ phu hơi có văn-nhã, cho nên việc hôn thú, tang tế, thù tạc, vãng lai và các tiết lễ Nguyên-đán, Đoan-dương phong tục đại khái giống như ThừaThiên. Duy có bọn cường hào hay võ đoán việc trong làng xóm, sinh nhiều sự kiện cáo. Còn dân thường thì đánh cá, hái củi, cày ruộng, dệt cửi cho đến nghiệp nghệ công thương đều lo chuyển cần. Lúc xuân thủ mời thầy phù thủy để cúng Thổ thần, tháng 7 đốt giấy Minh-y2 * để dung Tiên-tô. Trong mỗi năm nhóm xã tế thần, ắt nhớ đến ông tổ khai-canh, không quên người cội gốc trước, đem lại cho nhân dân có đức tánh thuần hậu vậy.Đến như thổ-dân chín châu, tập thượng mọi rợ ngu xuẩn, ít biết đến luân thường, còn có những tục tanh hôi, nhưng cũng dễ phủ trị.

THÀNH TRÌ Anh Yêu

Tỉnh thành chu vi 481 trượng 6 thước, cao 1 trượng, dày 3 trượng, có 4 cửa ; hào rộng 4 trượng 6 thước, sâu 8 thước. Đầu niên hiệu Gia-Long thành ở phường Tiền-Kiên, huyện Thuận-Xương, năm thứ 8 (1809) dời qua xã Thạch-Hãn, huyện Hải-Lăng. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đắp đất, năm thứ 18 (1838) xây gạch, năm Tự-Đức thứ 6 (1853) bỏ tỉnh đề làm đạo-thành. Năm thứ 29 (1876) trở lại làm tỉnh

thành.

PHỦ-TRỊ TRIỆU PHONG A HẢI

Ở xã Cô-Thành. Năm Minh-Mạng 11 (1830) kiêm-lý huyện MinhLinh, phủ-trị ở xã Đơn-Duệ. Năm 17 (1836) cải kiêm lý huyện ThuậnXương dời đặt tại xã Bích-Khê. Năm Đồng-Khánh nguyên-niên (1886) dời làm tại chỗ bây giờ.

HUYỆN-TRỊ HẢI-LĂNG CA Ba Tha

Ở xã Diên-Sanh, nguyên trước ở xã An-Xiêm (xã này nay thuộc phủ Triệu-Phong). Năm Minh-Mạng 18 (1838) dời qua xã Tri-Lễ, năm Tự-Đức thứ 4 (1851) dời đến chỗ bây giờ.

HUYỆN-TRỊ VĨNH LINH ÂU V

Ở xã Hồ-Xá, đầu niên hiệu Gia-Long ở xã Liêm-Công, sau dời qua xã Phú-Hòa. Năm Minh-Mạng 11 (1830) làm phủ trị kiêm-lý ở xã Đơn-Duệ, năm 17 (1836) dời phủ về Thuận-Xương, lại đặt huyện-trị. Năm Thành-Thái 12 (1900) dời làm tại chỗ bây giờ.

HUYỆN-TRỊ DO-NH ĐH và

Ở xã Hà-Thượng tổng An-Xả. Huyện hạt mới đặt năm MinhMạng 17 (1836), năm Tự-Đức thứ 6 (1853) giảm bỏ viên huyện, nguyên huyện-trị ở xã Kim-Đâu cũng triệt bải. Năm Đồng-Khánh nguyên-niên lại đặt huyện-trị ở xã Hà-Thanh. Năm Thành-Thái thứ 2 (1890) lại dời qua Hà-Thượng xã.

PHỦ-THÀNH CAM LỘ HẢI ĐẢ

Đạo-thành cũ ở xã Cam-Lộ, chu vi 138 trượng 5 tấc, có 3 của ;

« TrướcTiếp tục »