Hình ảnh trang
PDF
ePub

TỪ MIẾU † B

ĐÀN XĀ-TAC 社禝壇

tây bắc tỉnh thành, địa phận huyện Phong-Lộc. Qui chế: từng thử nhất vuông 4 trượng 2 thước 2 tấc, cao 2 thước 5 tấc ; từng thứ nhì vuông 10 trượng 4 tấc, cao 1 thước 2 tấc, cũng y như đàn ở các tỉnh, đắp năm Minh-Mạng 14.

[merged small][merged small][ocr errors]

Ở đông nam tỉnh - thành địa phận Phong-Lộc. Qui chế : vuông rộng 3 trượng 6 thước, cao 3 thước 7 tấc, lại có 3 mẫu tịch điền

ở phía nam. Đàn này cũng đồng kiểu như các tỉnh, đắp năm Minh Mạng 14.

[blocks in formation]

Ở ngoài quách phía nam tỉnh thành, đàn chế y như ở phủ Thừa-Thiên, đắp năm Tự Đức thứ 5 (1852).

VĂN-MIẾU X g

tây nam tỉnh thành, địa phận huyện Phong-Lộc. Chínhđường 3 gian, tiền đường 5 gian, 2 bên tả hữu vu đều 5 gian. Năm Gia Long 17 (1819) dựng ở địa phận huyện Phong Lộc, năm Minh. Mạng 19 (1838) dời qua chỗ hiện kim, địa phận xã Trung Trinh gần phủ lỵ.

[blocks in formation]

Ở đông nam tỉnh thành địa phận huyện Phong-Lộc, thờ các vị Thần-kỳ trong cảnh-thổ. Qui chế của miếu : tiền đường chính

đường đều 3 gian. Năm Minh-Mạng thứ 2 nguyên làm ở địa phận xã Lương-Yến, năm Thành-Thái thứ 10 (1898) dời làm ở địa phận xã Trung-Trinh gần tỉnh lỵ.

MIẾU TAM-TÒA = T t

tây bắc tỉnh thành, địa phận huyện Phong-Lộc, làm năm Minh-Mạng thứ 2 (1821).

MIẾU THÀNH.HOÀNG ĐỀ T

Miếu ở chính đồng tỉnh thành địa phận huyện Phong-Lộc. Năm Minh-Mạng thứ 2 làm ở phía đông-bắc tỉnh thành, năm Tự Đức thứ 2 dời qua chỗ hiện kim.

MIẾU LONG-VƯƠNG # 1 B

Ở trên động cát xã Phủ-Ninh huyện Phong-Lộc, gặp nắng hạn cầu đảo có linh ứng.

ĐÈN HOẰNG-QUỐC-CÔNG 32 li là tôi

Ở huyện Phong-Lộc phía tả trong ải Võ-Thắng * H . Thờ thần Đào-Duy Từ Ky a vị khai-quốc công-thần của bản triều. Nhà đền nghiêm-trang, bốn phía cây núi xanh tốt, sau trải qua cơn biến loạn hư nát, sau này người ta nhớ công đức của ông, nhơn nền cũ đắp dài bằng đất cao hơn 2 thước, thường năm xuân thu cúng tế. Năm Minh-Mạng thứ 2 (1821) cây ở bốn phía đài đất ấy bị gió ngã cả, người ta sắp đón làm củi, nhưng trong khoảnh khắc cây đều đứng lại như cũ, người ta cho là hiển linh.

ĐỀN ANH-QUỐC-CÔNG 3 L À tố
英國公祠

Ở ấp Tráng-Hiệp huyện Phong-Lộc. Thờ thần khai-quốc công thần Anh quốc-công Nguyễn-Hữu-Tấn * * *. Khi quốc-sơ, ông làm Thống-suất ở Lưu-Đồn-Đạo ngăn giữ binh họ Trịnh, sau mất người ấp ấy lập đền thờ. .

ĐỀN TĨNH-QUỐC CÔNG ¥ L là tố

phường Chương-Tín huyện Phong-Lộc. Thờ thần khai-quốc công-thần Vĩnh-An hầu Nguyễn-Hữu-Kinh - # J, con thứ ông Nguyễn-Hữu-Dật.

ĐỀN NAM HẢI rồi tô

Ở xã Thồ-Ngõa huyện Bình-Chính, khi trời hạn cầu đảo cỏ linh ứng.

ĐÈN LIỄU-HẠNH CÔNG CHÚA tập đi và ê tô

Ở thôn Vĩnh-Sơn huyện Bình-Chính trên chân núi Hoành-Sơn.

ĐỀN MAI-CÔNG H là tố

Ở xã Thủy-Liên huyện Lệ-Thủy, thờ thần họ Mai k tên là VănBản * *. Đời Lê niên hiệu Quang-Thuận (1460 — 1469) Thánh-Tôn đi đánh Chiêm-Thành đến địa-đầu xã này bắt nhóm quân dân mở đào đường cảng để cho thông sự vận tải. Mai-Văn-Bản đến trước quân tàu nói : « đây là đất cát, có đào rồi cũng bị lấp, uổng phí sức dân ». Vua giận sao Bản được trái lịnh, khiến đem chém. Thế rồi cảng ấy khi đào ra rồi bị lấp lại như cũ, đến khi dẹp yên Chiêm-Thành trở về, có 20 thớt voi đứng bên bờ cảng, không chịu đi qua, lại lấy ngà cắm sát xuống đất kêu ò mãi không thôi, vua khiến người mật khấn rằng: VănBản như có linh, nên khiến cho voi ta đi qua sông, thì lập tức được phong tặng. Khi khấn xong, voi bèn lội qua sông cả. Vua liền phong cho Bản làm Thổ thần, lập đền phụng sự. Bản triều năm Minh. Mạng thứ 5 (1824) sắc tặng : Hoàn-Nghĩa Chi-Thần * * > .

Nơi đây lại có đền Thủy-Lan * jia thờ Mai-Văn-An # * Văn-An do quân Vũ-Lâm đi theo đánh Chiêm-Thành bị trận vong, được linh ứng, xã-dân lập đền phụng tự.

ĐỀN SONG-TRUNG lại ở 73

Ở xã Phù-Kinh Ả huyện Minh-Chính, thờ công-thần đời Lê là Hoàng-Vĩnh-Tộ * * i và người con là Vĩnh-Dụ * t. trước đền có bia đá dài hơn 2 thước rộng 1 thước 5 tấc, trên mặt bia khắc « Song-Trung Miếu-Bia A là k », nay vẫn còn.

ĐỘNG-CHÙA MA

ĐÔNG TIĒN-SU 僊師峒

phía tây huyện Bố-Trạch 41 dặm, về trang Phong-Nha: một dãy núi đá cao lớn dăng dài, có tên nữa là động Sài-Sơn La . Lưng động đứng thẳng như vách, sâu thẳm um tùm, có một đường nước từ trong động chảy ra Châu-Giang, rộng được 5, 6 trượng, sâu được 1 trượng lẻ, cửa động cao 7, 8 thước không chừng, rộng 1 trượng rưỡi. Bên tả có 2 tượng đá, một tượng cao lớn, một tượng bẻ thấp. Ở bên tả lại có 1 tượng đá giống như Phật Quan-Âm, trang-dân ấy lập đàn phụng tự.

Cửa động rộng hơn 2 trượng, nước khuất khúc vừa đi lọt chiếc thuyền nhỏ, trên thì vách đá cong vòng, dưới thì sóng rợn lăn tăn, trong ấy ngó thâm u không có lỗ thông bóng sáng, ra vào phải lấy đèn đuốc. Đi thuyền từ cửa động đến chỗ tận cùng ước độ 1 canh rưỡi, đường đi thuyền ngang qua rọi thấy thạch-nhũ rủ xuống ngưng kết lại hình như tượng Phật hoặc giống như Nghê-Thường Vũ-Y (1), hoặc như cây hoa, hoặc như ngọc châu trôi, có những kỳ hình quái trạng, không thể xiết kể. Người ta cũng gọi là Tiểu-Đào-Nguyên H *. Cứ theo đường nước mà vào độ hơn trăm trượng, thấy được rộng sáng, trên có lỗ thông thiên, dưới có gò cát đá, lại có tượng đá hình như Tiên-Tử ( 7 để thờ ở đấy ; tiên-triều sắc tặng: « HiềnLinh Chi-Thần ăn > ip », cấp cho tế khi tự-vật liệt vào tự điển # Đ. Sau trải cuộc binh-hỏa khoảng phế đã lâu, năm Minh-Mạng thứ 5 (1824) gia tặng : « Diệu-Ứng Chi-Thần kỳ

[ocr errors]

Từ phía hữu gò cát có một con đường, bỏ ghe lên bộ đi thông

(1) Xiêm dáng áo lông, ý nói như xiêm áo sặc sỡ riềm ra.

đến chỗ hồng đường đá ước hơn nửa canh, rồi từ chỗ hồng ấy đi qua đường khe chật hẹp hiểm trở không ai dám đi, nên không biết còn xa gần thế nào nữa. Hỏi thề-nhơn họ bảo động này thanh-u linh-dị, ít có người đi đến chỗ cùng.

AM-BÒNG 庵峒

Ở phía bắc huyện Phong-Phủ 2 dặm, trên có đường rẽ thông đến huyện trị cũ.

ĐỘNG THẠCH-BẠC ÂU ME

phía tây huyện Phong-Phú 7 dặm, có núi đá chót vót, phía đông có khe nước làm chỗ phát nguyên sông Phú-Kỳ.

ĐÔNG XICH-SA 赤沙峒

Ở phía tây huyện Lệ-Thủy 8 dặm, vì cát ở động sắc đỏ nên gọi tên ấy.

[ocr errors]

ĐÔNG KIM-LŪ 金膠峒

tây bắc huyện Minh-Chinh 71 dặm, có những đồi cao trùng điệp, lùm tre xanh thảm, man-sách ở tại nơi đấy.

ĐỘNG THANH-LÃNG VỀ BI M

Ở cực giới tây bắc huyện Minh-Chính 90 dặm, có muôn ngàn đồi cao hổ thấp thăm thẳm, trong có man sách ở đấy, tiếp giới với huyện Hương-Khê tỉnh Hà-Tĩnh.

ĐỘNG CHÂN-LINH Â 45

Ở phía tây huyện Minh-Chính 11 dặm, động ở phía tây xã LệSơn-Thượng ; có 1 núi đá, dưới giáp Giang-Khê; tục truyền xưa có Chân-Linh Tiên-Nữ Ăn * * * thường ở trong động. Lại có thầy tăngTinh-Pháp-Môn, một ngày nọ dùng kiếm chặt lưng núi, lại chặt chân núi, rồi Tiên-Tử (Nường Tiên) bỏ chạy qua núi phường PhướcLâm, thầy Tăng cũng theo qua, rồi cả hai người đều hóa ra hòn đá trên núi, nên gọi là núi Đạo-Sĩ ăn ±, cũng gọi là núi Trai-Tăng TiênTử thi là lưu ý 4, dân phường ấy đắp đàn ở dưới núi phụng tự. Trên núi có 2 hòn đá, ở xa trông một hòn giống như « Ngọc-nữ làm

« TrướcTiếp tục »