Hình ảnh trang
PDF
ePub

Vạn-Lộc, năm 14 lại đổi làm tại địa phận xã Hoàn Lão, đông và tày đều dài 5 trượng 5 thước, nam và bắc rộng đều 4 trượng 5 thước.

HUẤN-ĐƯỜNG HUYỆN TUYÊN-HÓA Ể 12 T ĐI

Năm Thành-Thái nguyên niên đặt quan Huấn-Đạo, đến năm thứ 2 (1890) mới làm học-xá ở phường Minh-Cầm-Nội, năm 13 (1901) xây sửa lợp ngói, chu vi vừa 2 trượng.

HỘ-KHẨU Â

Trong niên hiệu Gia-Long đinh -số hơn 13.500 người, trong thời gian Tự-Đức 16.889 người, năm Thành-Thái thứ 10 (1898) định số 13.230 người, thuế tiền 21.844 quan, thuế bạc 27 lượng, năm 11 . nhơn-số 13.017 người, tàn-định sưu-ngân 26.760 đồng, năm 18 (1906) định số 18.644 người (trong số ấy hạng miễn-dịch 1147 người, hạng chính-nạp 17.497 người) bạc thuế 38.952 đồng 2 cắc, phụ nạp bạc công ích 6998đ,80, hiệp cộng 45.951đ.

[blocks in formation]

Tự-Đức niên gian cả điền thổ 48259 mẫu, trúng lúa 26494 hộc nạp thuế tiền 29616 quan, nạp thuế bạc 110 lượng, năm Thành-Thái thử 40 (1898) điền thổ cộng 41210 mẫu 6 sào, trúng lúa 25023 hộc lẻ, thuế tiền 18502 quan, và các thứ tạp-thuế 2511 quan, năm thứ 11 điền thổ 52751 mẫu 8 sào, tàu định ngân-thuế cộng 31.197đ,23, năm 18 (1906) điền thổ cộng 83763 mẫu, thuế ngân 55021d,34, phụ nạp 6 phần 100 là 3300đ,26 và thuế ngư nghệ 36100, hiệp cộng 58.357đ.60

SƠN XUYÊN 4 ml (núi sông)

NÚI ĐÂU MÂU Đ

Ở phía tây huyện Phong-Lộc (mấy núi sau đây cũng ở Phong-Lộc) 22 dặm, tọa lạc xã Lệ-Kỳ. Núi gò trùng điệp, cây cối sầm uất, hùng vĩ cao nhọn hình núi như mão đầu-mẫu (1) nên gọi tên ấy. Tục truyền bên núi có giếng, ở trong giếng có con cá dị-kỳ, chân núi gối sông Nhật-Lệ, hay sinh cua đá.

Bản-triều đắp lũy từ núi Đâu Màu, tức là núi nầy, khi đầu trung hưng năm Nhâm-Tuất (1802), Tây-sơn Nguyễn-Quang-Toản đem binh Bắc-hà vào hãm cướp lũy Đâu-Mẫu trèo lên như kiến, quân ta ở trên núi thả đá lăn xuống, quân địch bị tử thương rất nhiều bèn tan cả.Năm Tự-Đức thử 3 (1850) có đăng thuật vào tự điển. NÚI THẦN ĐINH tập t

Ở địa phận xã

Xuân-Dục, cách phía nam huyện 20 dặm, núi đã cao nhọn trên có chùa Kim-Phong * * *, lưng núi có động, cửa động chật hẹp, phải nghiêng mình leo xuống, lần thấy rộng rãi, trong động có thới đá, như đặt bàn ghế, trên có những viên đá hình như tượng Phật, bốn bên có thạch nhũ rủ thòng xuống ẩn hiện trùng điệp, có cái hình như lọng vàng, có cái hình như con voi. Ở bên có một cái hang tên là Cấm huyệt * *, trong hang u tịch chưa ai đi xuống. Phía tả hữu trước động có 2 động nhỏ, gọi là động chuông và động trống, có nắm tay bằng đá thòng xuống, gõ kêu như tiếng chuộng trống, nên gọi tên ấy. Nơi của động có 2 giếng đá,

Dịch giả chủ: (1) Đâu-mẫu là mão của chiến-tướng, xưa gọi là mặc trụ h đời Tần gọi là đâu-mâu, xưa làm bằng da, sau làm bằng sắt(Từ nguyên)

nước ngọt, bốn mùa không cạn. Kẻ kỳ-lão tương truyền : « núi Đầu-Mẫu nhiều tiên, núi Thần-Đinh nhiều Phật » là chỉ nơi đây vậy. Sách Ô-châu Cận-Lục có câu “ núi Thần-Đinh cao lớn, có khi lực nuốt trọn cả bốn trăm châu » (Thần-đinh tụy luật, khi thôn bình tir bách chi chàu 神丁 崒 崔氣吞 平四百之州) íy là nói hinh thắng núi này vậy.

NÚI ĐỘNG CHẠM này đều do

Ở phía tây huyện 22 dặm, thế núi cao lớn, phía nam núi tục danh núi Cháp-Bùng Ă b, chân núi có trường thành Định-Bắc dăng quanh ở trước.

NÚI ÔNG-HỒI đi th

Ở phía tây huyện 10 dặm, có trường thành Định-Bắc cỡi ở trên, phía tây liền núi Cháp-Bàng, phía nam có vực Dương-Châm để # R, thế núi cao rộng liên lạc nhau, ấy là chỗ cực giới của trường thành Định-Bắc.

NÚI KÊ-QUAN

Ở phía tây huyện 10 dặm, hình núi cao lớn, như mồng gà nên gọi tên ấy.

NÚI THẠCH-KHÊ tinh nh

Ở phía nam huyện 15 dặm, phía bắc gối sông Nhật-Lệ và thượng lưu sông Cổ-Hiền, cách phía tây sống, tương đối với núi Thần Đinh.

NÚI QUAN-ĐỘ B

Ở phía nam huyện 42 dặm, phía bắc núi có thác Quan-Độ chảy về đông bắc đến phía bắc núi Thạch-Khê, ấy là chỗ phát nguyên sông nhánh phía nam sông Nhật-Lệ.

NÚI DỤC-SƠN

Ở phía tây nam huyện 14 dặm, phía nam có sông Thể-Đà và sông Trung-Quán gần phía tây đều núi đá cả. An-Nam Chi : huyện Phước-Khương có 5 núi : Cự-Linh Oa-Phong-Sơn Én là nơi Đại

« TrướcTiếp tục »