Luân lý học - Aristotle

Bìa trước
Book Hunter, 10 thg 12, 2020 - 320 trang

Luân lý học là tác phẩm triết học đạo đức kinh điển của Aristotle. Trong tư tưởng của Aristotle, để xây dựng một xã hội tốt đẹp, ông đã đưa ra một luận thuyết bao gồm 2 phần: phần đầu là Luân lý học và phần sau là Chính trị luận. Luân lý học nguyên văn tiếng Anh là Nicomachean Ethics, được người con và người kế vị trường Lyceum của ông biên tập lại từ các bài giảng của ông khi còn sống tại Lyceum. Luân lý học ra đời vào lúc các trường phái triết học của Hy Lạp nở rộ với nhiều triết gia bàn về hạnh phúc và cách thức xây dựng xã hội. Tuy nhiên, Aristotle đã vượt lên trên các triết gia trước đó và cả nhiều triết gia sau này khi ông chỉ ra được bản chất thực sự của hạnh phúc và cách thức có được hạnh phúc. Từ quan sát và đánh giá xã hội đương thời cũng như trước đó, Aristotle cho rằng hạnh phúc chính là điều tốt nhất và là mục đích cao nhất của con người. Và để có được hạnh phúc, con người cần tuân thủ sống theo các phẩm hạnh. Aristotle đã phân tích và lấy ví dụ tỉ mỉ về các loại phẩm hạnh cụ thể.

Bản dịch Luân lý học được Book Hunter phát hành vào tháng 4/2020 được dịch từ bản tiếng Anh “The Nichomachean Ethics” xuất bản năm 1911 của Everyman’s Library, dịch giả- Drummond Percy Chase, biên tập- John Alexander Smith.

 

Các trang được chọn

Nội dung

Lời nói đầu của Book Hunter
7
Lời giới thiệu
12
Hạnh Phúc
37
Phẩm hạnh Đạo đức
65
Trách nhiệm Đạo đức
85
Phẩm hạnh Đạo đức tiếp
118
Công chính
147
Phẩm hạnh Trí tuệ
179
Chế ngự bản thân và Tự chủ
200
Tương giao
234
Tương giao
263
Khoái lạc
289
Bản quyền

Thuật ngữ và cụm từ thông dụng

Giới thiệu về tác giả (2020)

Aristoteles (tiếng Hy Lạp cổ: Ἀριστοτέλης [aristotélɛːs], Aristotélēs; hay còn được Anh hóa là Aristotle, phiên âm trong tiếng Việt là Aritxtốt; 384 – 322 TCN)[3] là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học (rhetoric), ngôn ngữ học, Kinh tế học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học, và được mệnh danh là "Cha đẻ của Khoa học chính trị". Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại.

Chúng tôi đến với ý tưởng về Book Hunter một cách ngẫu hứng, đơn giản bởi chúng tôi cần một nhóm nhỏ những người bạn có thể cùng nhau trao đổi kiến thức, suy tư và sáng tạo mà không phải e dè những yếu tố gây cản trở như định kiến, kiểm duyệt hay kinh doanh. Được thành lập từ ngày 20 tháng 11 năm 2011 với mục đích đơn giản như vậy, nên phải tới ngày 1 tháng 4 năm 2013, chúng tôi mới chính thức hoạt động như một tổ chức dân sự công khai không đăng ký tư cách pháp nhân.

Book Hunter định danh mình với tư cách Cộng đồng hỗ trợ học thuật và sáng tạo. Lúc bấy giờ chúng tôi mới tư duy sâu hơn về những nền tảng liên quan đến ngành học thuật và sáng tạo, rồi nhận ra rằng hóa ra chúng tôi tìm đến nhau bởi bên ngoài có quá nhiều sự cản trở. Nào thì hệ thống kiểm duyệt, những đinh kiến xã hội đã bén rễ từ truyền thống, những lối tuyên truyền ngụy biện, sự hạn chế tiếp cận thông tin và tư liệu khoa học… Chừng nào những cản trở trên còn to lớn như dãy Himalaya thì chừng ấy cơ hội cho tự do học thuật và sáng tạo sẽ không có.

Bắt đầu bằng những cuộc trò chuyện ở quán café và quán trà

Chúng tôi không cố trèo qua dãy Himalaya ấy hay tìm cách hạ gục nó, chúng tôi chọn cách khai thác con đường trên đại dương rộng lớn của tri thức. Có rất nhiều người ngoài kia, cũng như chúng tôi, mong muốn được gặp gỡ và chia sẻ kiến thức, sẵn sàng đón nhận mọi tranh luận và phản biện để mở rộng nhận thức của mình.

Vì thế, chúng tôi quyết định mở rộng những buổi trò chuyện của nhóm thành những buổi trò chuyện với quy mô từ 20 đến 30 người tại các quán café và quán trà. Trong suốt từ năm 2013 đến nay, mặc dù Book Hunter có thêm nhiều cơ hội để trò chuyện tại Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật nhưng chúng tôi vẫn giữ mô hình trò chuyện này như một dấu ấn trong phong cách hoạt động của nhóm. Nhiều người không ưa chúng tôi đã gọi Book Hunter là những “trí thức phòng trà”, và chúng tôi cảm thấy vui vì điều ấy.

Tại các quán café và quán trà, chúng tôi đã cùng nhau trao đổi nhiều chủ đề: lịch sử nghệ thuật, triết học, văn học, nhân học, tình dục học, tôn giáo, chính trị, lịch sử Việt Nam, lịch sử Trung Quốc, lịch sử các phong trào dân sự… Những buổi trò chuyện này đều được ghi hình hoặc ghi âm và đăng tải trên Youtube của Book Hunter.

Thông tin thư mục