Hình ảnh trang
PDF
ePub

Bắc-kỳ của ba ông Đỗ-Đình-Nghiêm, Ngô-Vi-Liễn, Phạm-Văn-Thư.

Với nỗi vui mừng, tôi đọc cần thận suốt bài “Lời nói đầu” của Lục-Tỉnh Nam-Việt, viết rất công phu và đắc-thề. Nỗi tin tưởng đến vội với tôi vì “Lời nói đầu” đã dẫn rõ là sách này do sự phiên-dịch của một vị cử nhân Hán học cùng sự nhuận chính của nhiều bậc anh tài.

Tôi không thể không vội đọc qua vài đoạn ở vài tỉnh, những chỗ đương cần cho sự học hỏi của riêng tôi.

Tôi cũng đọc kỹ mấy lời dịch giả ở “Bản Đính chính” của tập Thượng cũng như của tập Hạ. Tôi đã nhận thấy rõ sự khó khăn của dịch-giả lúc gặp nhiều danh từ bi-hiềm, nhất là những danh từ bằng chữ Nôm, rất khó mà nhận ra được nghĩa và âm »; tôi cũng đã nhận thấy rõ sự kỹ-lưỡng của dịch-giả khi “ đã phải tham-khảo nhiều sách vở, hoặc chất-chính những người thông-thạo về tiếng địa phương xưa cũng như nay”, tôi cũng đã nhận thấy rõ sự khiêm nhường của dịch giả là dám mong quý-vị độc-giả lượng thứ và vui lòng chỉ-giáo n

Rồi, thúc đầy bởi duyên văn-tự, thúc đầy bởi lòng cầu học, tôi thấy không được không chép ra vài cảm tưởng của một độc giả quýmến địa dư nước-nhà, chớ không phải viết một bài phê-bình và nhứt là không chút nào cố ý vạch lá tìm sâu.

Và, như vầy, tôi cũng đã mạo muội làm một việc “ múa rìu qua mắt thợ *. Thật thể ! Bộ Lục-Tỉnh Nam-Việt thì nguyên-văn bằng chữ Hán ; người dịch và những người nhuận chính là những bực thâm-nho ; còn tôi, tôi chỉ là kẻ học chữ Hán bằng cách tự học. Tôi chưa từng đọc hết một đoạn cô-văn nào, tôi không thề thuộc nồi một bài Đường-thi nào ; tôi chỉ học chữ Hán đề riêng đọc sách Địa-dư và Sử-ký, nhứt là Sử

Địa nước nhà. Tôi học từ chữ một, tôi học từ câu một. Có khi vì một nghĩa chữ không rõ, hay khi vì một chấm câu không thông, tôi mất nhiều thì giờ hỏi học những vị sẵn lòng dạy tôi: ở Nam, ông Mười Tri (một đông-y-sĩ trẻ tuổi, quê mùa, không mấy ai nghe tên biết tiếng, tại Cái mít, Bến-tre) và ông Năm Bảo (tức ông Nguyễn-Đại-Liêng, một ông lão ở ẩn tại rạch Bà-Đồ, Cần thơ) ; ở Bắc, ông Nguyễn-Văn-Tổ và ông NgôVăn-Triện, hai người mà tôi chưa từng gặp mặt ; ở Trung, cụ MínhViên Huỳnh-Thúc-Kháng và cụ Biều-Xuyên Đào-Phan-Duân (Bình-định), hai cụ mà tôi chắc rằng đa số các nhà Hán học miền Trung đều biết nhiều, V.V...

Cần phải phân-tỏ rẽ ròi như thế đề chứng-tỏ rằng tôi sở-dĩ chép vài cảm tưởng ra đây là quả thúc-đầy bởi duyên văn tự, thúc đầy bởi lòng cầu học mà thôi.

Muốn dễ bàn bạc, tôi tạm chia ghi ba điểm chánh

[blocks in formation]

:) Vì là sách học, những chữ chỉ tên sách, tên người, tên xử, tưởng nên chú ý cho nhứt-luật, hơn nữa là những tên sách có vẻ lạ đối với người đọc, người học.

Sách chữ Hán in khó hơn sách chữ ta, mà như Âm băng-thất hay như quyền rất thường là Trung-quốc du kỳ tuyền... người ta cũng rất chịu khó đề một số ngay bên những chữ chỉ tên người hay tên xứ,

ta, hoặc chữ nghiêng hoặc chữ đứng, hoặc chữ mập hoặc chữ ổm, hoặc chữ hoa hoặc chữ không hoa, ta đánh dấu cũng dễ, mà thợ sắp chữ cũng dễ làm theo.

2) Tưởng nên tránh những danh-từ lạ tai hay ít được thông dụng, có thể khiến người miền Nam đọc sách nói về Lục-tỉnh mà gặp những chữ không biết “nó là gì ở đất Đồng-nai hay ở sát bên nhà mình ! Vài thí dụ :

a) Như chữ ĐÀ (đề chỉ Rạch), sách này viết từ trang 16-17, tập Thượng : đà Vịnh-cầm, đà Thị-kiên...

[ocr errors]

Việt-Nam tự-điền của hội Khai-Trí Tiến-Đức, Đại-nam quốc âm tự vị của Huỳnh-Tịnh-Của, Việt-Pháp tự-điền của Génibrel đều không có chữ nầy. Tôi biết được “nó” (chữ Đà) là nhờ biết qua chữ Đà nẵng, Đà rằng và nhờ Từ nguyên, Từ hải của Trung-hoa.

-

Chừng như dịch giả đã rõ như thể nên qua trang III có giải thích : “Đà là con sông nhánh, do sông lớn nứt ra”; qua tập Hạ, dẫu còn dùng đà rộng, thượng đà, hạ đà, đà Khể-đà .” – dịch giả đã đồi ở nhiều chỗ chữ ĐÀ ra chữ NGÒI, Dầu vậy, chữ Ngòi cũng không dùng nghĩa với Rạch.

[ocr errors]

Lại có nhiều chỗ, dịch-giả dùng chữ LẠCH đề chỉ RẠCH (vì hai chữ này viết nôm như nhau : tả Thủy hữu Lịch ). Vả lại, trong Nam, những chữ “sông, rạch, lạch, kinh, xẽo, mương, rãnh, ngòi, ngọn” dùng rất phân biệt.

b) Như chữ NHAI (đề chỉ Đường đi), sách này viết ở trang 25, tập Thượng : nhai lớn, nhai ngang, nhai nhỏ.

Chữ này ′, Từ nguyên, Từ hải phiên : “Cơ ai thiết, Âm Giai , Giai 4 vận". Theo ngôn ngữ học thì Gi= C : người Trung-Hoa đọc Cai (Cái), người Lục-tỉnh đọc là Giai (như truyện Anhhùng náo tam-môn-giai), nhưng không hề nói hay viết “giai lớn, giai nhỏ, giai ngang... mà chỉ nói đường lớn, hay lộ nhỏ hoặc nẻo ngang hay ngõ tắt ...

c) Như chữ "Ốc-tai-voi” ở trang 36, tập Hạ.

Dẫu “voi” là «tượng, trong Nam chỉ dùng tiếng “Ốc tai tượng”, chưa ai từng nói hay nghe nói Gốc tai voi, ; và xoài voi với xoài tượng là hai giống xoài khác nhau khá xa, khác cả hình thề lẫn hương vị.

3) Những chữ dùng chỉ tên xử, sông, núi mà ai cũng biết rõ và biết chắc, thì tưởng nên dùng nguyên-âm của nó. Mà đã là sách dịch từ Hán-văn ra Việt-ngữ thì còn ngại chỉ mà không gọi đúng tên nôm-na của nó, cho người đọc khỏi ngạc nhiên khi gặp :

Núi Lãi-ky, rồi thấy chua Ghềnh-rái» trong ngoặc đơn ;

[ocr errors][merged small]

một;

— Thuyền-úc ; rồi thêm “tục gọi Vũng Thuyền”, đề chỉ Vũng Tàu ;

Chợ Dầu Miệt, rồi chua chay Dầu Một”, đề chỉ chợ Thủ dầu

Cầu Tham-lương, đã đúng, còn chua hay Sâm-lương”;

Tưởng nên viết “sông Đồng-nai, cầu Tham-lương, Vũng-tàu, Gành-rái...”, rồi có muốn chua – có cả chữ Hán, tùy-thích – thì cứ đề vào ngoặc đơn: Lộc-đã-giang, Tham-lương-kiều, Thuyền-úc, Lãi-ky.”

Xin ghi ít chữ mà nói rõ ra thì nhiều người cho là rất quen thuộc, nhưng đọc sách thì khó thông. Thí-dụ:

1) Tập Thượng, trang 37 viết: “...thờ Lâm-dao quận-công Chu Văn-Tiếp..... tại chiến-dịch ở sông Bân-xể, ông kiệt trung tử tiết..

Ngày xưa, có lệ lấy tên một địa-hạt xã, tồng, huyện, phủ) đề dùng vào việc phong Tước, mà tước Quận-công thì phải đi đôi với tên một Phủ, như Nguyễn-Huỳnh-Đức là Kiển-xương quận-công (Kiến xương, tên phủ, nay thuộc tỉnh Thái-bình), Nguyễn-Văn-Nhơn là Kinhmôn quận-công (Kinh-môn, tên phủ, thuộc tỉnh Hải-dương), Võ DiNguy là Bình giang quận-công (Bình-giang, tên phủ, thuộc tỉnh Hảidương)...

Vậy, Châu-Văn-Tiếp “phải” là Lâm-thao quận-công. Lâm-thao & * là tên phủ, này thuộc tỉnh Phú-thọ (1), chỗ lên Đền Hùng, chỗ mà sông Nhị chảy ngang Ngả-ba Hạc (Bạch hạc Việt-trì) gặp sông Lô ; tại đây, Lô-giang mang tên là Thao-giang, và ai cũng nhớ :

[ocr errors]

«Hùng-vương đô ở châu Phong,

“Ấy nơi Bạch hạc hợp dòng Thao-giang...

chở không phải là Lâm dao ; và có người còn đọc ra Lâm-đào quận công !

Lại thêm, Châu-Văn-Tiếp tử trận tại sông Mân-thít, chớ không phải là Bân-x.

(1) Tỉnh Thái-Bình mới đặt ra từ 18go ; phủ Kiến-xương trước kia thuộc tỉnh Nam-định. Cũng như tỉnh Phú-thọ thì mới có sau này, trước kia là tỉnh Hưng

hóa.

« TrướcTiếp tục »