Hình ảnh trang
PDF
ePub

muốn cho nó “nên thơ hơn và muốn cho nó đừng Nao» nữa, bèn aban, cho nó cái tên tốt đẹp là “Thuận”, như triều đình đã dạy sửa tên Cửa Eo (r) ra Cửa Thuận, tức Thuận-an hải-khẩu ở đất Thần kinh.

Tưởng cũng nên nói thêm tí nữa về chữ ” này.

Trong nhiều sách địa dư miền Nam bằng chữ Hán, có lắm chỗ viết chung nhau hai chữ A . Nếu ta đọc “Phiếm-phiếm" theo đúng Trung-hoa thì ra chơi vơi không định nơi nào”, bằng ta đọc “tấn tấn thì... người người đều «chịu thua. Gặp hai chữ này đi đôi với nhau xin nhớ là chỉ trong sách địa-dư miền Nam – thì ta phải đọc là “Vàm Tấn», tức là Tấn thủ ở Vàm Đại-ngãi (Sốc-trăng).

[ocr errors]

Và, ta cũng nên nhớ đề khỏi “nhái theo” cái ông nào đã viết tên «nón bằng chữ Tấn 3 là tra khảo, hầu dịch thông-nghĩa cho ông Tây xếp nghe (theo quyền La Cochinchine et ses habitants) như sau : “... Gọi như thế là vì ngày xưa, tại Vàm này có viên quan an-nam-mít trấn đồn hễ gặp ai đi ngang cũng bắt mà khảo, mà tra, mà Tấn... !

Chỉ ghi ra trên đây vài chữ cần giải-tỏ, để xin qua điềm khác : DỊCH-NGHĨA.

(r) Trích « Hải môn-ca », trong Ước lượn truyện-tích nước An-nam của Trương-Vĩnh-Ký, xuất bản tại Saigon năm 1887:

Một ngày trải khắp giang-san,

đến miền cửa Việt sắt hàn hiêm sao ;

Một ngày lại đến cửa Eo,

cửa hàn ngăn sắt sóng reo đầy đầy...

mặc-dầu Cửa Eo đã đòi ra Thuận-an hải-khâu từ năm Gia-Long 13 (1814), và Cửa Việt đã đồi ra An-Việt rồi Việt-an hải khâu từ Minh-Mạng nguồn niên (t8ao).

Về tập Thượng, ngay ở trang I, viết: “Năm thứ 32 (Kỷ-Vị, I739) đời Vua Thái-Tôn Hiếu-Triết Hoàng-Đế, Trấn thủ nhà Minh là CaoLôi-Liêm và Dương-Ngạn-Địch đến qui-phụ... (I)

Câu này do nguyên văn: “Cổ Minh trấn thủ Cao-Lôi-Liêm Dương Ngạn Địch đằng qui phụ....”

Viên Trấn-thủ nhà Minh này không phải tên Cao-Lôi-Liêm mà là một dithần nhà Minh, gọi là «Cổ Minh» vì bấy giờ Trung-hoa thuộc triều-đại Mãn-Thanh, — trấn-thủ ba phủ Cao-châu (gồm 5 huyện), Lôi-Châu (gồm 3 huyện) và Liêm-Châu (gồm 2 huyện), tức ba phủ miền Nam tỉnh Quảng đông, chung một vùng nằm ngay phía trên đảo Hải-nam ; và viên Trấn thủ này là Trần-Thượng-Xuyên, cũng có trên là Trần-Thẳng-Tài mà Trịnh Hoài Đức chỉ chép tước vị là Thẳng-tài-hầu. Hiện nay dấu-vết của Thắng-tài-hầu hãy còn tại đình Tân-lân, tỉnh-lý Biên hòa, và tại chùa Phật trên cù lao Phổ.

(Độ ba mươi năm trước, đọc Việt-nam sử-lược, thấy ông Trần Trọng-Kim đã lầm thể nầy, tôi có viết thơ tỏ với ông : « Cao-Lôi. Liêm không phải tên người mà là tên Cao-châu, Lôi-châu và Liêmchâu... » Ông không trả lời. Lúc sau nầy, thấy V.N.S.L tái bản, có sửa chữa, nhưng lại đề « châu Cao, châu Lôi, châu Liêm » (2) và đề “ thuộc Quảng-tây ».

(z) Cuối tập Thượng có đính chính : Kỷ-Vị này là 1679 (60 năm trước), không phải Kỷ-Vị 1739.

(2) Xin độc giả đừng lấy làm lạ về chỗ Lý-Thường-Kiệt đánh Tổng ở châu Khâm và châu Liêm (Châu chớ không phải Phủ). Đúng thế. Đời Đường đặt là Châu ; Tổng giữ y ; Nguyên đồi thành Lộ ; Minh cải là Phủ ; và Thanh giữ y.

Vậy tưởng nên dịch : “ Tướng nhà Minh (đã bị nhà Thanh dứt) là Trần-Thượng-Xuyên, trấn thủ ba phủ Cao, Lôi, Liêm (nay thuộc tỉnh Quảng-đông) và Dương Ngạn-Dịch (1) đến quy phụ... »

– Ở trang ro, viết : « Năm Bính thân đạo Hòa-nghĩa là Lý-Tài chiếm cứ núi Chiêu-Thái

Tưởng nên dịch rõ hơn: Năm Bính thân, viên chủ-tưởng của toán quân Hòa-nghĩa là Lý-Tài....” (Lý-Lài là người Phước-kiến, mộ một toán quân đặt tên là Hòa nghĩa đạo trước theo Tây sơn, sau theo chúa Nguyễn, rồi làm phản...).

Cũng ở tr, xo, dịch ra quốc-văn : *sách man-ba tân phụ” và

ở tr. 16; “...phát-nguyên từ trại sách Tân-Phụ...

E không rõ nghĩa, nhứt là hai chữ Tân-Phụ sau đều viết T và P hoa lại có gạch nối, như tên riêng của một trại sách nào.

Phân-tách ra thì ta thấy: chữ “Man» là người Thượng (ngày nay); chữ “sách” (viết H hay k) thì trong Nam gọi là “sốc”; còn chữ “ba” ở đây rất có thể là tên núi: núi Ba-ba, trên nguồn sông Đồng-nai. Vả baba là một loại rùa trong Nam, nhưng nếu gọi “núi Ba-ba” là “núi Rùa» thì nghe mách-qué quá, nên người ta quen gọi cho văn-vẻ là “Thần quy

sơn”.

Nguyên văn mấy chữ này là “tân phụ man ba sách ĐT PH E k", thuộc phần nói về Thần-quy-sơn, cũng gọi là núi Ba-ba, vì ở đầu nguồn suối có rùa đá mà biết xoay mình ; khi đầu rùa hướng về phương Tây thì mực nước sông (Đồng-nai) bình thường ; bằng thấy đầu rùa hướng về phương Đông thì phải mau mau.... chạy lụt !

(r) Dương Ngạn-Địch là viên tướng trấn-thủ Long-môn ; và Long môn này có lẽ là tên một huyện thuộc tỉnh Quảng-đông ngày nay, ở phía đông bắc tỉnh lỵ Quảng-châu, một huyện thiết lập vào thời nhà Minh.

Biết vậy, ta thứ đánh bạo mà nghĩ rằng hoặc giả người sao-lục vô-ý chép sai, hoặc-giả chính tác-giả bất cần nên “ văn Tàu mà không Tàu » (Pas chinois !) : vì đáng lý viết * Ba-man như Thạch-bíchman, ác-man, sơn man.... thì lại viết hoặc chép ra * man-ban ?

Nếu đúng vậy, thì tưởng nên dịch * Núi của người Thượng Ba-ba mới quy-phụ n, và c sốc mới quy-phụ n

Thần-quy..., về sốc

phát-nguyên từ các

« Tân-phụ » dịch là “ mới quy-phụ » hay « mới phụ- thuộc . cũng được, mà nếu dịch là « mới thuộc,, thì nghe cũng ồn. “ Các sốc đó trước “ chưa thuộc”, nay « mới thuộc » ; chữ a thuộc, ở đây – đối với người miền Nam – rõ nghĩa lắm : đã chịu về với ta, đã chịu theo luật lệ của ta. Và, chữ Hán cũng viết là « thuộc-man ..)

– Ở trang 14, viết : Gia định thống-chỉ dẫn đường thư có nói : phía đông nam Trực Hoàn Vương-Quốc Ề Đ E B có nước Xích-Thô đi t 國 ... « (Ba chữ T, H, V, hoa cả, lại có hai gạch nổi hẳn-hòi, khiến

người đọc có thể hiểu là: Ở phía đông-nam một Vương-quốc tên là Trực-Hoàn thì có nước Xích Thổ.

Hẳn là do câu: “trực Hoàn vương quốc đông nam hữu Xích thồ quốc.

Vậy, tưởng nên dịch : “Ngay ở phía đông-nam nước Hoàn-vương thì có nước Xích-thờ.

Đông nam nói đây là gióng hướng theo xưa.

Mà nước Hoàn-vương là nước nào? Là nước Lâm-ấp từ Hán đến Đường. Năm 758 (thời Đường Túc-Tông, con Đường MinhHoàng), nước Lâm ấp đồi tên là Hoàn vương quốc, đề sau này kêu là Chiêm-thành.

“Hoàn vương truyện” là chỉ Lâm-ấp, tức Chiêm thành.

Còn nước Xích-thô là đâu ? Mời bạn đọc nghe vua Thiệu-Trị giảng : « Trước là nước Xích thồ, sau chia làm hai : nước Xiêm và nước La-hộc. Khoảng đầu triều Nguyên, La-hộc mạnh, gồm thâu nước Xiêm, đặt quốc hiệu là Xiêm-la-hộc ; qua triều Minh, sứ nước này sang cổng, Minh để ban cho ấn « Xiêm-la *; từ đó gọi là Xiêm-la-quốc 暹羅國, (2)

(Chữ L, Tây + Yêm thiết, âm Tiêm tây, nhưng người Trung hoa đọc T ra X (như Tây ra Xây, Tam ra Xám...) và người miền Nam cũng đọc chữ này là Xiêm (nên có vịt Xiêm, dừa Xiêm, chuối xiêm...) và như vậy cũng đúng với âm “Syâm” lần đầu tiên có trên mộ bia Chiêmthành khắc năm Io5o, do đó người ta viết ra * Siam ).

Vả lại đây là đoạn nói về Xích-sơn đi h.

Không biết vì sao tác giả Đại-nam nhất-thống-chi Lục-tỉnh NamViệt lại viết .Xích-sơn » ?

Trịnh-Hoài Đức viết rõ đây là “ Xích-thồ # Ł », lại nói rõ là một vùng choán trên bảy xã thuộc tồng Phước-hưng, huyện Phước-an, trấn Biên-hòa. Vừa đặt chơn lên đất Đồng-nai, G. Aubaret đã dịch hai chữ « Xich-thồ » nầy ra * Terre-Rouge » (3). Mà vùng này, từ xưa,

(I) Đường-thư soạn vào thời Thạch-Tấn (936-947), tức Hậu Tấn do Thạch. Kinh Đường rước quá Hung-nô vào Trung-Hoa dứt nhà Hậu-Đường. Đến thời Tổng Nhân Tông, triều thần sửa chữa lại ngót 15 năm (từ ro45 đến 1060) mới xong. Từ đó, bộ soạn trước thì gọi là Cựu Đường thư, bộ sửa sau thì gọi là Tân Đường thư.

(2) Quốc triều chính-biên toát-yểu q.2, tr. 254.

(3) Histoire et Description de la Basse-Cochinchine (Paris, 1863), tr. 173, của G. Aubaret, bản dịch Gia định thành thông chí

« TrướcTiếp tục »