Hình ảnh trang
PDF
ePub

những cây lớn trong núi tự nhiên trốc gốc ngã nắm lấp đường, làm cho quân Trương đuổi theo không kịp. Trương cho đó là thần trợ, bèn rút quân lui, tức là nơi nầy.

Đảo Đại-Kim : ở bến Nam-Hải thuộc huyện Hà Châu, chu vi 193 trượng 5 thước, ngăn đón sóng cuồng từ ngoài biền bồ vào, làm đảo trấn hải rất bảu; nơi bờ cỏ gác cầu ván đề thông ra vào; ở sau có viện Quan-Âm là chỗ Tổng-Thị tu hành ngày trước; phía tả có nhà ngồi câu cá (điếu-đình) người ta thường đến ngâm vịnh nơi ấy; mặt tiền có trại thủ-bị, phía tây nam đắp quanh lũy đá đề phòng ngừa giặc biển. [10b] Đây là 1 cảnh «Kim dự lan đào: sóng dợn đảo Kim», trong 10 cảnh ở Hà-Tiên. Nhưng cô-tích nay đã tiêu hủy, chỉ còn pháo đài mà thôi.

Đảo Tiều-Kim : ở ngoài hải cảng huyện Hà Châu, chu vi 74 trượng, hình như con cả kim-ngao trấn thủy khẩu, làm tiêu chuẩn cho ghe thuyền ra vào,

Đảo Nội-Trúc : ở trong vịnh Nam Hải thuộc huyện Hà-Châu, chu vi độ 5 dặm, có từng đảo lớn nhỏ, trên đảo có những tòng, trúc xanh tốt.

Đảo Ngoại-Trúc : ở trong vịnh Nam-Hải thuộc huyện HàChâu, làm ngoại-bình cho tỉnh hạt, chu vi 7 dặm; có 2 hòn đứng đối nhau, tre và tranh xum xê xanh tốt; nước suối dội vào đá, tiếng vang mường tượng như rồng ngâm ở hải-kiệu (núi nằm giữa biển).

Đảo Châu: ở doi đất đông nam huyện Hà-Châu, chu vi độ 10 dặm; đá núi lởm chởm, trong có hang hốc lồi lỏm, sản xuất yến sào, đồi mồi và ba-ba biển,

Núi Mãnh-Hỏa : ở trong biền Nam-Hải, phía đông huyện HàChâu, ghe đi nửa ngày mới đến; có hang hốc u ảo, cây cối xanh tốt, sản xuất yến sào và dầu rái; dân miền biển nhóm ở chân núi ấy.

Đảo Uất-Kim : ở trong Nam-Hải thuộc huyện Hà Châu, chu vi 20 dặm, cây tốt tre dài, hang động u ảo, sản xuất yển-sào, dầurải, nhân dân ở dựa theo khe núi.

[11a] Đảo Thạch-Hỏa : ở trong Nam-Hải, phía đông huyện Hà. Châu ; có 3 ngọn đứng sững, chu vi ước 4 dặm : cỏ cây cằn cỗi, có đá dùng lấy lửa ; hang động gồ ghề, sản xuất yến sào. Thuở xưa có dân nước Đồ-Bà ở đấy, nay dời đi nơi khác đã lâu rồi,

Đảo Trúc: ở huyện Kiên Giang, làm ngoại án hải cảng, chu vi 20 dặm, hang động thâm u, sản xuất yến sào. Nguyên xưa có dân ở, nay đã dời đi nơi khác. Phía bên có 1 cửa động bề ngang 2 thước, trong rộng độ 10 trượng, mặt trời chiếu ngay vào lỗ trống thì vật nhỏ như cây kim sợi chỉ cũng thấy rõ. Có 1 cái chum (lu) xưa, lưng ngang chừng 3 thước, không biết vật của đời nào, và từ đâu đem đến.

Đảo Phú-Quốc : ở phía tây nam huyện Hà-Châu, trong biển Nam-Hải, ghe đi một ngày đêm mới tới. Nguyên trước thuộc đạo Long-Xuyên quản hạt, năm Gia-Long 18 (1819) trích thuộc về Hà Tiên để cho cận tiện ; núi lớn cao vọi, chóp núi đều chầu về hướng bắc, từ đông đến tây cách 200 dặm, từ nam đến bắc cách 100 dặm, không có hùm beo, nhiều heo rừng, cỏ nai hươu, ến sào, mày, gỗ tốt, đồi mồi, hải sâm, quế, mắm ; thổ-nghi có thử lúa sớm, các thứ đậu, bắp đỏ, dưa, it có nếp. Trên núi sản xuất thử huyền-phách sáng ngời như đồ sơn, người ta dùng làm hột chuỗi đeo, thử lớn tiện làm hộp đựng trầu cau hoặc làm

chén, dĩa, giá trị rất quí ; còn long-diên hương thỉnh thoảng cũng có. Lại có thử hắc-ban-hương, ngoài vỏ đen lấm chấm dợn sóng như thứ trầm-hương non. [11b] mà chất nhẹ vị lạt, mùi thơm không nồng, cây lớn ruột rỗng dùng làm ống bút. Phía tây nam có Dương-Cảng làm chỗ ghe thuyền đến đậu yên ổn ; dân miền biển đến ở lập thành làng xóm. Gần phía nam có đảo nhỏ Long-Trấn, phía đông-nam có đảo dừa, phía tây bắc có đảo Năng-Nội, và đảo Năng Ngoại. Lúc đầu trung hưng, vua ThếTổ Cao Hoàng-Đế thường nghỉ chân ở đây, nhân dân đều giúp sức hết lòng, hoặc là thảm bảo địch tình, hoặc là cung cấp vật dụng, nên sau khi nước nhà đại định, được vua ân miễn sưu thuế cho người trong đảo ; cho đến ghe thuyền buôn bản hay đánh cá cũng được miễn thuế. Duy ở xa khơi giữa biển phải phòng bị quân cướp biển ở Đồ Bà, nên nhà chức trách có đặt đồn thủ-ngữ dùng dàn làm binh, đều đủ khi giới, để bảo vệ nhau cho được an-ninh. Năm Minh-Mệnh thứ 2 (1821) mới đắp bảo đất để phòng thủ. Có nói rõ trong mục quan tấn.

Đảo Thô Châu : Đảo này làm 1 viễn-ản cho 2 huyện KiênGiang và Long-Xuyên, có một tên nữa gọi là đảo Sạn-Trục ; chu vi độ 100 dặm, cây cối rườm rà, hang động u ảo, sản xuất yến-sào, đồi mồi, ba-ba, hải sâm, cũng có nhân dân ở đấy. Lúc đầu Trung-hung, Thế Tô Cao Hoàng-Đế thường ngự thuyền đến.

Đảo Sơn-Thát : ở huyện Long-Xuyên, sản xuất nhiều dầu rái, dân ở đấy phải cung nạp, được miễn thuế thàn

Đảo Vu : ở trong biển thuộc huyện Long-Xuyên, có tên nữa gọi là Ba tiêu-viên (Vườn chuối); rộng ước vài mươi dặm, có suối treo, nước ngọt, 4 mùa không khô cạn, [12a] thuyền

buôn các nước qua lại phải đậu ở đẩy để lấy củi nước ; thuyền nào đến trước rồi chạy đi nơi khác buồn bản, phải biên vào một thẻ cây đề đấy cho thuyền sau đến biết tin tức.

Đá Kim Qui: ở huyện Long-Xuyên, có hòn đá lớn nằm úp nơi bờ biển hình như mu rùa, sắc đá vàng đỏ, nên gọi tên ấy. Ở phía động cỏ cải ngòi cũng gọi ngòi Kim-Qui.

Đảo Cô-Lôn: ở đông nam huyện Nam-Hải 30 dặm, cỏ rừng tre xanh tốt, dưới có vực sâu, các loài cá chạch đến ở.

Đảo Cô-Công: ở phía tây huyện Hà-Châu, phía đông cảng Hương Úc, chu vi 16 dặm; đá núi cao chọn, cây cối rậm rợp, dưới có vũng sâu, ngoài có bình chưởng, ghe thuyền qua lại thường đậu nghỉ ở đấy. Có nhiều thử cả lớn, đồi-mồi, hải sâm ; thuở xưa chỗ nầy là sào huyệt kín đảo rộng rãi của bọn giặc bien.

Đảo Cô-Cốt : ở phía tây đảo Cổ-Công, chu vi 50 dặm, cách đảo Giang-Khảm trong biển Đại-Đồng, thuộc địa đầu nước Tiêm, ghe chạy ước nửa ngày; trên đảo nhiều cây to, dầu rái, dầu chai, mây long-đẳng, đồi mồi, hải-sâm, cả chạch, sò hàu, nhân dân thường đến tìm lấy đề tư lợi. Năm Đinh vị (1787) lúc đầu trung-hưng, đại giá của Thể-Tổ Hoàng-Đế từ nước Tiêm về ghẻ ở trên đảo, khi ấy Hà-Gia-Văn đem binh thuyền đến qui phụ, tức là chỗ đảo này.

[12b] BIỂN

Đất Hà Tiên ở phía tây tỉnh An-Giang, long mạch địa thể chạy ra giữa biển, lần qua hưởng nam có đảo Tiểu Thụ đứng

ngoài biển ngăn che sóng lớn mà bồi thành doi cát, cỏ các đảo nhỏ đứng dăng la liệt. Từ phía tây lên phía bắc qua phía nam của biển Tiêm-La. Trung gian chỗ biển ấy có vũng rộng làm thang-trì hiểm yếu cho tỉnh Hà Tiên. Lại có cồn vực sâu khác nhau, có nhiều cá lớn, hải sâm, đồi-mồi, hàu sò, tôm, cá cơm, hải-cảnh(?) và ốc tai voi v.v...Nơi đây có gió nam và gió bắc là nghịch phong, người làm cá thường đến tháng 3 đi làm; ghe thuyền người Quỳnh-Châu Quảng Đông thường đến đậu các hải đảo để đánh cá phơi khô và bắt hải sâm, cùng ghe thuyền của dân ta xen lội trên mặt biển. [13a] Bọn cướp biển ở Đồ.Bà cũng có khi đến núp trong các đảo, cướp lấy tài sản người ta, cho nên những chỗ ấy có đủ khi giới để phòng bị.

Đông-Hồ: ở phía đông huyện Hà Châu, tiếp giáp hạ lưu sông Vĩnh Tế; hồ nước rộng đến 71 trượng, tên hồ Hà-Tiên, lại tên là Đông Hồ, vì hồ này ở phía đông huyện. Giữa hồ cát nỗi, phía đông và tây nước sâu trên dưới 5 trượng, ghe thuyền trên sông và ngoài biển đến tụ tập rất đông, nước hồ trong xanh mát lạnh, 10 cảnh ở Hà Tiên, đây là 1 cảnh:« Đông-Hồ ấn nguyệt: trăng in Đông-Hồ».

Nam Phổ: ở phía nam huyện Hà-Châu, dọc theo phía nam bờ biển. Xưa Mạc-Thiên-Tử có 10 bài vịnh Hà Tiên, mà đây là 1 cảnh: « Nam-phố ba trừng : Nam phổ sóng yên, ấy là ghi sự thiệt vậy.

[13b] Lô-Khê: ở phía nam huyện Hà-Châu, 7 dặm, cách phía đông núi Tô-Châu 4 dặm rưỡi; phía nam thông đến biển, phía tây cỏ điếu đình là di chỉ của Mạc-Công (Mạc Thiên-Tứ) khi nhàn hạ đến câu cả. Khe rộng 2 trượng, sâu 5 thước, dài 5 dặm rưỡi, khe chảy uyển chuyển về phía bắc vào trong Đông-Hồ. 10

« TrướcTiếp tục »