Hình ảnh trang
PDF
ePub

phủ Tân-Thành 6 dặm; phía đông đến huyện giới Kiên Giang tỉnh Hà Tiên 44 dặm ; phía nam đến huyện giới Vĩnh-Định phủ Ba-Xuyên 3 dặm ; phía bắc đến 2 huyện giới An-Xuyên và Tây Xuyên 62 dặm. Nguyên trước là đất huyện Vĩnh-Định và thổ huyện Điểu–Môn. Năm Minh-Mệnh thứ 13 (1832) phân tách ra thì tên huyện Vĩnh-Định cử đề như cũ mà thuộc phủ Tân-Thành thống hạt. Năm thứ 20 (1839) cải lại tên huyện nầy, lại lấy thổ.huyện Điểu-Môn nhập với huyện nầy mà thuộc phủ Tuy. Biên thống hạt. Lãnh 3 tổng, 31 xã thôn.

[merged small][ocr errors]

tây nam phủ 40 dặm. Đông đến tay cách nhau 68 dặm, nam đến bắc cách nhau 73 dặm. Phía đông đến huyện giới Tây. Xuyên 44 dặm ; phía tây đến huyện giới Hà-Châu tỉnh Hà Tiên [4a] 24 dặm ; phía nam đến huyện giới Kiên-Giang tỉnh Hà Tiên 38 dặm ; phía bắc đến huyện giới Hà-Âm 35 dặm. Nguyên trước là địa phận huyện Chân-Thành phủ Chân - Chiêm của Trấn Tây. Năm Minh-Mệnh thứ 20 (1839) trích đất 2 huyện Chân-Thành và Tày-Xuyên đặt làm 2 huyện Hà-Âm và Hà. Dương, lại đặt phủ Tĩnh-Biên thuộc tỉnh Hà Tiên, lấy phía hữu sông Vĩnh-Thạnh làm Hà-Dương, đặt phủ trị kiêm lý huyện Hà-Dương và thống hạt cả huyện Hà-Âm. Năm Triệu Trị thứ 2 (1842) cải huyện Hà Dương phủ Tĩnh.Biên thuộc tỉnh hạt này, còn huyện Hà-Âm vẫn thuộc phủ Tĩnh-Biên tỉnh Hà Tiên. Năm thứ 4 (1844) đổi huyện này thuộc phủ Tĩnh-Biên quản hạt như cũ. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) dẹp phủ Tĩnh.Biên, đer huyện Hà-Âm qui về huyện Hà-Dương kiêm nhiếp, thuộc phủ Tuy-Biên quản hạt. [4b] Lãnh 4 tổng, 40 xã thôn phường phố.

HUYỆN HÀ-ÂM

tây bắc phủ 80 dặm. Đông tây cách nhau 73 dặm, nam bắc cách nhau 42 dặm. Phía đông đến huyện giới Tây-Xuyên 38 dặm; phía tây đến huyện giới Hà - Dương 25 dặm ; phía bắc đến cảnh-giới Cao-Man 17 dặm. Nguyên trước là đất của 2 huyện Tây-Xuyên và Chân-Thành. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) chia ra đặt huyện này, lấy phía tả sông Vĩnh.Tế làm huyện Hà.Âm, thuộc phủ hạt Tĩnh Biên. Năm Thiệu-Trị thứ 2 (1842) cải thuộc phủ An Biên tỉnh Hà-Tiên. Năm thứ 4 (1844) lại cải thuộc phủ Tĩnh-Biên. Năm Tự Đức thứ 4 (1851) bỏ phủ Tĩnh - Biên, lấy huyện Hà-Dương kiêm [5a] nhiếp huyện hạt này. Lãnh 2 tổng,

40 xã thôn.

PHỦ TÂN-THÀNH

thiên về đông-nam tỉnh-thành 140 dặm. Đông tây cách nhau 61 dặm, nam bắc cách nhau 191 dặm. Phía đông đến huyện giới Tuân-Nghĩa tĩnh Vĩnh Long 25 dặm; phía tây đến huyện giới Phong-Phủ phủ Tuy Biên 36 dặm, phía nam đến huyện giới Phong-Phú 34 dặm ; phía bắc đến cảnh giới CaoMan 162 dặm. Nguyên trước là địa phận 2 huyện Vĩnh-An và Vĩnh-Định tỉnh Vĩnh-Long. Năm Minh-Mệnh thứ 13 (1832) đặt tên phủ này, kiêm lý huyện Vĩnh Định. Năm thứ 20 (1839) đặt thêm huyện An-Xuyên thuộc phủ này, lấy huyện Vĩnh-Định làm thống hạt của phủ Ba.Xuyên, lại cải huyện (5b] Đông-Xuyên phủ Tĩnh.Biên làm thống hạt của phủ này. Năm Tự Đức thứ 6 (1853) dẹp huyện An-Xuyên để phủ kiêm nhiếp. Phủ này có 3 huyện, 11 tổng, 94 xã thôn bang phố.

HUYỆN VĨNH-AN

Đông đến tây cách nhau 38 dặm, nam đến bắc cách nhau 22 dặm. Phía đông đến huyện giới An-Xuyên 2 dặm ; phía tây đến huyện giới Phong-Phủ phủ Tuy-Biên 36 dặm; phía nam đến huyện An-Xuyên 12 dặm ; phía bắc đến huyện giới KiếnPhong tỉnh Định.Tường 10 dặm. Nguyên trước là tổng VĩnhAn. Năm Gia-Long thứ 7 (1808) thăng làm huyện, thuộc phủ Kiến-Viễn tỉnh Vĩnh-Long. Năm Minh.Mệnh thứ 13 (1832) trích thuộc về phủ Tân-Thành kiêm lý. Có 4 tổng, 36 xã thôn bang phố.

[6a] HUYỆN AN-XUYÊN

đông nam phủ 24 dặm. Đông đến tây cách nhau 48 dặm, nam đến bắc cách nhau 46 dặm. Phía đông đến sông tỉnh Vĩnh Long 8 dặm; phía tây đến giới hạn huyện Phong-Phủ phủ Tuy Biên 40 dặm ; phía nam đến huyện giới Vĩnh-Định thuộc phủ Ba-Xuyên 30 dặm ; phía bắc đến sông tỉnh Định Tường 16 dặm. Nguyên trước là địa hạt huyện Vĩnh.An. Năm Minh–Mệnh thử 20 (1839) chia đặt huyện nầy thuộc phủ Tân Thành thống hạt. Năm Tự-Đức thứ 6(1853) qui về phủ kiêm nghiếp. Có 3 tầng, 25 xã thôn.

HUYỆN ĐÔNG XUYÊN

Tây-bắc phủ 127 dặm. Đông đến tây cách nhau 45 dặm, nam đến bắc cách nhau 41 dặm. Phía đông đến huyện giới Kiến. Đăng tỉnh Định-Tường 20 dặm [6b]; phía tây đến huyện giới Tây. Xuyên thuộc phủ Tuy-Biên 25 dặm ; phía nam đến huyện giới Tây-Xuyên 39 dặm ; phía bắc đến cảnh giới Cao-Man 2 dặm. Nguyên trước là địa phận huyện Vĩnh.Định phía đông Hậu

Giang, Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) chia đặt huyện này thuộc phủ Tuy-Biên thống hạt ; năm thứ 20 (1839) cải thuộc phủ TânThành. Lãnh 4 tổng, 33 xã thôn.

PHỦ BA-XUYÊN

đông nam tỉnh thành 264 dặm. Đông tây cách nhau 64 dặm, nam bắc cách nhau 122 dặm. Phía đông đến biển và giáp tỉnh-giới Vĩnh-Long 38 dặm ; phía nam đến biển 51 dặm ; phía bắc đến huyện Phong-Phú thuộc phủ Tuy-Biên 71 dặm [7a] Nguyên trước là đất phủ Ba-Thắc của Cao-Man. Khi đầu Bản Triều trung-hưng chiếm lấy, đặt phủ An (?) cho Man-Dân lập đồn điền mỗi năm nạp lúa sưu thuế. Năm Nhân-tý, Nặc-Ấn Xiêm về, vua đem đất ấy cho lại. Năm Minh.Mệnh thứ 20 (1835) PhiênLiêu (?) là bọn Trà Long, Nhâm-Tý khẩn cầu đặt quan chức đóng giữ, nên mới đặt lại là phủ Ba-Xuyên. Khi đầu đặt chức Án-Phủ-Sử, đến năm thứ 16 (1839) cho chức Án-Phủ-Sử, mà lãnh việc Tri-Phủ. Lại trích địa phận huyện Vĩnh-Định chia làm 3 huyện Phong-Nhiêu, Phong Thạnh, Vĩnh Định. Sau đem Phong-Nhiêu làm phủ,kiêm lý 2 huyện Phong-Thạnh, Vĩnh Định. Năm Tự-Đức thứ 3 (1850) giảm bởi quan lại, đem 2 huyện PhongThanh, Vĩnh.Định do phủ kiêm nhiếp. Lãnh 3 huyện, 10 tổng, 83 xã, bang.

[7] HUYỆN PHONG-NHIÊU

Từ đông đến tây cách nhau 21 dặm, từ nam đến bắc cách. nhau 54 dặm. Phía đông đến huyện giới Vĩnh-Định 5 dặm ; phía tây đến huyện giới Kiên-Giang tỉnh Hà-Tiên 33 dặm ; phía nam đến biển 23 dặm ; phía bắc đến huyện giới Vĩnh Định. Năm Minh-Mệnh thứ 20 (1839) chia ra đặt huyện này thuộc phủ thống hạt. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) giảm bớt viên huyện, do phủ kiêm

nhiếp. Lãnh 3 tổng, 17 xã thôn. Huyện trị thôn An Khánh, nay bỏ.

HUYỆN VĨNH-ĐỊNH

đông-bắc phủ 43 dặm. Từ đông đến tây cách nhau 20 dặm, từ nam đến bắc cách nhau 71 dặm. Phía đông đến sông tỉnh Vĩnh Long 14 dặm ; phía tây đến huyện giới [8a] Phong-Nhiêu 6 dặm ; phía nam đến huyện giới Phong-Thạnh 48 dặm ; phía bắc đến sông tỉnh Vĩnh-Long 23 dặm. Nguyên trước là tổng Vĩnh Định, năm Gia-Long thứ 7 (1808) thăng làm huyện thuộc phủ Định-Viễn tỉnh Vĩnh-Long. Năm Minh.Mệnh thứ 13 (1832) cải thuộc phủ Tàn-Thành. Năm thứ 20 (1839) lại cải thuộc phủ hạt Ba Xuyên. Năm Tự-Đức thứ 3 (1850) giảm viên huyện, giao phủ kiêm-nhiếp. Lãnh 4 tổng, 19 xã thôn. Huyện trị thôn Đại-Hữu, nay bỏ.

HÌNH-THỂ

Đông đến tỉnh Vĩnh-Long và tỉnh Định Tường ; tây đến HàTiên ; nam giáp đại hải ; bắc đến Cao-Man. Danh-sơn thì có Châu-Sum-Sơn, Thụy-Sơn ; đại xuyên thì có Tiền Giang, Hậu Giang. Hình thể tỉnh thành thì [8b] phía tả có sông Vĩnh-Tế bao bọc, phía hữu có Thuận-Tấn ; Châu-Giang ôm phía trước, Sám. Phong bọc phía sau, chận yếu.lộ sông Hậu-Giang, làm thế nương tựa cho Hà-Tiên. Lại có sông Lạc.Dục cùng huyện Kiến-Giang làm thế ỷ dốc ; sông Vĩnh-An cùng sông Tiền-Giang làm thế sách ứng cho bên trong. Trọng hiểm thì có 2 bảo Tấn-An và Bình.Di làm thế hộ vệ. Đô hội có 2 xứ Vĩnh Phước, Vĩnh Mỹ (Vĩnh-Phước tục gọi Sa-Đéc, Vĩnh-Mỹ tục gọi Bãi Xào). Là chỗ buôn bán đông đúc, đủ làm một nơi hình thắng biên thùy miền nam.

« TrướcTiếp tục »