Hình ảnh trang
PDF
ePub

Úc. Thiên Tử đem dâng quốc triều, vua cho qui vào Hà-Tiên quản hạt, rồi lập đạo Kiên-Giang ở đất Rạch Giá, đạo LongXuyên ở đất Cà-Mau, đều đặt quan lại cai trị.

Đời Duệ-Tông Hiếu-Định Hoàng-Đế, năm Nhâm-thìn (1772) ngụy-vương nước Tiêm là Phi-Nhã-Tân đánh cướp Hà Tiên, [2b] giết hại cả thành, Thiên-Tử lui giữ Trấn-Giang. Mùa xuân năm Ất-vị (1775) Duệ-Tông vào nam, Thiên-Tử đến hành tại Gia-Định bái yết rồi trở về Trấn-Giang chiêu tập nạn dân. Mùa đông Đinh-dậu (1777), Tây-Sơn xâm-phạm Long-Xuyên, Thiên Tử qua Tiêm cầu viện, bị Phi-Nhã-Tân nghi ngờ, ông mất ở Tiêm. Hà-Tiên bị Tây-Sơn chiếm cử. Đời Thế-Tỗ Cao-Hoàng-Đế năm Đinh-vị (1787) mới thu phục lại. Năm Mậu thân (1788) đem 2 đạo Kiên-Giang và Phong Giang cải thuộc Trấn Vĩnh. Long. Năm Gia-Long thứ 7 (1808) mới đặt 2 huyện Kiên Giang và Long Xuyên do đạo quản hạt. Năm thứ 9 (1810) cải thuộc về Hà-Tiên. Năm Minh Mệnh thứ 6 (1825) bỏ đạo đặt Tri-Huyện. Lại ở trấn hạt đặt huyện Hà-Tiên, đặt phủ An-Biên. Năm thứ 13 (1832) phân hạt gọi là Hà-Tiên tỉnh, [3a] cải phủ An-Biên làm phủ Khai-Biện, huyện Hà-Tiên làm huyện Hà Châu. Năm 14 (1833) có biến ngụy Khôi, tỉnh thành thất thủ, liền bị quân Tiêm xâm lăng giày đạp, có đại binh tấn tiễu mới dẹp yên được. Năm thử 15 đỗi lại phủ Khai-Biên làm phủ An-Biên, lại lấy đất Cần Bột, Hương Úc đặt làm phủ Quảng-Biên và phủ Khai-Biên. Năm thứ 20 (1839) đặt phủ Tịnh-Biên lấy 2 huyện Hà Dương và Hà Âm thuộc phủ mà do tỉnh quản hạt. Niên hiệu Thiệu Trị bỏ phủ Quảng-Biên, lấy 1 phủ Tịnh Biên và 2 huyện cải thuộc tỉnh hạt An-Giang. Nay Hà-Tiên hiện lãnh 1 phủ 3

PHỦ AN-BIÊN

[3b] Ở phía tây bắc bờ quách tỉnh thành; sổ dặm đông tây nam bắc cách nhau cũng như số dặm của tỉnh, nghĩa là diện tích bằng nhau. Nguyên trước là đất Phương-Thành của Cao Man, Mạc Cửu khai thiết làm Hà-Tiên trấn (chưa đặt phủ). Bản-Triều năm Minh.Mệnh thứ 7 (1826) mới đặt tên phủ này nhưng chưa có Tri-Phủ, việc phủ do Tri-Huyện kiêm lý. Năm thứ 13 cải phủ Khai-Biên lại tên cũ, năm 17 (1836) mới đặt chức Tri-Phủ; lãnh 3 huyện, 11 tổng, 149 xã thôn bang phố.

HUYỆN HÀ-CHÂU

Đông tây cách nhau 27 dặm, nam bắc cách nhau 42 dặm; phía đông đến huyện giới An-Giang Hà-Dương 25 dặm, tây đến biển 2 dặm, nam giáp huyện giới Kiên-Giang 22 dặm,bắc đến đất Mọi 20 dặm. Năm Minh Mệnh thứ 6, đỗi đặt làm huyện Hà-Tiên. Năm thứ 13 (1832) cải làm Hà Châu. Năm thứ 17(1836) thuộc phủ kiêm lý; lãnh 5 tổng, 63 xã thôn bang phố.

HUYỆN KIÊN-GIANG

[4a] Cách đông nam phủ 90 dặm dư ; đông tây cách nhau 37 dặm, nam bắc cách nhau 44 dặm; đông đến huyện giới Phong-Phú tỉnh An-Giang 25 dặm, tây vượt núi Tật-Lê đến biển 12 dặm, nam đến rừng của huyện Long-Xuyên 22 dặm, bắc giáp huyện giới Hà Châu 22 dặm. Nguyên xưa là đất Giá-Đà của Cao Man, từ khi Mạc Cửu khai thác mới thuộc về Hà Tiên, sau đặt làm đạo Kiên-Giang. Năm Gia-Long thứ 7 (1808) mới đặt tên huyện này, nhưng do đạo quản hạt. Năm

Minh-Mệnh thứ 6 (1825) bỏ chức Quản.Đạo đặt lại chức TriHuyện, thuộc tỉnh An-Biên thống hạt; lãnh 4 tổng, 66 xã thôn bang phổ.

HUYỆN LONG-XUYÊN

Ở đông nam phủ hơn 150 dặm ; đông tây cách nhau 35 dặm, nam bắc cách nhau 33 dặm ; đông giáp huyện giới Phong. Thạnh tỉnh An-Giang 18 dặm, tây vượt qua núi Bạch Thạch đến biền 1 dặm, nam đến Hào-Tấn rồi đến biển 15 dặm, bắc giáp làm phận huyện Kiên-Giang 18 dặm. Nguyên trước là đất Cà Mau của Cao.Man, từ khi Mạc-Cửu khai thác mới thuộc Hà. Tiên rồi đặt đạo Long-Xuyên. Năm Gia-Long thứ 7 (1808) đặt tên huyện này, nhưng thuộc đạo Long-Xuyên quản thủ. Năm Minh-Mệnh thứ 6 (1825) bỏ đạo, đặt Tri-Huyện thuộc về phủ An-Biên thống hạt ; lãnh 2 tổng, 55 xã thôn bang phố.

[4b] HÌNH THỂ

Tỉnh hạt này đông nam giáp tỉnh An-Giang, tây-nam dọc theo biển, bắc đến Cao-Man. Núi to thì có núi Tô Châu, núi Ngũ-Hồ; sông lớn thì có sông Đông-Hồ-Thành ; lấy các dải núi làm ngoại quách, lấy ba mặt giáp biển làm hào sâu; trọng-hiểm thì trong có trường-lũy Mỹ.Anh, ngoài có trùng lũy Thị-Vạn, đường sau có đồn đất Giang-Thành đủ để ngăn chặn yếu hiềm; hải tấn có pháo đài Kim-Dự, đủ để khống chế sự xung-đột. Lại bên tả pháo đài có Đồng-Nai, bên hữu có Suối-Lồ, nương dựa hình thế làm chỗ yết-hầu quan yếu. Đường sống thì có sông Vĩnh Tế để ghe thuyền đi thông thương, ngoài biển có đảo Phủ-Quốc làm bình chướng ở mặt tiền, ấy là một [5a] cửa ngõ hệ trọng cho xứ Nam-Kỳ. Còn đồ hội duy ở tỉnh lỵ và ở Kiên Giang, Giá-Đà đều được khả quan.

KHÍ HẬU

Đất đai thấp ướt, khí trời nóng nực, bốn mùa khí nóng hơn nửa năm, mùa xuân khi nắng thạnh hành, qua hạ thu thường có trận mưa ; từ tháng 4 đến tháng 9 gió nam thổi mạnh, qua tháng 10 mới hết; tháng 11, 12 đến tháng giêng, tháng 2 thường có gió bấc. Gió nam thường thổi mạnh vào buổi sớm, gió bấc thường thổi mạnh buổi chiều. Tháng giêng đã nghe có tiếng sấm, sau tiết lập-đông còn chưa biết lạnh. Lại thường có gió núi hay gió biền lạnh buốt xương. Những khi nồng nực [5b] hay sinh bịnh chưởng-lệ phong-bại. Khi nước triều lên gặp gió đông bắc thạnh thì ngập tràn bờ bến, còn không thì nước trào lên xuống hôm sớm như thường. Mùa nông, tháng 5,6, gieo mạ, tháng 7, 8 cấy, tháng chạp tháng giêng gặt.

PHONG TỤC

Kẻ sĩ biết chữ, dân siêng làm ăn, quả nửa là nghề bán buôn, còn kỹ nghệ tầm thường. Ở gần biển thì làm nghề lưới đáy, cắm đăng đề bắt cả ; ở gần núi thì hay bắt chim và tổ ong đề bản. Người quân-tử hay thích điều nghĩa, siêng việc công ; kẻ tiểu nhân thì an thường thủ phận, không có gian tham trộm cướp. Nhiều người hào hiệp và hay trau dồi hoa sức, đàn ông ra đường hay che dù, đàn bà con gái [fa] trùm đầu bằng khăn vải dài, con trai bởi tóc hay cài khúc thoa (cải thoa cong một đầu) để cho tóc khỏi số ; con gái trang sức sơ đạm, bởi tóc thả thông ra sau. Tính người mau lẹ, nữ-công tinh xảo, hay đi thuyền, giỏi nghề bơi nước, ưa nóng ghét lạnh; bệnh tật ít hay tìm thầy uống thuốc, ưa dùng đồng bóng và thầy phù-pháp Cao-Man Gặp việc tang-tế, lễ nghi theo Nho mà cũng theo Phật. Có việc

.

hoàn nguyện ắt đốt đèn trời ; cưới gả thì dùng có 3 lễ vấn danh, thỉnh kỳ, và thân nghinh. Tính ưa thờ Phật, những ngày tam-nguyên (thượng-nguyên, trung-nguyên và hạ nguyên) đều dùng hương đèn hoa quả cầu phước trước bàn Phật. Đêm nguyên đán chiêm nghiệm khi trời trong sáng thì năm ấy được mùa màng lúa thóc, hoặc khi đất trong sáng thì năm ấy được mùa ở sông biển, ấy là di tục chiêm-nghiệm trong năm. Tiết đoan-ngọ ngày 5-5 âm lịch làm bánh ử có sừng đề cúng tiên. tổ, và đua ghe; tiết thanh-minh con trai con gái đi tảo mộ ông bà gọi là đạp-thanh [6b]; tiết trung thu mời bạn hữu chung thưởng trăng thu, đêm trừ tịch thì thắp đèn suốt đêm gọi là «thủ tuế». Còn tục thổ dân thì mỗi năm cứ đến tháng ba là sắm đèn hương hoa quả đến cầu phước ở chùa Hồ-Tự rồi 3 ngày sau có cuộc hội ầm gọi là hạ tuế. Tháng 8 có lễ rước nước, tháng 10 lễ đưa nước, giống như thô tục ở An-Giang.

THÀNH TRÌ

Tỉnh thành Hà-Tiên chu vi dài 96 trượng 2 thước, cao 7 thước 2 tấc, chân dày 1 trượng 5 tấc, xây đả ; hào sâu 3 thước 5 tấc, có 3 cửa tiền tả và hữu. Nguyên trước đóng ở địa phận xã Mỹ-Đức huyện Hà Châu, năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) dời qua giang-thành thủ, đến năm thứ 14 (1833) dời lại chỗ cũ, rồi năm thứ 15 xây đá bảo Trấn-Biên và nhân đó làm lỵ sở tỉnh

thành.

[7a] Phủ trị An-Biên chu vi 50 trượng, rào tre ; ở địa phận thôn Mỹ.Đức huyện Hà-Châu kiêm lý, cất năm Minh Mệnh thủ

« TrướcTiếp tục »