Hình ảnh trang
PDF
ePub

trú ở bảo Tân-Châu và bảo An-Lạc qua đẩy trú thủ đề đi tuần kiềm.

Bảo đất Bình-Di : Có 2 sở ; bảo phía tả chu vi 36 trượng, cao 8 thước ; bảo phía hữu chu-vi 24 trượng, cao 9 thước, ở huyện hạt Tây-Xuyên ; đắp năm Thiệu Trị nguyên niên (1841).

Bảo đất Cầu-Thăng : [26a] Chu-vi 66 trượng; đắp năm ThiệuTrị thứ 4 (1844), ở huyện hạt Tây-Xuyên.

Bảo đất Bắc-Nam : Chu vi 24 trượng, cao 4 thước ; đắp năm Thiệu-Trị thứ 5 (1845), ở huyện hạt Tây-Xuyên.

Bảo đất Nhân-Hội : Chu-vi 38 trượng, cao 3 thước 6 tấc ; đắp năm Thiệu-Trị thứ 6 (1846), ở huyện hạt Tây-Xuyên.

Bảo đất Trấn-An : Chu-vi 20 trượng, cao 4 thước 5 tấc ; đắp năm Thiệu-Trị thử 7 (1847), ở huyện hạt Đông-Xuyên.

Bảo đất Hưng-Nhượng : Chu-vi 60 trượng, cao 6 thước ; đắp năm Thiệu Trị thứ 7, ở huyện hạt Hà-Dương.

Hải Tấn Mỹ-Thanh : ở tấn-khẩu huyện Vĩnh Định, rộng 40 trượng ; khi nước lên sâu 1 trượng 9 thước, nước ròng sâu 1 trượng 5 thước. Thủ-sở ở bờ phía tây, ngoài cửa tấn có doi cát lóc ra rất lớn. Ở phía đông có âm-sa * dài ước 5 dặm, ghe đi phải tránh. Xét giòng sông Hậu Giang ở Vĩnh-Long chảy thông ra biển, giữa cửa biển có hòn đảo chia nước sông ra làm 2 ngả : phía tả làm cửa biển Định-An [26b] phía hữu làm cửa biển Mỹ. Thanh. Đầu niên hiệu Gia-Long của Mỹ-Thanh đặt Thủ sở, lập đội Thanh-Hải phòng thủ của Định-An, chỉ quyền phải đến trú

* Âm-sa là gò cát nằm ngầm dưới nước.

phòng mà thôi. Qua năm Minh-Mệnh thứ 9 (1828) mới lập Thủ

sở.

DICH-TRAM

Trạm sông Giang-Đông : ở thôn Tân-Đông, huyện Vĩnh-An; phía đông đến trạm sông Vĩnh-Giai tỉnh Vĩnh Long 45 dặm, phía tây đến trạm sông Giang-Mỹ 54 dặm lẻ.

Trạm sông Giang-Mỹ : ở thôn Mỹ-An huyện Vĩnh-An, phía tây. nam đến trạm Giang-Tủ 51 dặm.

Trạm sông Giang-Tú : ở thôn Tủ-Điền huyện Đông-Xuyên, phía tây-nam đến trạm Giang-Phước 60 dặm lẻ.

Trạm sông Giang-Phước : ở thôn Vĩnh-Nguyên huyện TâyXuyên ; phía tây đến trạm Nông-Giang tỉnh Hà Tiên 60 dặm lẻ.

THỊ-ĐIỂM

[27a] Chợ Thái-An-Đông : ở gần bến sông Ô.Môn huyện Phong-Phú.

Chợ Tân-An : ở gần bến sông Bình-Thủy huyện trị PhongPhú.

Chợ Sưu : ở bển sông Cần-Thơ huyện trị Phong-Phủ.

Chợ Vĩnh-Phước : Tục danh chợ Sa-Đéc, ở phía đông huyệnlỵ Vĩnh-An. Chợ quán dọc theo bờ sông, liên tiếp nối dài, dặm, ở dưới sông có những bè bằng tre kết đậu khít nhau dăng hàng, hoặc bán tơ lụa và đồ khi dụng, hoặc bán dầu rái, than củi,

mây, tre, muối, mắm ; có trên bờ phố xá cũng có bán đủ các

hàng hóa tốt đẹp ; là một thắng địa phồn hoa vậy.

Chợ Tân-Phủ-Đông

Chợ Hòa-An

ở huyện Vĩnh An

Chợ Tân-Thuận

Chợ Mỹ-An

[27b] Chợ Long Hậu : ở huyện Vĩnh An, là sở tại thủ sở Cường Uy cũ. Nơi đây phố xá hơi đông.

Chợ Tú-Điền: ở huyện Đông-Xuyên.

Chợ Bình-Thành-Tây : ở huyện Đông-Xuyên, là sở tại Thủ Sở Cường-Uy cũ, phố xá trụ mật.

Chợ Nha-Mân: ở gần sông Nha-Màn huyện An Xuyên.

Chợ Hòa-Mỹ : Tục danh chợ Bãi.Xao, ở phía đông huyện Phong-Nhiều ; phố xả liền-lạc, người Hoa, người Di ở chung lợn, đồi muối lấy lợi sinh nghiệp.

CẦU

Từ tỉnh thành An-Giang đến đầu địa giới tỉnh Hà Tiên có 33 cầu. Và từ tỉnh thành An Giang đến địa đầu tỉnh Vĩnh Long có 41 cầu.

ĐỘ (đò)

Từ tỉnh thành đến địa giới Hà-Tiên có mộ' bển đò ; lại t tỉnh thành đến địa-giới tỉnh Vĩnh-Long có 9 bến đỏ,

{28a] ĐÊ YÊN (Bờ đê)

A. Một đề nhơn theo thôyền * cũ từ đường lục. lộ đến đường Nguyễn-Văn Thụy đắp khi trước, dài 1 dặm 108 trượng 5 thước, sau đắp thêm cao 5 thước 8 tấc, mặt rộng 1 trượng, chân rộng 3 trượng. B. Một đề nhơn đường cũ NguyễnVăn-Thụy đắp trước từ thổ-yển (nguyên bảo Châu-Phủ) đến Sám Sơn dài 8 dặm, đắp cao thêm 2 thước 3 tấc, mặt rộng 1 trượng 2 thước, chân rộng 3 trường. C. Một đẻ từ đường lục. lộ bảo Vĩnh Tế cũ đến Sám Sơn dài 2 dặm 118 trượng, cao 6 thước 5 tấc, mặt rộng 1 trượng, chân rộng 3 trượng. D. Một đệ nhơn theo lục-lộ từ thổ-yển đến bảo Vĩnh-Tế cũ 10 dặm [28b] 102 trượng, đắp cao thêm 3 thước, mặt rộng 1 trượng, chân rộng 1 trường. Tu trúc trong niên hiệu Minh-Mệnh ở địa hạt huyện Tây.Xuyên.

TỪ MIẾU

3

Miếu Thành-Hoàng : ở địa phận thôn Châu Phủ, phía đông tỉnh thành. Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) làm ở địa phận thôn Vĩnh Nguyên phía tây tỉnh-thành. Năm Tự-Đức thứ 3 (1850) dời đến chỗ nói trên,

Đền thờ Lễ-Công : ở địa thôn Châu-Phủ huyện Tây Xuyên. Cựu Trấn-Thủ Nguyễn-Văn-Thụy dựng đền này phụng tự Tiền. uống-Suất Chưởng-Cơ Lễ-Thành-Hầu Nguyễn-Hữu Cảnh. Đến này hương hỏa còn y như trước mà rõ có linh ứng. Lại ở trung. lưu sông Hậu-Giang về châu Sao-Mộc, xưa Lễ-Hầu đánh giặc Cao-Man thắng trận, [29a] kéo binh về đình trú ở đẩy, sau ông nất, dân trong châu lập đền thờ, nay vẫn còn.

* Thôyên là đập đắp bằng đất và Nguyễn-văn-Thụy thường kêu là Nguyễn.

Đền thờ Hòa-Hầu : ở địa phận thôn Vĩnh-Phước huyện Vĩnh An, thờ Tiền-cai-cơ Đông-khẩu đạo đặc tiến Phụ-Quốc Sĩ hòahầu (chữ « sĩ » nguyên trước là chữ « nhân »). Hòa–Hầu người ở Tổng-Sơn, vâng mạng Liệt-Thánh cai quản đạo ấy, kẻ gian-t tiêu diệt cả, sau ông mất, dân lập đền thờ, mỗi khi cầu đảo cỏ linh ửng. Năm Minh.Mệnh thứ 12 (1831) sắc gia phong cho tước « Quảng-Ân thực-đức trung-đẳng-thần » chuẩn cho thôn ấy phụng tự. Còn những đàn Xã-Tắc, Tiền-Nông, Sơn-Xuyên, và Văn-Miếu chưa cất.

TỰ QUẢN ở

Chùa Thụy-Sơn : ở địa-phận thôn Thụy-Sơn huyện TâyXuyên ; nguyên cựu Trấn Thủ Nguyễn-Văn Thụy (Thoại) làm ra : đứng trên đầu núi, mở rộng chùa đền, lấy đường sông làm thâm-trì, nương chóp núi làm hậu chẩm;[29b] phía hữu có bia đá, phía tả có hang hùm, án Phật trang nghiêm, cửa thiền vắng vẻ, cưu* truyền kinh Phật, oanh học tiếng sư, cảnh trí tĩnh tịch, chẳng khác nơi Tịnh Độ ở Tây-Phương vậy.

Chùa Tây-An: ở địa-phận thôn Vĩnh-Tế, huyện Tây-Xuyên ; nguyên Tông-Đốc Mưu-Lược-Tướng Tuy-tĩnh-Tử Doãn-Uần kiến trúc năm Thiệu-Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa theo vòm núi, tiếng người lặng lẽ, cổ thụ âm u, cũng một thắng cảnh thiền-lâm vậy.

Chùa Tô-Sơn : ở địa phận thôn Hưng Nhượng, huyện Hà. Dương. Phía tây núi có viên đá hình con rùa, người xưa truyền rằng: gặp khi trời hạn thì đến đấy cầu đảo ắt có được mưa,

Cưu và Oanh là 2 giống chim

« TrướcTiếp tục »