Hình ảnh trang
PDF
ePub

Bãi Thảo-Mãng: ở thượng lưu sông Hậu Giang, là sở tại thôn Binh Thạnh.

Bài Năng-Cù : ở trước hạ khẩu thuận-lưu sông Hậu-Giang, dài 6 dặm ; là sở tại thôn Bình Lâm. Rừng tre liền khít, ao cá rất nhiều, nhân dân ở thượng lưu Hậu Giang thử nhất là nhờ rừng tre và ao cả ấy, thứ hai là nghề bông vải và thử ba là lúa gao.

Bài Lễ-Công : ở trung-lưu sông Hậu Giang và hạ khẩu sông Lễ.Công; nguyên tên là bãi Cây Sao. Khi xưa Chưởng Cơ Lễ. Thành Hầu là Nguyễn-Hữu-Cảnh đánh Cao-Man thắng trận về đóng quân ở đây, [23a] sau khi mất, người trong châu lập đền thờ cũng gọi là đền Lễ.Công.

Qua-Châu : tục gọi Cù Lao Bi ở hạ lưu sông Gia.Giang, phía tây sông Cường Giang ; trên tiếp với bãi Châm-Ba, dưới giáp bãi Thủy-Liễu, ấy là bờ phía tây sông Du-Giang. Ba bãi đất này xâu dính trồi sụt với nhau hình như sao Tam-Thai vậy. Người ở đây chuyên trồng dưa, bí, cải, thuốc.

Bãi Sa : ở hạ lưu sông Hậu-Giang và sông Cường-Uy, là sở tại thôn Tân-Lộc-Đông: Đường đi sâu vào toàn thị lau lách, nhiều cò, le-le đến đậu thật là một chỗ sầm-tịch.

Bãi Hoàng-Dung : ở phía tây-bắc hạ-lưu sông Hậu-Giang. Từ phía nam sông Sâm-Đăng tỉnh Vĩnh-Long đến sông Ngang-Đồ dài 35 dặm, làm bình chưởng cho sông Ba-Xuyên ;sản nhiều dừa nước, người ở đấy thường lấy lá vừa bện lại thành tấm đề bán. Ở đây nhiều cọp nên gọi là Hồ Châu, tức là sở tại thôn An-Thạnh-Nhất và An Thạnh Nhì.

CỔ TÍCH

Đồn cũ Hồi-Oa : ở địa phận thôn Tân-Long (nay đổi làm thôn Hưng-Long), huyện Vĩnh-An. Năm Đinh-tị (1787) khi đầu trung-hừng, vua Thể-Tô Cao-Hoàng-Đế từ nước Xiêm về đóng binh ở đây, [23b] nay di chỉ vẫn còn. Năm Tự Đức thứ 2 (1819) Đốc-Thần là Doãn-Uẩn phỏng tra việc cũ, có dựng bia chỗ nền đồn cũ ấy, để ghi thẳng tích.

Đồn cũ Châu-Đốc : ở phía đông sông Vĩnh Tế, huyện Tây. Xuyên. Năm Ất-hợi, Gia-Long thứ 14 (1815), vua sai Trấn Thủ Vĩnh-Long là Lưu-Phước Tường đốc sức quân dân 3000 người đắp đồn theo hình lục giác, từ trước đến sau 162 trượng, từ tả đến hữu 3 sào 7 thước ; phía hữu giáp Đại-Giang, hào ở trước và hào ở sau rộng 10 trượng, sâu 11 thước, thông với Đại–Giang, trong có phòng quân lính và chỗ chứa khi giới đầy đủ ; đem quân ở 4 trấn và đồn Uy-Viễn 500 người đến lưu trú. Ngang đối với đồn Tân-Châu ở Tiền-Giang, cách về phía đông 32 dặm, phía tây cách Hà Tiên 203 dặm, phía bắc cách thành Nam-Vang 244 dặm rưỡi, thật là một yếu-địa biên phòng vậy. Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) triệt phía đông đồn này xây cất tỉnh thành An-Giang.

Đồn cũ Châu-Giang : ở Thủ-sở cũ Châu-Đốc, thuộc huyện ĐôngXuyên. Đồn này ở đầu gò, thường bị nước lụt xoi lở, sóng gió ồ ạt, những thương thuyền đến đậu bị dồn dập đứng không ngay thẳng. Năm Gia Long thứ 17 (1818), vua sai Trấn-Thủ NguyễnVăn-Xuân dời lên chỗ thủ-sở cũ 1 dặm, đắp đồn vuông bằng đất, mỗi phía 15 trượng, cao 6 thước 5 tấc, chính giữa mặt đồn đắp lồi nhọn ra hình bát-giác, 2 bên tả hữu gần chỗ góc nhọn mặt tiền đều mở cửa ; hào sâu 15 thước, rào rộng 10 thước,

[24a] mặt tiền hữu cách sông 17 trượng, gọi là Châu-Giang-Đồn làm chỗ thủngự phòng-bị. Năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) đặt làm chỗ thâu quan thuế, năm Thiệu-Trị thứ 3 (1843) đình bỏ.

Đạo cũ Đông-Khâu : ở bờ phía nam sông Sa-Đéc, thuộc huyện Vĩnh-An ; đặt ra năm Đinh sửu (1757), nay đã bỏ.

Thủ * cũ Đông-Xuyên : ở cảng đạo bờ phía tây sông Hậu. Giang, thuộc huyện Tây-Xuyên ; đặt ra năm Kỷ-dậu (1789) khi đầu trung hưng, sau bỏ. Đến năm Minh-Mệnh thứ 18 (1837) lại đặt làm chỗ quân-sở của ải, nay cũng bỏ.

Thủ cũ Trấn-Di : ở bờ phía bắc sông Ba-Xuyên thuộc huyện Vĩnh-Định ; đặt ra năm Kỷ-dậu (1789) đầu khi trung hưng, sau bỏ. Đến năm Minh-Mệnh thứ 13 (1837) lại đặt làm quan-sở, nay cũng bỏ.

Thủ cũ Vĩnh-Hùng : ở Cảng-đạo bờ phía đông sông Hậu-Giang, thuộc huyện Đông-Xuyên ; đặt ra năm Kỷ dậu (1789) khi đầu trung hưng, năm Minh.Mệnh thứ 16 (1835) triệt bỏ.

Thủ cũ Thuận-Tấn: ở bờ phía đồng sông Hậu-Giang ; đặt ra năm Kỷ-dậu (1789), năm Minh-Mệnh thứ 16 (1835) triệt bỏ.

Thủ cũ Cường-Thành : ở huyện Đông-Xuyên, đặt ra năm Kỷdậu (1789) đến năm Minh-Mệnh thứ 16 (1835) triệt bỏ.

[24b] Thủ cũ Cường-Uy : ở Cảng-đạo bờ phía đông sông HậuGiang ; đặt ra năm Kỷ dậu, năm Minh-Mệnh thứ 16 triệt bỏ.

Thủ cũ Trấn-Giang : ở bờ phía tây sông Cần-Thơ thuộc huyện Phong-Phủ ; đặt ra năm Kỷ dậu (1789). Lại đặt một bảo lớn ở

* Thủ là chỗ phòng thủ, cũng như đồn bảo mà nhỏ hơn.

Sảo-Châu (phía bắc cửa biển Mỹ.Thanh), phải binh đến phòng thủ ; cùng thủ Trấn-Di nương dựa nhau. Năm Minh.Mệnh thủ 16 giảm bỏ.

Sưởng cũ Tiền-Trường : ở bờ phía đông sông Hậu-Giang thuộc huyện Đông-Xuyên ; nguyên trước là xưởng đúc tiền Ba-Thắt của nhà nước. Nay đã bỏ.

QUAN TẤN

Bảo đất Vĩnh-Tể : Chu-vi 23 trượng 8 thước, cao 5 trượng, ở địa hạt huyện Tây-Xuyên; đắp năm Minh.Mệnh thứ 15 (1834).

Bảo đất Vĩnh-Thông : Chu-vi 78 trượng, cao 3 thước, ở địa hạt huyện Hà-Âm ; đắp năm Thiệu-Trị thử 2 (1835).

Bảo đất Vĩnh-Lạc : Chu-vi 24 trượng, 8 thước, cao 3 thước, ở địa hạt huyện Hà Âm ; đắp năm Thiệu-Trị thứ 2.

Bảo đất Thân-Nhơn : Chu-vi 32 trượng 4 thước, cao 3 thước, ở huyện hạt Hà-Âm ; đắp năm Thiệu-Trị thứ 2.

[25a] Bảo đất Vĩnh-Gia : Chu vi 40 trượng 5 thước 5 tấc, lại cỏ bảo nhỏ chu vi 28 trượng 6 thước, cao 2 thước 5 tấc, ở huyện hạt Hà-Âm ; đắp năm Thiệu-Trị thứ 7 (1847).

Bảo đất Giang-Nông : Chu vi 43 trượng, cao 5 thước, ở huyện hạt Vĩnh.An ; đắp năm Thiệu-Trị thứ 2.

Bảo đất Vĩnh-Thành : Chu vi 38 trượng, cao 4 thước, ở huyện hạt Vĩnh-An ; đắp năm Thiệu Trị thứ 2.

Bảo đất Vĩnh-Điều : Chu vi 33 trượng, cao 5 thước, ở huyện hạt Hà-Âm ; đắp năm Thiệu-Trị thứ 5 (1845).

Bảo đất Vĩnh-Thạnh : Chu vi 23 trượng, cao 4 thước, ở huyện hạt Vĩnh-An ; đắp năm Thiệu Trị thứ 2.

Bảo đất An-Lạc : Chu vi 80 trượng, cao 4 thước, ở huyện hạt Đông-Xuyên ; đắp năm Thiệu-Trị thứ 2. Nguyên trước gọi là Chiến-Sai đạo thủ, năm Minh-Mệnh thứ 21 (1840) đổi làm tên này. Nhất thống địa-dư chép : ở giữa sông là địa đầu Dinh Châu, có chính thủ Tân Châu; ở phía hữu châu ấy có lạch Dốc Vàng tức là Hùng-Đạo Thủ (thuộc địa giới tỉnh Định-Tường) [25b], cùng chiến sai đạo thủ đều thuộc về đạo Tân Châu cai quản. Ba đạo này là phòng bị kẻ gian tế, coi thu thương-thuế và kiểm sát gian thương, nơi đây chính là chỗ yết hầu vậy.

Bảo đất Tân-Châu : Chu vi 11 trượng 2 thước, cao 5 thước, ở huyện hạt Đông-Xuyên ; đắp năm Thiệu-Trị thứ 2 (1842). Bảo này nguyên trước là Tân Châu đạo, lập năm Gia-Long thứ 2 (1803), đặt chức Đạo-Thủ ; năm Minh-Mệnh thứ 7 (1826) đặt thêm chức Hiệp-Thủ ; năm thứ 18 (1837) đặt làm quan-sở, sau đình bỏ.

Bảo đất Châu-Giang : Chu vi 28 trượng, hình bán nguyệt, ở huyện hạt Đông-Xuyên. Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) khởi đào phía tả sông Tân Châu cho sông Tiền Giang thông với sông Hậu-Giang ở phía hữu tấn Châu Giang; lại dời tấn bảo Châu. Giang lên trên sông Tân-Châu. Ở giữa sông Tân Châu có gò dài tục danh là Tượng Phụ (gò voi), phía trên tiếp giáp núi Phù-Sơn ; thường có thổ phỉ gian-thương đi qua lại mà bảo Châu-Giang và và bảo Tân-Châu cách nhau hơi xa, nên phải đặt một bảo Chàng-Trượng rồi trích 50 linh phòng.

« TrướcTiếp tục »