Hình ảnh trang
PDF
ePub

bên bờ sông có rừng tre trù mật, cây cối ngả nghiêng. Người Kinh và người Thổ ở chung lộn, khai khẩn ruộng đất và làm nghề chăn nuôi chài lưới, muối mắm, phơi măng khô, đốn tre để bản làm sinh nghiệp.

[19b] Sông Cần-Đăng : ở đồng-nam huyện Tây.Xuyên 37 dặm, bờ phía tây sông Hậu-Giang, rộng 3 trượng, sâu một trượng ; chảy về tây-nam 45 dặm hiệp lưu với sông Thụy-Hà. Người Hán Thồ ở chung lộn, rừng cây vũng nước, tri trít liền nhau.

Sông Thụy-Hà : ở đông nam huyện Tây-Xuyên 63 dặm, bờ phía tây sông Hậu-Giang : nguyên tên là sông Tam-Khê làm cảng đạo cho Đông-Xuyên ; chảy về tây 4 dặm rưỡi đến Ngã-Ba hiệp với sông Cần-Đăng ; chảy về tây-nam 59 dặm đến cửa sông LợtLạc ; từ đó chảy về hướng nam 57 dặm rưỡi đến đất Song Khê gần Chân-Lạp. Nơi đây đất nước hoang-vu mù mịt, theo đường sông suốt đến Kiên-Giang đều là bùn cỏ đọng lấp, ghe thuyền đi không thông. Năm Gia Long thứ 17 (1818), vua sai Trấn thủ Vĩnh-Tế là Nguyễn-Văn-Thụy đào sửa đường, bắt dân ta và dân mọi 1500 người theo đường sông cũ đào rộng thêm ra làm hơn một tháng mới thành, đi thông với sông Kiên-Giang, ghe thuyền qua lại tiện lợi. Vua cho tên là Thụy-Hà đề nêu công của ông Thuy.

Sông Tiền-Trường:ở đông-nam huyện Đông-Xuyên 90 dặm, bờ phía đông Hậu-Giang ; rộng 1 trượng, sâu 5 thước. Nguyên trước có xưởng tiền Ba-Thắt ở đấy nên gọi là Tiền-Trường [20a] Chi phía nam chảy hơn 1 dặm thông với sông Qua Giang, tục gọi Cái-Bi, rồi chảy ra đại-giang. Chi phía đông chảy hơn 1 dặm rồi hiệp lưu với sông Cường-Thành.

Sông Cường-Thành : ở đông-nam huyện Đông Xuyên 137 dặm bờ phía đông sông Hậu Giang, rộng 6 trượng sân 18 thước : bờ

[ocr errors]

phía nam có sông Du-Giang chảy ra đại-giang, cách nửa dặm về phía nam bờ sông có cựu thủ-sở Cường Thành. Cách 25 dặm đến ngã ba : Chi phía bắc thông với Qua-Giang (hay Trảo-Giang) và Tiền-Trường rồi chảy ra đại-giang. Chi phía đông 21 dặm đến ngã ba Bình Thành Tây : một ngả chảy về phía bắc 15 dặm thông với sông Hội An và Tiền-Giang ; một ngả chảy về phía đông qua Thủ.Điều Hồi-Oa, rồi chảy ra sông Sa-Đéc, lại cũng thông với sông Tiền Giang, quanh queo 13 dặm. Hai bèn bờ toàn là ruộng vườn của nhân dân.

Sông Cường-Oai : ở phía tây huyện Vĩnh-An 55 dặm, bờ phía đông Hậu-Giang (tục gọi là sông Lai-Phong) : rộng 25 trượng, sau 18 thước, chảy về đông 27 dặm đến ngã ba sông VĩnhThạnh chảy vào lạch Hồi.Oa, thông sông Sa-Đéc chảy ra Tiền. Ciang.

Sông Bào-llốt: ở phía tây huyện An Xuyên 29 dặm, bờ phía đồng Hậu-Giang ; rộng 1 trượng rưỡi, sâu 5 thước. Chảy về đông 1 dặm đến ngã ba : Chi phía bắc cách 1 dặm rưỡi [20b] ra ngòi sâu rồi chảy vào Đại-Giang ; chị phía đông cách 1 dặm rưỡi đến ngã-ba Sơn-Kỳ và chi phía bắc thông với thượng khẩu sông Cần-Thơ và Tiền-Giang ; chi phía nam chảy hơn 2 dặm đến Du-Khê, vào sông Trà-Mang chảy ra đại-giang đối. ngạn với đạo Trấn Giang Cần-Thơ.

Sông Cần Thơ : ở phía đông huyện Phong-Phủ 3 dặm, bờ phía tây Hậu–Giang rộng 4 trượng sâu 2 trượng rưỡi. Bờ phía tây sông nầy cỏ cựu Thủ-sở đạo Trấn-Giang. Bắt đầu từ phía nam đại-giang chảy xuống, thông sông Bồn.Giang, rồi do cửa sông ấy chảy qua đà Sưu, đà Răng cách 13 dặm đến ngã-ba Ba-Lãng. Chi phía bắc chảy qua đồng 12 dặm thông với sông Bình-Thủy.

Lại một chi nữa cũng do phía bắc chuyền về hưởng đông 45 dặm chảy ra cảng khẩu đạo Kiên-Giang, tục gọi là cửa Bé. Cuối đông qua xuân nước khô bùn cửng ghe thuyền qua không được, từ mùa hạ qua đông nước mưa tràn bờ, thì ghe thuyền cỡi lên trên cỏ và bèo mà đi, cứ trông theo phía tả hay phía hữu rừng cây mà nhận dấu đường. Nơi đây không có bóng người có rất nhiều muỗi và đỉa, người qua lại rất khổ sở.

Sông Bồn-Giang : ở phía nam huyện Đông-Xuyên 41 dặm, bờ phía đông Hậu.Giang, rộng 16 trượng, sâu 2 trượng rưỡi ; cách đông bắc 26 dặm đến sông Đông Thành Trung-Thôn chảy vào đại giang, lại do đông-bắc đi 71 dặm nữa đến sông Nha-Bân rồi thông với Tiền-Giang.

Sông Ba-Xuyên : ở [21a] phía bắc huyện Vĩnh Định 8 dặm, phía nam hạ lưu sông Hậu-Giang (xưa gọi là sông Ba-Thắc): rộng 15 frượng, sâu 8 thước ; giòng chảy qua nam 53 dặm phóng ra cửa biển Ba-Xuyên; giòng chảy lên tây 15 dặm đến Vũng-Tầu, tức là chỗ tàu buôn tây-dương đến đậu, người Tàu và Cao-Man ở lẫn lộn, chợ quán đường xả liên lạc. Lại chảy 65 dặm đến ngã ba sông Nguyệt-Giang : Chi phía bắc 23 dặm đến sông Phủ-Đầu tục gọi là Búa-Thảo là chỗ Phủ-Đầu của người Tàu. Chi tây bắc 165 dặm rưỡi qua Ba-Dinh, Tầm-Vu, Cái-Tàu. Cái-Cao, Sài Quang đến Đại-Cảng đạo Kiên-Giang tỉnh Hà-Tiên, tục danh Cửa Lớn, Chi phía tây 1 dặm đến chợ bãi-xào 25 dặm đến ngã ba sông Lộ Đầu, chỗ này hình dài mà cong tục gọi là Cổ-Cò. Chi phía nam 41 dặm đến cửa biển Mỹ-Thanh. Chi phía tây 25 dặm trải qua Trả-Nổ, Cái-Hạm đến đạo Long-Xuyên tỉnh Hà-Tiên. Năm Kỷdậu khi đầu trung hưng có đặt bảo Trấn-Di ở phía bắc sông Ba-Thắc, tức là chỗ này.

Châu-Đốc Thượng-Đà : ở về huyện giới Tây-Xuyên, lại có Châu-Đốc hạ-đà, Mã-Trường-Đà, Tân-Cầy-Đà đều là đập thủy. lợi thượng-lưu ; khi trước thống thuộc về thành Gia-Định. Năm Minh-Mệnh 14 (1833) mới thuộc tỉnh này.

Ngòi Triều Thủy :[21b] Nguyên thuộc tỉnh Định Tường, năm Minh-Mệnh thử 15 (1834) thuộc về tỉnh hạt này. Lại có ngòi Sa Trúc, ngòi Đại-Mông, ngòi Tiều-Mông và ngòi Vĩnh-Nguyên.

Ngòi Vu-Lai: ở hai huyện Phong-Phủ và Vĩnh-Định ; lại có ngòi Ba.Xuyên, ngòi Tra.Ngư, ngòi Võng-Nghệ, ngòi Án Lợi. Giang, đều là thủy lợi hạ lưu, đào đắp trong niên hiệu Minh Mệnh, Thiệu-Trị.

Châu (bãi cát) Long-Sơn : tục gọi Cù-Lao Cải-Vàng, ở thượng. lưu sông Tiền-Giang, chỗ lồi chỗ lõm có sừng gạc như đầu rồng, chính là sở tại thôn Tân-Phú. Về phía đông là châu Tản Tụ, lại kế nữa là châu Đồ-Bà, dăng hàng chữ nhất mà có thủ tự lớn nhỏ khác nhau. Nơi đây rừng tre trù mật, nước sông giao thông, bờ phía tây có thủ sở Tân-Châu, bờ phía đông có tân thủ sở Chiến-Sai, bờ phía bắc có tân thủ-sở Hùng-Ngự, có hình thể hùng-quan cứ hiểm.

Bãi Tê: ở thượng lưu sông Tiền-Giang, là sở tại thôn TânHưng: Bãi Lộc-Châu ở phía đông, bãi Nghĩa ở phía tây, bãi Trư-Châu ở phía bắc, và bãi Hòa-Đao ở phía nam, hình như hoa mai, nơi đây tre cây xanh tốt, cầm thủ đông nhiều.

[22a] Bãi Dinh : tục gọi Củ-Lao Đình ở thượng-lưu sông Tiền Giang. Trước là đất đạo Tân-Châu, có những thôn-cư Toàn-Đức-Đông, Mỹ-Hưng, Mỹ-Chánh, Tân-Phước. Từ ấy ra phía bắc có rừng tre xanh mịt cao to, nhành lá sum sê, phía

trong có nhiều ao chằm, nhiều cả tôm, những người thiện nghệ kéo từng đàn 5, 10 người vạch lùm cỏ tìm bắt đề muối hoặc phơi khô, và đốn tre kết bè đem bán các ngả, có lợi tự nhiên.

Bãi Tòng-Sơn: ở phía đông sông Tiền-Giang và sông Mỹ. An, là thôn-cư Tùng-Sơn : bốn mặt sóng biền, trong làng ở giữa như tai bèo nổi trên mặt nước. Cả lội cò bay, cỏ cảnh tri thiên nhiên rất đẹp ở miền sông nước.

Bãi Ngưu : ở thượng-lưu sông Tiền Giang, là thôn-cư AnNhơn, Tân-Thuận và Hòa-An: thổ nghi có thuốc lá và dưa bị.

Bãi Hồ: ở phía đông sông Tiền-Giang và sông Tân-Đông, là 2 thôn-cư Tịnh–Thời và Tân Tịch. Năm Kỷ-dậu, đầu khi trunghưng, quân ta phá quân Thái-Bảo Phạm-Văn-Tham (hay Sâm, Tây-Sơn) ở bãi Hồ tức là nơi đây.

Tiên-Phổ: ở đất Tân-Qui Đông, nước trong cát trắng, gió mát sông lặng ; người có ghe thuyền thường đem ra đậu nơi đây không bị ruồi muỗi huyên náo, nên gọi là Tiên.

[22b] Bãi Phụng-Nga: ở phía bắc sông Sa-Đéc, cong dài 10 dặm. Phía đông là bãi Phụng-Châu, phía tây là bãi Nga ; có 5 thôn-cư: Nghi-Phong, Sùng-Văn, An-Tịch, Tân.Xuân và Tân Lâm. Một gò đất rộng, giữa có ngòi nhỏ, chia gò ra làm hai, vườn cây xanh tốt, cành liễu lòng thông như đuôi chim phụng và có những bầy ngỗng lội tắm dưới bến nước, nên đặt tên bãi Phụng-Nga. Chỗ này là cảnh trí lâm-tuyền mà lại gần thànhthị, ai muốn nhàn tĩnh thì đến Tiên-Phố bơi thuyền ra Tiền Giang mà tắm gội gió trăng ; ai ưa phồn hoa thì qua Nam-Tân đến Sa-Đéc mà dạo chơi thành thị. Hơn nữa có sông để câu cá, có ruộng để làm nông, đủ cả lạc thủ.

« TrướcTiếp tục »