Hình ảnh trang
PDF
ePub

hưởng nam độ 8 dặm thì đến cùng nguyên, nơi đây gò đất tốt màu, rất ưa trồng dưa, bí, khoai, đậu, chè, thuốc.

[16b] Tân-Đông-Giang: ở phía tây bắc huyện Vĩnh-An 37 dặm, là bờ phía nam Tiền-Giang, rộn? 10 trượng, sâu 9 thước. Nơi này đất ruộng thành thục, dân cư đông đảo, phía trước có đất bùn lỏng lại làm hộ-sa cho giòng sông, dài 4 dặm, ngang độ 2 dặm, khi trào lên làm lộn đi ghe đến đó hay mắc cạn. Cửa sông chảy qua hưởng nam 25 dặm đến sông Ngã-Ba, chi phía bắc chảy 14 dặm thông đến cái lạch mới khai tục danh là mương-đào, rộng 3 trượng rưỡi, sâu 9 thước, chảy ra Tiền Giang. Chi phía đông chảy vào Châu-Đà, Khoa-Đà, Bè.Đà, ước 30 dặm đến Sa-Nhân-Đà rồi hiệp lưu với sông Sa Đéc.

Long-Phụng-Ciang: ở phía bắc huyện Vĩnh-An 36 dặm, do nước sông Tiền-Giang chảy lại : rộng 10 trượng, sâu 7 thước. Khi con nước lên, đi thông đến Du-Câu, hội với sộng Sa-Đéc. Hai bên ruộng vườn đều thanh tốt.

Sa-Đéc-Giang: ở phía bắc huyện Vĩnh-An 7 dặm, là bờ phía nam Tiền-Giang, rộng 21 trượng sâu 28 thước. Sống trong, nước ngọt, hai bên vườn ruộng mỡ màng béo tốt, nhân dàn giàu đông. Đạo Đông-Khẩu khi trước đồn trú ở phía nam, chợ phổ liên tiếp phía bắc, ghe thuyền tấp nập; phía tả có bển Tiên, phía hữu có bãi Phụng-Nga, hình như la thành hộ vệ, cảnh trí rất đẹp. Sông nầy phia nam chảy đến Du.Câu, Sa Nhân-Đà rồi đến Hồi-Oa-Thủy phàm 24 dặm: địa mạch khẩn thúc, chảy về hướng đông, quanh co, giữ được khi đất sinh vượng luôn luôn

Hồi-Oa-Thủy (nước xoáy tròn) : ở tây bắc huyện Vĩnh An 15 dặm, do nước sông Sa-Đéc chảy đến, chia ra 3 chẽ: chẽ phía nam chảy 10 dặm đến ngã ba sông Vĩnh Thạnh, có tên gọi là

[ocr errors]

kênh Cường-Uy [17a]; lại chảy qua Kỳ-Can rồi quanh co uốn lượn, tới 27 dặm đến sông Cường-Uy chảy ra Hậu Giang. Chẽ phía tây cũng chảy đến miệng sông Vĩnh-Thạnh chuyền qua ngòi Lưu-Thủy đến sông Thủ-0 phàm 38 dặm đến sông ngã ba phía tây Bình-Thành, rồi chảy quanh hướng bắc 10 dặm, tắt qua Hội-Giang ra sông Tiền–Giang. Lại chuyền về hướng tây 21 dặm đến sông Cường Thạnh rồi chảy ra Hậu Giang. Nước chảy xoáy quanh rồi hội hiệp về Tiền Giang và Hậu Giang. Lúc đầu trung. hưng vào năm Đinh-vị (1787) Thế-Tổ Cao-Hoàng-Đế có đồn trú nơi đây đề hiện lịnh các đạo quân, và nhờ địa thế hiềm yếu thu được nhiều chiến công. Đây là một nơi hình thẳng đến nay dân còn ca tụng.

Cửa Thượng Sông Cần-Thơ : ở đồng nam huyện Vĩnh An 4 dặm, về bờ phía nam sông Tiền Giang: rộng 17 trượng, sâu 12 thước. Chuyền hướng đồng qua hưởng nam 27 dặm, giòng sông chảy lần đến núi chia ra 3 chẽ; chẽ tây chảy đến thượng khẩu Thâm-Câu rồi chảy ra châu Bào-Hốt thông với Hậu-Giang. Đối ngạn với sông trấn Cần Thơ, suốt đường tre cây chẳng chịt, ghe thuyền khó đi, ruộng vườn thưa thớt, người ta mới đến sinh nghiệp.

Sông Nha-Mân: ở phía bắc huyện An-Xuyên 21 dặm, về bờ phía nam sông Tiền Giang: rộng 15 trượng, sâu 13 thước, chảy qua nam rồi chuyển lên tây chẻ ra các ngòi nhỏ : Tam-Sao, Chàng-Trà [17b] Cỗ.Đồ-Bà, Cam-Phủ-Ly gồm 71 dặm rồi đến Lồn-Giang chảy ra Hậu-Giang. Theo bờ sông có nhiều ruộng vườn của người Tàu mới khai khẩn.

Công An-Thuận : ở phía bắc huyện An.Xuyên 18 dặm, về bờ phía nam Tiền-Giang. Có một tên nữa gọi là đường cảng Hạ,

Thuyền : rộng 10 trường, sâu 15 thước. Nước sông nầy là từ sông Nha-Mẫn chảy qua đông-nam đến ngã ba sông tỉnh Vĩnh Long: chi phía bắc chảy đến sông Long-Hồ rồi chuyền qua nam 70 dặm đến ngã ba sông Kiến-Thắng ; chi phía đông chẻ ra làm 2 đà, là An-phủ và Lãng-Để rồi rút vào Tiền Giang ; chi phía tây chảy ra sông Trà-Ôn rồi hiệp với Hậu.Giang. Con sông này cũng là con đường lưu thông bốn ngả vậy.

Hậu-Giang : ở phía tây-bắc huyện Tây.Xuyên 8 dặm, phát nguyên cũng đồng như Tiền-Giang. Phía đông sông nầy là địa hạt các huyện Đông-Xuyên, Vĩnh-An, An-Xuyên. Phía tây là địa hạt các huyện Tây-Xuyên, Phong-Phủ, Vĩnh-Định, Phong-Thạnh. Sông nằm giữa tỉnh hạt. Từ sông Châu-Đốc chạy qua đôngnam, bờ phía tây có Tủ-Chung-Giang, Du-Giang ; trong khoảng này có bãi Thảo-Mãng, bãi Cần-Chung, bãi Thị-Bông phàm 50 dặm ; thông với Đàm Giang đến hạ khẩu Thuận-Phiếm. Lại chuyền theo bờ phía tây có Du-Đà, Cần-Đăng Giang, Chắt-Cài và Đao-Cảng đạo. Bờ phía đông có Sâm-Châu, Đàm Đà, trong có các bãi Năng-Cù, Cần Đăng, San-Mộc, dài đến 38 dặm. Tới hạ-khẩu sông Lễ-Công, lại uốn quanh làm bãi Trấn Ba và đến Trảo.Giang làm Trảo Châu rồi chia làm 2 chi[18a], bờ phía tây có cảng-đạo Đông-Xuyên lại có Lao-Đà; bờ phía đông cỏ sông Tiền-Trường, dài 27 dặm đến Cường-Châu, Lộ.Châu, dài 25 dặm đến Cường-Thành-Giang. Nơi đây bờ phía tây lại có đà Thị-Ốc, đà Thốt-Nốt, ở giữa giòng là Thốc–Mục-Châu, Lộ-Châu và Sa.Châu, phàm 25 dặm đến sông Cường-Thành. Lại uốn theo bờ phía tây có sông Bàn-Tăng, Điều-Môn, bờ phía đông có Thủy Liễu.Đà, Quất Đà, Miệt-Đà, Lâu-Đà, Bào-Đà ; ở giữa có Bào Hốt-Châu; lại cách 25 dặm đến sông Bảo-Hốt. Lại dọc ( theo bờ phía tây có đà Trà Nục, sông Bình Thủy và Khế Đà

và bờ phía đông xã Đông Thành-Trung thì giữa giòng đột khởi Điều-Châu, Lăng-Châu dài 28 dặm rồi thông đến sông Cần-Thơ.

Đến đây bờ phía tây có đà Song-Đôi, đà Du, đà Trâm, đà Bồn, đà Trưng, đà Sách. Bờ phía đông qua sông Trà Ôn, sông Tân-Dinh, sông Tham-Đăng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Ở giữa có bãi Vân, bãi Mê, bãi Bàn, bãi Tân-Dinh, la liệt dài dặc 76 dặm đến sông Ba-Xuyên; lại theo ngay giữa giòng đột khởi bãi Hồ chia làm 2 chi: chi bờ phía đông chảy qua sông An-Thời, tỉnh Vĩnh Long rồi chảy vào biển. Năm Minh-Mệnh thứ 17 (1836) đức 9 đỉnh có chạm hình sông này vào Huyền Đỉnh và năm Tự-Đức thử 3 (1850) có đăng vào tự điển.

Sông Châu-Đốc : ở phía bắc huyện Tây.Xuyên 28 dặm, là phía tây thượng lưu sông Hậu Giang: rộng 35 trượng, sâu 4 trượng 5 thước. Bờ phía tây cỏ sông Vĩnh-Tế [18b] chảy về tây-bắc 19 dặm đến ngã ba sông Cần-Cân. Một chi chảy thẳng đến sông Cam-La và Ngư-Giang phải loanh quanh 47 dặm vào cùng-trạch. Một chi chuyển về phía tả theo đường kinh cũ dài 45 dặm vào náo khẩu Ca-Âm. Còn giòng chính thì theo từ náo khẩu ấy chảy xuống ngã ba cầu Cựu Tiềm huyện Hà-Hồ thông qua thôn Vĩnh-Điều giáp tỉnh-giới Hà–Tiên dài tới 76 dặm. Có một chi chuyển về phía hữu 20 dặm đến kinh Lăng-Lý, khi nước lớn có thể đi thông qua đà Bình-Thiên rồi ra Hậu-Giang, còn giòng chính lại theo từ kinh ấy chảy xuống thông với sông Lư-Khu Ngư.Giang giáp Cao-Man 23 dặm, rồi chảy tản mạn ra các ngả đầm.

Sông Vĩnh-Tế: ở phía tây-bắc huyện Tây.Xuyên 28 dặm, phía tây sông Châu-Đốc, bề ngang 7 trượng, 5 thước, sâu 6 thước. Năm Kỷ-mão Gia-Long thứ 18 (1819) đo thẳng từ sau

hào Đồn Hữu lên phía tây nảo khẩu Ca-Am đến Kỷ.Thọ 250 dặm rưỡi, đặt tên là sông Vĩnh-Tế, sai Trấn-Thủ Nguyễn-VănThụy, Chưởng-Cơ Nguyễn-Văn-Tuyên nhóm hạt dân và phiềndân đào mở; từ năm Minh-Mệnh nguyên-niên (1820) tới 5 năm mới xong, dài 205 dặm rưỡi. Từ ấy đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên, cho tới nhân dân buôn bán, đều được tiện lợi vô cùng. Vì thuế nhà vua sắc cho quan hữu-tư địa-phương dựng bia ở bên bờ sông và năm thử 17 (1836) khi đúc 9 đỉnh [19a] có chạm hình sông này vào Cao Đỉnh.

[ocr errors]

Náo-Khâu * Ca-Âm : ở giữa sông Vĩnh.Tế về phía đông huyện Hà-Dương 25 dặm, dài hơn 19 dặm, bề ngang được nửa bề dài, sâu trên dưới 5 thước, hình bầu-dục, miệng cong như hoa sen nghiêng về một bên. Phía nam gối núi Ca-Âm, các núi NgấtSâm ở về phía đông, các núi Chân-Sâm bọc ở phía tây, tụ khí, kín gió, nước trong, hoa sen nở thạnh, mùi hương bay xa trăm dặm, cả tôm nhiều, bắt dùng không hết.

Đàm-Giang : ở phía nam huyện Đông-Xuyên 45 dặm, bờ phía đồng sông Hậu-Giang : rộng 3 trượng, sâu 4 trượng. Phía đông thống với sống Ưu-Đàm thuộc sông Tiền Giang, ngược giòng qua phía bắc thì có 2 bãi Cần-Trang và Bà-Huyệt nằm ngang giữa sông lớn nên thế nước phải rẽ làm hai: chi phía tây chảy 9 dặm đến của sông Du-Giang (có cùng-trạch rộng 1 trượng rưỡi, sâu 1 trượng), chi phía đông chảy 3 dặm qua cửa sông Bà Đe (có cùng-nguyên rộng 2 trượng rưỡi sâu 1 trượng) : lại chảy 4 dặm rưỡi nửa đến sông Cần-Chung (có cùng-nguyên rộng 1 trượng, sâu 8 thước). Đến đây 2 chi mới hiệp lưu làm một. Hai

Náo khâu là vũng bùn lầy.

« TrướcTiếp tục »