Hình ảnh trang
PDF
ePub

Cấm-Sơn : ở tây-nam huyện Hà-Dương 16 dặm. Thể núi cao ngất, cây cối tươi tốt ; là một núi trong số 7 núi. Vì núi cao nên ít người đi lên đến chót.

Tốt-Sơn (hay Tụy-Sơn) : ở tây nam huyện Hà-Dương 8 dặm : cao 6 trượng, chu vi một dặm. Gò đống cong tròn rậm rạp cây cối.

Ốc Nhâm (hay nhấm) Sơn ; ở phía tây huyện Hà-Dương, tiếp liền núi Tượng-Sơn, một núi trong số 7 núi.

Nam-Vi-Sơn : ở phía nam huyện Hà-Dương 24 dặm : cao 30 trượng, chu vi hơn 8 dặm. Ngọn núi cao ngất, cỏ cây xanh rậm tươi tốt, có lệnh cấm không được đốn chặt. Nơi đây hùm, beo, nai, hươu thường ra. Theo chỗ khe sâu cây tốt có những khách ẩn dật ở miền núi đến làm nhà cây ở theo chân núi. Đây cũng là 1 núi trong số 7 núi.

Châm–Biệt-Sơn : ở phía bắc huyện Hà-Dương 5 dặm : cao 20 trượng, chu vi 6 dặm, quay mặt về nam, lưng về phía tây, đứng riêng bên náo khẩu (vụng sinh)không liên lạc với núi nào. [13] Hình thể nhỏ mà có vẻ tự cường, địa-vị thấp mà không chịu khuất phục, có khi cốt lỗi lạc, nên gọi tên ấy. Cũng là một núi trong số 7 núi.

Nhân-Hòa-Sơn :ở đông nam huyện Hà-Dương liền với núi Nam-Vi. Cũng là một núi trong số 7 núi, tục danh núi Rạng. Chảy.

Đài-Tổn-Sơn : ở phía nam huyện Hà-Dương 30 dặm : cao 50 trượng, chu vi 20 dặm dư ; ở về phía đông-nam sông Vĩnh Tế, tây-bắc sông Thụy-Hà, hình như cái đài cao, nghiễm-nhiên ở về cung thìn-tị, nên gọi Đài-Tốn. Cách phía đông núi Ngất.Sâm

hơn 10 dặm. Núi cao đột ngột, sinh sản các loại trầm hương, tốc-hương, súc-sa, cây sao, giảng hương, thông, tre. Cây cối tươi tốt, có đường cong queo thông trong núi sâu, dấu người qua lại, gần nơi đồng ruộng, xa có bến nước, kẻ cày cấy người đánh cá, chia từng loại ở nơi chân núi.

Thị-Vi-Sơn : ở đông nam huyện Hà-Dương 15 dặm.

Ba-Xùi-Sơn (?) : ở phía đông huyện Hà-Dương 5 dặm, cao 40 trượng, chu vi 11 dặm, hình như bông phù dung gắn dính liền vào. Ở phía bắc núi Ngất-Sum, cách đồng nam trung lưu sông Vĩnh Tế 15 dặm. Đồi núi cao vọi, hang đá u mù, cây cối [14a] cao to, các loài cầm thủ thường đi ra vô từng đoàn. Trên chót núi sản cây mã-vĩ, lưng sườn núi sản thử súc-sa (một loài với sa nhân). Có những nhà tranh giậu gai vây xung quanh ở dưới núi.

Ca-Tích Sơn : ở phía bắc huyện Hà-Dương 12 dặm, bờ phía đông sông Vĩnh Tế, cách đòng nam Trạo-Khẩu 3 dặm: cao 10 trượng, chu vi 7 dặm. Núi đứng một mình, cao lên hình như cây lọng. Phía đông ngỏ xuống bình-điền, phía tây ngỏ xuống hồ ao; người Hán người Thổ cày cấy, chăn nuôi, chài câu chung quanh chân núi.

Nam-Sư-Sơn : ở huyện Hà-Dương, cách phía đông nam Tạo-Khẩu 2 dặm rưỡi, ở phía nam Ca-Tich-Sơn. Cao 8 trượng, chu vi 2 dặm, đứng chon von trên hồ, hình như một đống vàng, ngó vẻ nghiêm trang thanh tú.

Khê-Liệp-Sơn : ở huyện Hà Dương, cách phía đông nam Trạo-Khẩu 5 dặm: cao 3 trượng, chu vi 3 dặm, tòng trúc chen bóng, nai hươu lần núp ở trong. Chân núi có ruộng nương; lại có chằm ao đánh cá, nên nhân dân muốn sinh lợi thường qua

Ngất-Sâm-Sơn : ở phía bắc huyện Hà-Dương 12 dặm, cao 40 trượng, chu vi 13 dặm. Núi chạy uốn cong mà dài, sè cánh lá đầu hình như con tường-loan phi phụng vậy. [14b] Đứng đối với núi Ba-Xui, cách bờ đông-nam trung lưu sông Vĩnh-Tổ 13 dặm: ngỏ hồ ôm động đứng giữa chon von. Trong núi có sản trầm-hương, sa nhân, giáng hương, cây sao, cây đào, cây lý, cành nhánh trùng điệp chen chúc cùng nhau; lại có khe suối trên eo núi chảy xuống quanh co tràn lan. Nhân dân ở nương theo chân núi thành làng thành phố, đủ làm một nơi chợ núi đông vui.

Chân-Sâm-Sơn : ở phía nam huyện Hà-Dương 10 dặm, cách bờ tây-bắc trung lưu sông Vĩnh Tế 10 dặm, hình núi như hoa sen cắm trên mặt đất, ghềnh núi chênh vênh, đồi cao hổ thảm gập ghềnh; thường có tuyết đọng dày nhấp nhoáng trông như mỏ bạc, ấy là do vượng khí của núi kết tụ lại. Thổ-sản thì có giảng-hương, bạch truật, sa-nhân, cây sao và nhiều vật quí báu. Người Tàu và người Cao-Man làm nhà ở tiếp nhau, lập thành thôn ấp chợ quán để thu lợi núi rừng sông hồ.

Thâm-Đăng-Sơn : ở phía đông nam huyện Hà-Dương 9 dặm, phía đông núi Chân Sâm, cách phía tây mạt-lưu Trạo-Khẩu độ 1 dặm. Núi này đất đá lởm chởm, tre trúc rậm rạp.

Đại Bà-Đê-Sơn : ở phía nam huyện Hà-Dương 20 dặm, đồng nam núi Chân-Sâm, cách bờ phía tây bắc trung-lưu sông Vĩnh. Tể một dặm. Sườn lớn, chóp cao, gành treo, hổ thảm, có những thông tre và cây cỏ xanh tốt. Sơn-dân đến làm nhà ở theo chân núi.

[15a] Tiều Bà-Đê-Sơn : ở tây-nam huyện Hà-Dương 18 dặm, núi cao mà nhỏ, cong mà dài, ở phía tây Đại Bà-Đê Sơn, cách bờ phía tây trung lưu sông Vĩnh Tế nửa dặm.

Tiền-Ciang: ở địa phận huyện Đông-Xuyên. Sông này phát nguyên ở sông Cửu-Long Trung-Hoa chảy qua nam đến NamChưởng, Vạn Tượng làm sông Khung Giang, nước đục; lại chảy qua phủ Sơn-Bổ (Cao-Man), có cái thác dài 10 dặm, ghe thuyền đi không thông và giòng sông đến đày nước hơi trong; lại chảy qua phủ Nam-Vang làm sông Nam-Vang, rồi xuống phía đông-nam ngang qua tỉnh hạt. Bờ phía nam làm giới hạn cho tỉnh hạt, bờ phía bắc làm giới hạn cho tỉnh Định-Tường. Trong giòng sông có những châu (bãi cát) Long-Sơn, Tản-Tụ, Đồ Bà chạy uốn qua uốn lại đến 5 dặm, làm ra cửa sông Thuận-Phiếm, 9 dặm nữa làm của sông Lễ-Công, lại 10 dặm làm cửa sông Tủ Điền. Giữa sông lại đột khởi gò cát gọi là Dinh Châu, Tông-SơnChâu và Bản-Châu chạy uốn đến 29 dặm làm sông Hội-Giang ở huyện Vĩnh-An, tắt sang đến sông Mỹ-An và sông Tân-Đông. Qua 42 dặm làm sông Sa-Đéc, phía tả là hồi luân thủy Tiên-Phố, phía hữu là bãi Phụng-Nga. Lại qua 22 dặm thẳng đến cửa sông Cần Thơ, sông Nha-Bản đến sông An-Thuận rồi chảy vào giới hạn tỉnh Vĩnh-Long.

[15b] Tân-Giang : ở phía tây huyện Đông-Xuyên 14 dặm, là phía nam bờ sông Tiền-Giang. Là nơi giới hạn cho tỉnh hạt và Cao-Man. Chảy về phía nam 2 dặm rưỡi đến sông ngã ba, chảy về phía đông 29 trượng, và chảy qua tây 18 trượng lại vào hở Cùng. Dân ta và dân Mến ở xen lộn nhau nơi đây.

Tân-Châu-Hà : ở bên cạnh huyện trị Đông-Xuyên. Đường sông từ Tân-Châu-Bảo ở Tiền-Giang thông đến Châu-Giang-Thủ ở Hậu-Giang, dài hơn 550 trượng ; đầu trên rộng 6 trượng, đầu dưới rộng 3 trượng, sâu trên dưới 9 thước. Năm Thiệu-Trị thứ 3 (1843) khởi đào, nhà vua cho tên là Long-An-Hà, sau đổi lại

Thuận-Phiêm Thượng-Khâu : ở phía đông-nam huyện ĐôngXuyên 58 dặm; thượng khẩu (miệng trên) tức là bờ phía nam sông Tiền-Giang, rộng 4 trượng, sâu 1 trượng, chảy qua phía nam 13 dặm ; hạ khẩu (miệng dưới) thông với sông Hậu Giang.

Lễ-Công-Giang : ở phía nam huyện Đông-Xuyên 72 dặm: thượng khẩu của sông rộng 4 trượng, sâu 8 thước, phía trước có bãi cát nhỏ cũng gọi là bãi Lễ-Công, cách phía tây đường cửa sông Nguyên-Đông 90 dặm. Chảy qua hưởng nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu, hiệp-lưu cùng sông Hậu Giang. Bờ phía tây có thủ-sở Hùng-Sai cũ. Phía tây thượng khẩu sông nầy có đền thờ Lễ Thành Hầu [16aj Nguyễn Hữu Kiểng, nhân đó dùng gọi tên sông.

Tú-Điền-Ciang : ở đông-nam huyện Đông-Xuyên 77 dặm và ở bờ phía nam sông Tiền Giang, rộng 4 trượng, sâu 3 thước, phía tây-nam thông sông Lễ.Công là sở tại Chiến-Sai-Thủ cũ. Có tên nữa gọi là Trà-Thôn-Giang. Dọc theo sông có ruộng vườn dân cư, phía sau là rừng hoang. Về mùa thu, đông ghe thuyền đi được, qua xuân hạ nước cạn, người ta ngăn bờ đề bắt cá tôm.

Hội-An-Giang : ở tây bắc huyện Vĩnh-An 55 dặm, bên bờ phía tây sông Tiền-Giang. Có tên nữa gọi là Thượng-Thuyền Cảng Đạo. Đầu sông rộng 1 dặm rưỡi, sau 19 trượng. Cửa sông đối với bãi Tông-Sơn và bãi Bán-Dinh đề cản gió chướng và ngăn nước xói ; phía nam 55 dặm rưỡi đến sông Ngã-Ba, lại chảy một đoạn 24 dặm rưỡi đến sông Cường-Thành rồi chảy ra Hậu-Giang, và phía bắc chảy 70 dặm đến sông Sa-Đéc rồi ra Tiền-Giang.

kỹ-An–Giang : Cách huyện Vĩnh An 42 dặm, ở bờ phía nam sông Tiền Giang. Sống rộng 2 trượng rưỡi, sâu 5 thước. Cửa sông có gò nổi nhờ, sa-bồi nên đất tốt ưa trồng dưa bí. Cách

« TrướcTiếp tục »